Mục lục bài viết
1. Hiểu như thế nào về kê khai giá, niêm yết giá?
Theo quy định tại khoản 9 Điều 4 Luật giá 2023 có đưa ra định nghĩa về kê khai giá như sau: kê khai giá được hiểu là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gửi thông báo mức giá hàng hóa, dịch vụ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi định giá, điều chỉnh giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải kê khai giá. Như vậy trong một số trường hợp nhất định, pháp luật có quy định việc cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa phải thực hiện kê khai giá nhằm đảm bảo việc thực hiện quản lý, các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa phải gửi thông báo mức giá hàng hóa, dịch vụ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi định giá, điều chỉnh giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải kê khai giá theo quy định của pháp luật.
Về niêm yết giá, niêm yết giá được định nghĩa tại khoản 6 Điều 4 Luật giá 2023 theo đó niêm yết giá được hiểu là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện việc thông báo công khai bằng các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, giá dịch vụ bằng Đồng Việt Nam theo các cách in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa hoặc bằng hình thức khác tại nơi giao dịch hoặc nơi chào bán hàng hóa, dịch vụ để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, theo quy định của pháp luật nhằm mục đích bảo đảm thực hiện hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước và tạo sự thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng về thông tin về giá, pháp luật quy đinh các cá nhân, tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh thực hiện việc thông báo công khai bằng các hình thức thích hợp, rõ ràng đảm bảo việc không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa và giá dịch vụ, giá niên yết được quy định bằng Đồng Việt Nam.
2. Luật giá 2023 có quy định bổ sung một số điểm mới về kê khai giá
Theo quy định tại Điều 28 Luật giá 2023 có quy định về việc kê khai giá cụ thể như sau:
- Về giá kê khai được pháp luật quy định là mức giá hàng hóa, dịch vụ do tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được phép tự quyết định và được thông báo đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận kê khai.
- Các loại hàng hóa thuộc diện kê khai giá theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật giá 2023 bao gồm các loại hàng hóa sau: Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá; Hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu để các tổ chức định mức giá cụ thể bán cho người tiêu dùng; Hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp quyết định theo giá tham chiếu; Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác do Chính phủ ban hành. Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá. Theo đó, các hàng hóa phải thực hiện việc kê khai giá bao gồm các hàng hóa như hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá cụ thể là các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, các hàng hóa, dịch vụ có sự ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân, danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá được ban hành kèm theo Luật giá 2023,.....
- Về nội dung kê khai giá, pháp luật quy định bao gồm mức giá gắn với tên, chủng loại, xuất xứ (nếu có), chỉ tiêu chất lượng (nếu có) và nguyên nhân điều chỉnh giá bán giữa các lần kê khai.
- Về đối tượng kê khai giá, pháp luật có quy định đối tượng kê khai giá là tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và có quyền quyết định giá; thuộc danh sách do cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận kê khai theo quy định tại khoản 5 Điều 28 Luật giá 2023
- Theo khoản 5 Điều 28 Luật giá 2023 pháp luật quy định, việc xây dựng, thông báo danh sách tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá được quy định cụ thể như sau: các Bộ, cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền tiếp nhận kê khai rà soát, ban hành danh sách tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá tại Bộ, cơ quan ngang Bộ; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức rà soát, ban hành danh sách tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá tại địa phương và không thuộc danh sách kê khai giá của các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã ban hành.
- Ngoài ra, pháp luật quy định tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng kê khai giá tự quyết định giá hàng hóa, dịch vụ, có trách nhiệm kê khai giá lần đầu và kê khai lại giá sau khi quyết định giá theo quy định và chịu trách nhiệm về mức giá, nội dung kê khai giá của mình.
Như vậy, theo quy định của Luật giá 2023 có bổ sung quy định cụ thể về khái niệm kê khai giá; bên cạnh đó pháp luật cũng quy định cụ thể về các loại hàng hoá, dịch vụ phải kê khai giá ngoài giá so với Luật giá 2012, việc kê khai giá trong Luật giá 2023 có quy định bổ sung một số điểm trên ngoài ra Luật giá 2023 cũng quy định rõ hơn về các vấn đề liên quan đến kê khai giá.
3. Bổ sung quy định cụ thể về niêm yết giá trong Luật giá 2023
- Tại luật giá 2023 quy định về giá niêm yết giá như sau: niêm yết giá được hiểu là một hình thức công khai về giá. Giá niêm yết là giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) của hàng hóa, dịch vụ đó do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định bằng Đồng Việt Nam, trừ các trường hợp thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối. Giá niêm yết được gắn với số lượng hoặc khối lượng hàng hóa, dịch vụ phù hợp, các thông tin khác (nếu có) về đặc điểm kỹ thuật cơ bản, xuất xứ, phương thức mua, bán.
- Về yêu cầu niêm yết giá, pháp luật có quy định các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ niêm yết giá bảo đảm sự rõ ràng cũng như không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ việc niêm yết có thể được thực hiện bằng các hình thứ cụ thể sau: in, dán, hoặc ghi thông tin trên bảng, giấy hoặc in trực tiếp trên bao bì của hàng hóa hoặc các hình thức phù hợp với điều kiện thực tế tại địa điểm bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc trên các trang thông tin điện tử để đảm bảo sự thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, để đảm bảo khách hàng có thể quan sát và nhận biết giá của hàng hóa, dịch vụ muốn sử dụng, pháp luật đã quy định các hình thức niêm yết giá khách nhau mà các tổ chức, cá nhân kinh doanh, sản xuất hàng hóa, dịch vụ có thể được sử dụng.
- Ngoài ra, pháp luật còn quy định các tổ chức, cá nhân không được bán cao hơn giá niêm yết; đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá cụ thể thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải niêm yết và bán đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành; đối với hàng hóa, dịch vụ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành giá tối thiểu, giá tối đa, khung giá thì phải niêm yết và bán theo giá phù hợp với giá tối thiểu, giá tối đa, khung giá. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải tiến hành điều chỉnh mức giá niêm yết ngay khi có sự thay đổi về giá của hàng hóa, dịch vụ. Như vậy pháp luật đã quy định giá bán không được phép cao hơn giá niêm yết và trong trường hợp có sự thay đổi về giá của hàng hóa, dịch vụ các tổ chức, cá nhân phải điều chỉnh ngay mức giá niêm yết.
Từ đây, có thể thấy, pháp luật quy định một cách cụ thể các hình thức niêm yết rõ cũng như quy định rõ hơn về việc niêm yết giá trong một số trường hợp nhất định. Nhìn chung, việc quy định về niêm yết giá tại Luật giá 2023 có sự chi tiết và cụ thể hơn so với quy định về niêm yết giá tại Luật giá 2012.
Trên đây là một số vấn đề về việc bổ sung quy định về kê khai giá, niêm yết giá trong Luật giá 2023. Để hiểu rõ hơn về các vấn đề này liên quan, tham khảo bài viết: Kê khai giá là gì? Giá niêm yết là gì? Gián niêm yết và giá bán khác nhau như thế nào?
Mọi thắc mắc về các vấn đề pháp lý có liên quan liên hệ đầu số tổng đài 19006162 để được giải đáp chi tiết. Trân trọng!