Đến giờ tôi muốn tăng lên 200N/tháng nhưng họ không chịu và nói rằng bây giờ thích treo thì treo (giọng cùn và muốn gay sự), nếu tôi tự ý dỡ biển quảng cáo mà hỏng thì phải đền. Vậy tôi xin hỏi tôi có quyền bắt họ tháo biển quảng cáo xuống và không cho thuê nữa được không? Rất mong nhận được câu trả lời của luật sư.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật dân sự của công ty Luật Minh Khuê.
>>Luật sư tư vấn trực tiếp về pháp luật dân sựgọi: 1900.6162
Trả lời:
Cơ sở pháp luật:
Thông tư 19/2013/TT-BXD ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện quảng cáo ngoài trời
Nội dung phân tích:
Tại khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 34 Luật quảng cáo 2012 quy định về biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh như sau:
“3. Kích thước biển hiệu được quy định như sau:
a) Đối với biển hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà;
b) Đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m) nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
4. Biển hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.
5. Việc đặt biển hiệu phải tuân thủ các quy định của Luật này và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành”
Măt khác, theo điểm b, mục 2.2.2.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện quảng cáo ngoài trời: Bảng quảng cáo đặt tại mặt tiền công trình/nhà ở phải đảm bảo các yêu cầu sau: (Thông tư 19/2013/TT-BXD ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương tiện quảng cáo ngoài trời)
“Bảng quảng cáo đặt tại mặt tiền công trình/nhà ở phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Bảng quảng cáo ngang:
Mỗi tầng chỉ được đặt một bảng, chiều cao tối đa 2 m, chiều ngang không được vượt quá giới hạn chiều ngang mặt tiền công trình/nhà ở; mặt ngoài bảng quảng cáo nhô ra khỏi mặt tường công trình/nhà ở tối đa 0,2 m
Vị trí: ốp sát vào ban công, mép dưới bảng trùng với mép dưới của sàn ban công hoặc mái hiên
Bảng quảng cáo dọc:
Chiều ngang tối đa 1 m, chiều cao tối đa 4 m nhưng không vượt quá chiều cao của tầng công trình/nhà ở nơi đặt bảng quảng cáo, mặt ngoài bảng quảng cáo nhô ra khỏi mặt tường công trình/nhà ở tối đa 0,2 m
Vị trí đặt: ốp sát vào mép tường đứng”
Như vậy theo các quy định nêu trên, chủ cửa hàng cắt tóc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật cũng như về kích thước của biển hiệu quảng cáo. Trường hợp biển quảng cáo được vi phạm quy định về kích thước, vượt quá độ cao cho phép, gây ảnh hưởng đến phía không gian ban công phía trên của gia đình bạn thì bạn có quyền tố cáo hành vi vi phạm về biển hiệu này của chủ tiệm cắt tóc và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cũng như đề nghị cơ quan có thẩm quyền buộc chủ tiệm cắt tóc phải tháo gỡ biển hiệu quảng cáo này. Theo đó các cơ quan có thẩm quyền được xác định căn cứ vào quy định tại các Điều 80; 81 và Điều 82 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo (Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan thanh tra chuyên ngành, công an nhân dân)
Về mức độ xử phạt đối với trường hợp chủ tiệm cắt tóc vi phạm được quy định về biển hiệu quảng cáo sẽ được xác định tại Điều 66 Nghị định 158/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:
“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thể hiện đầy đủ trên biển hiệu tên cơ quan chủ quản trực tiếp; tên cơ sở sản xuất kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; địa chỉ, điện thoại;
b) Sử dụng biển hiệu có kích thước không đúng theo quy định, trừ trường hợp quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Ghi không đúng hoặc ghi không đầy đủ tên gọi bằng tiếng Việt trên biển hiệu;
b) Không viết bằng chữ tiếng Việt mà chỉ viết bằng chữ tiếng nước ngoài trên biển hiệu;
c) Thể hiện tên riêng, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ nước ngoài ở phía trên tên bằng chữ tiếng Việt trên biển hiệu;
d) Thể hiện tên gọi, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ nước ngoài có khổ chữ quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt trên biển hiệu;
đ) Kinh doanh mà không có biển hiệu;
e) Quảng cáo hàng hóa lẫn với biển hiệu;
g) Chiều cao của biển hiệu dọc vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu che chắn không gian thoát hiểm, cứu hỏa;
b) Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng;
c) Treo, dựng, đặt, gắn biển hiệu làm mất mỹ quan.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo dỡ biển hiệu đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này”.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Luật sư dân sự.