Mục lục bài viết
1. Các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 30 Bộ luật lao động 2019 quy định 08 trường hợp người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động như sau:
- Khi người lao động phải đi thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ
- Khi người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự
- Khi người lao động phải chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc theo quyết định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
- Khi người lao động nữ mang thai và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc thì sẽ có ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Về thủ tục tạm hoãn đối với lao động nữ trong trường hợp này được quy định theo Điều 138 Bộ luật lao động 2019.
- Khi người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty TNHH một thành viên với 100% vốn điều lệ do Nhà nước nắm giữ
- Khi người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
- Khi người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác
- Khi người lao động và người sử dụng lao động có sự thỏa thuận về việc tạm hoãn hợp đồng lao động
Như vậy, người lao động chỉ được tạm hoãn hợp đồng lao động khi thuộc một trong 08 trường hợp nêu trên. Có thể thây, so với quy định cũ thì Bộ Luật lao động 2019 đã có sự mở rộng về các trường hợp được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Nhìn chung, quy định về việc tạm hoãn hợp đồng lao động là sự linh hoạt của pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội, qua đó bảo đảm được quyền lợi cho người lao động, người sử dụng lao động.
Lưu ý: Tạm hoãn hợp đồng lao động không có nghĩa là doanh nghiệp đưa ra quyết định thôi việc với người lao động mà chỉ tạm dừng một giai đoạn và sau khi hết thời hạn tạm hoãn người lao động vẫn có thể trở lại làm việc.
2. Chế độ lương khi tạm hoãn hợp đồng lao động như thế nào?
Hiện nay, pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về khái niệm tạo hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu tạm hoãn hợp đồng lao động là việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng lao động trong một thời gian nhất định vì các căn cứ do pháp luật quy định hoặc do người sử dụng lao động và người lao động tự thỏa thuận với nhau về việc tạm hoãn. Việc tạm hoãn hợp đồng lao động sẽ không làm mất hiệu lực của hợp đồng lao động đăng ký chiết xuất người lao động và người sử dụng lao động. Chính vì vậy, đã có nhiều câu hỏi, thắc mắc liên quan đến chế độ trả lương trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 30 Bộ luật lao động 2019 có quy định trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì người lao động sẽ không được hưởng lương.
Đúng vậy, tạm hoãn hợp đồng lao động là việc tạm dừng thực hiện hợp đồng lao động hay có thể nói là trong thời gian tạm hoãn không phát sinh quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động. Do đó, bởi vì không có quan hệ lao động phát sinh nên người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động khi tạm hoãn hợp đồng lao động. Nhưng không phải tất cả các trường hợp người lao động không được trả lương:
+ Trường hợp 1: Tại khoản 2 Điều 30 Bộ luật lao động 2019 tôn trọng sự thỏa thuận của các bên nên cho phép người sử dụng lao động trả lương cho người lao động nếu hai bên có thỏa thuận với nhau về việc trả lương trong thời gian tạm hoãn.
+ Trường hợp 2: khi pháp luật có quy định khác về việc trả lương cho người lao động khi tạm hoãn hợp đồng lao động.
Tóm lại, trên thực tế hầu hết người sử dụng lao động sẽ không tiến hành trả lương cho người lao động khi tạo hóa thực hiện hợp đồng lao động. Nhưng cũng sẽ có một số trường hợp nhất định khi người sự lao động và người lao động có thể thỏa thuận được với nhau mức lương được trả trong khoảng thời gian tạm hoãn.
3. Chế độ bảo hiểm xã hội khi tạm hoãn hợp đồng lao động ra sao?
Ngoài chế độ lương thưởng, chế độ bảo hiểm xã hội trong thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động cũng được quan tâm, tìm hiểu. Theo đó căn cứ vào khoản 4 Điều 42 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định nếu người lao động không làm việc và không không hưởng tiền lương từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không được đóng bảo hiểm xã hội vào tháng đó.
Theo quy định trên, khi người lao động đồng thời đáp ứng hai điều kiện bao gồm không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì sẽ không được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, nếu thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động ít hơn 14 ngày trong tháng thì vẫn đóng bảo hiểm xã hội. Lúc này, thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động vẫn được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, có thể hiểu trong trường hợp người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động khi đáp ứng đủ điều kiện thì trong thời gian hoãn thực hiện hợp đồng lao động sẽ không được nhận các chế độ chính sách về bảo hiểm xã hội có trong hợp đồng. Đồng thời, thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng cũng không được tính vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Việc tạm hoãn hợp đồng lao động đã gây gián đoạn cho quá trình tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tích lũy thời gian để hưởng các chế độ dài hạn như hưu trí. Đây là một điểm mất lợi lớn đối với người lao động khi phải thảm họa công việc vì bất kỳ lý do nào.
Để tránh tình trạng mất quyền lợi về việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động, người lao động cần cân nhắc kỹ trước khi tạm hoãn hợp đồng lao động. Nếu việc tạm hoãn hợp đồng lao động không thể tránh khỏi, người lao động nên tìm hiểu các giải pháp khác như chuyển sang đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Việc hiểu rõ các quy định về chế độ lương và bảo hiểm xã hội trong thời gian tạm hoãn hợp đồng giúp người lao động chủ động hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của mình. Đồng thời, người sử dụng lao động cần phải minh bạch và công khai các thông tin liên quan đến các quyền lợi của người lao động trong suốt thời gian tạm hoãn hợp đồng. Nếu không, có thể xảy ra các tranh chấp lao động không đáng có, làm ảnh hưởng đến mối quan hệ lao động và gây ra sự bất mãn, thiếu niềm tin từ phía người lao động. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng công việc, mà còn làm xói mòn môi trường làm việc và có thể dẫn đến sự sụp đổ của mối quan hệ lao động lâu dài.
Nhìn chung, tạm hoãn hợp đồng lao động là một giải pháp linh hoạt và hiệu quả trong mối quan hệ lao động khi có sự thay đổi tạm thời về công việc hoặc hoàn cảnh. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi cả người lao động và người sử dụng lao động phải nắm rõ trách nhiệm, quyền lợi của mình và thực hiện đúng các quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi của các bên được bảo vệ hợp lý. Sự hiểu biết đầy đủ về quy định này sẽ giúp các bên tránh được những rủi ro pháp lý và tài chính, đồng thời xây dựng một môi trường làm việc hài hòa và bền vững.
Bài viết liên quan: Tạm hoãn hợp đồng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội không?
Nếu quý khách hàng còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến theo số điện thoại 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.
Nếu quý khách hàng cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được thông tin sớm nhất. Xin trân trọng cảm ơn!