Luật sư tư vấn: 

1. Tiền giả là gì? Cách nhận biết tiền giả, tiền thật

Tiền giả là những loại tiền được làm giống như tiền Việt Nam nhưng không phải do Ngân hàng Nhà nưốc tổ chức in, đúc, phát hành.

Để tránh rủi ro do nhận phải tiền giả, cần nắm rõ các đặc điểm bảo an của đồng tiền và có thói quen kiểm tra đồng tiền khi giao dịch. Dưới đây là một số cách kiểm tra nhanh bằng tay hoặc mắt thường để phân biệt tiền thật, tiền giả:

- Kiểm tra chất liệu polymer in tiền:

Đồng tiền thật được in trên chất liệu polymer, có độ đàn hồi và độ bền cao. Vì vậy, bạn có thể kiểm tra độ đàn hồi bằng cách nắm gọn tờ tiền trong lòng bàn tay và khi mở ra, tờ tiền sẽ đàn hồi về trạng thái ban đầu như trước khi nắm; kiểm tra độ bền bằng cách kéo, xé nhẹ ở cạnh (mép) tờ tiền (lưu ý không kéo, xé đồng tiền ở vị trí đã bị rách) sẽ khó rách, khó bai giãn.

Tiền giả chủ yếu được in trên nilon nên không có độ đàn hồi đặc trưng và độ bền như tiền thật, khi nắm gọn tờ tiền trong lòng bàn tay và mở ra, sẽ không đàn hồi về trạng thái ban đầu như trước khi nắm; khi kéo, xé nhẹ ở cạnh (mép) tờ tiền sẽ dễ bị bai giãn hoặc rách.

- Soi tờ tiền trước nguồn sáng, kiểm tra hình bóng chìm và hình định vị:

+ Hình bóng chìm (bên trái mặt trước hoặc bên phải mặt sau tờ tiền): nhìn thấy rõ từ hai mặt tờ tiền, được thể hiện bằng nhiều đường nét tinh xảo và sáng trắng. Đối với mệnh giá từ 20.000đ đến 500.000đ là hình ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh; mệnh giá 10.000đ là hình ảnh chùa Một Cột.

Cách nhận biết tiền giả tiền thật và quy định về xử lý tiền giả

+ Hình định vị (10.000đ, 20.000đ: phía trên bên trái mặt trước hoặc phía trên bên phải mặt sau tờ tiền; 50.000đ-500.000đ: phía trên bên phải mặt trước hoặc phía trên bên trái mặt sau tờ tiền): nhìn thấy hình ảnh trên hai mặt khớp khít, tạo thành một hình ảnh hoàn chỉnh, các khe trắng đều nhau.

Ở tiền giả, hình bóng chìm chỉ là hình ảnh mô phỏng, không tinh xảo; hình định vị không khớp khít, các khe trắng không đều nhau.

- Vuốt nhẹ mặt trước tờ tiền, kiểm tra các yếu tố in nổi:

Tại các vị trí có yếu tố in nổi, sẽ cảm nhận được độ nổi, nhám ráp của nét in, như: Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quốc huy, mệnh giá bằng số và bằng chữ, dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”.

Cách nhận biết tiền giả tiền thật và quy định về xử lý tiền giả

Ở tiền giả, chỉ có cảm giác trơn lì hoặc có cảm giác gợn tay nhưng không có độ nổi, nhám ráp như tiền thật.

- Chao nghiêng tờ tiền, kiểm tra mực đổi màu (OVI), dải iriodin:

+ Mực đổi màu chỉ có ở 3 mệnh giá 500.000đ, 200.000đ và 100.000đ (500.000đ, 200.000đ: phía dưới, bên trái; 100.000đ: phía trên bên phải mặt trước tờ tiền). Khi chao nghiêng tờ tiền và quan sát, bạn sẽ thấy mực đổi màu chuyển từ màu vàng sang màu xanh lá cây hoặc ngược lại.

+ Dải iriodin chỉ có ở các mệnh giá 500.000đ, 200.00đ, 100.000đ, 20.000đ và 10.000đ, là dải màu vàng chạy dọc tờ tiền và đặt tại mặt sau tờ tiền; riêng mệnh giá 100.000đ đặt tại mặt trước tờ tiền. Khi chao nghiêng tờ tiền, bạn sẽ thấy dải iriodin lấp lánh ánh kim, trên dải có số mệnh giá hoặc hoa văn.

Cách nhận biết tiền giả tiền thật và quy định về xử lý tiền giả

Ở tiền giả, có làm giả yếu tố mực đổi màu (OVI) nhưng không đổi màu, hoặc có đổi màu nhưng không đúng màu như ở tiền thật; không có dải iriodin hoặc có in giả nhưng không lấp lánh như ở tiền thật.

- Kiểm tra yếu tố hình ẩn (DOE) trong cửa sổ nhỏ:

Cửa sổ nhỏ chỉ có ở 4 mệnh giá 500.000đ, 200.000đ, 100.000đ và 50.000đ, là chi tiết nền nhựa trong suốt và đặt tại phía trên bên trái mặt trước hoặc phía trên bên phải mặt sau tờ tiền. Khi đưa cửa sổ nhỏ tới gần sát mắt, nhìn xuyên qua cửa sổ tới nguồn sáng phù hợp (có thể là ngọn lửa, bóng đèn sợi đốt, đèn đường, đèn flash điện thoại) sẽ nhìn thấy hình ảnh hiện lên xung quanh nguồn sáng. Lưu ý đối với những tờ tiền cũ, cửa sổ nhỏ thường có nhiều vết xước nên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của hình ảnh.

Ở tiền giả, trong cửa sổ nhỏ không có yếu tố hình ẩn.

Trên đây là cách kiểm tra nhanh một số yếu tố bảo an của đồng tiền để xác định tiền thật, tiền giả.

 

2. Quy định về xử lý tiền giả

Căn cứ quy định tại Thông tư số 28/2013/TT-NHNN về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngân hàng:

Các cá nhân và pháp nhân có trách nhiệm kịp thời giao nộp tiền giả và thông báo cơ quan công an hoặc bộ đội biên phòng, hải quan nơi gần nhất về các hành vi vi phạm quy định bị nghiêm cấm đối với đồng tiền. Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước và tổ chức khác có hoạt động ngân hàng, cơ quan hải quan, bộ đội biên phòng khi phát hiện tiền giả phải tiến hành lập biên bản thu giữ, phát hiện tiền nghi giả phải lập biên bản tạm thu giữ và kịp thời thông báo cơ quan công an nơi gần nhất.

Tiền nghi giả là tiền chưa kết luận được là tiền thật hay tiền giả.

Trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đặc điểm nhận biết của loại tiền giả xuất hiện trong lưu thông để các cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân biết.

Ngân hàng Nhà nước tổ chức giám định miễn phí và thông báo kết quả giám định tiền giả, tiền nghi giả cho mọi cá nhân, pháp nhân có yêu cầu. Bộ Công an tổ chức giám định khi phát hiện, thu giữ tiền giả, tiền bị hủy hoại, tạm thu giữ tiền nghi giả, tiền nghi bị hủy hoại hoặc khi nhận được yêu cầu giám định của pháp nhân. Trường hợp chưa có sự thốhg nhất về kết quả giám định tiền thật, tiền giả thì kết luận giám định của Ngân hàng Nhà nước có giá trị thực hiện1.

Sau khi có kết luận giám định tiền thì sẽ bị thu giữ nếu xác định là tiền giả hoặc hoàn trả lại cá nhân, pháp nhân liên quan nếu không phải là tiền giả.

Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng khi phát hiện tiền giả trong giao dịch tiền mặt vối khách hàng phải lập biên bản thu giữ, đóng dấu và bấm lỗ tiền giả; khi phát hiện tiền nghi giả phải lập biên bản tạm thu giữ. Nghiêm cấm hành vi trả lại tiền giả, tiền nghi giả cho khách hàng.

Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng phải thông báo kịp thời cho cơ quan công an nơi gần nhất để phối hợp, xử lý khi phát hiện có dấu hiệu nghi vấn tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả; tiền giả loại mới; có 5 tờ tiền giả (hoặc 5 miếng tiền kim loại giả) trở lên trong một giao dịch; khách hàng không chấp hành việc lập biên bản, thu giữ tiền giả.

Tài liệu về tiền giả chưa công bố thuộc Danh mục Bí mật Nhà nước độ “Mật” trong ngành Ngân hàng.

 

3. Thu nhận và tiêu hủy tiền giả

Điều 13 Thông tư 28/2013/TT-NHNN quy định về thu nhận và hủy tiền giả như sau:

1. Ngân hàng Nhà nước tổ chức thu nhận tiền giả do các tổ chức, cá nhân giao nộp.

2. Ngân hàng Nhà nước tổ chức tiêu hủy tiền giả theo quy định như đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.

3. Việc tiêu hủy tiền giả là tang vật của các vụ án hình sự thực hiện theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự.

 

4. Xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến tiền giả

Căn cứ quy định tại Điều 31 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP:

Thứ nhất, phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện tiền giả loại mới;
  • Không thông báo kịp thòi cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện có dấu hiệu tàng trữ, lưu hành, vận chuyển tiền giả;
  • Bố trí cán bộ làm công tác kiểm ngân, thủ quỹ hoặc giao dịch viên chưa qua đào tạo, tập huấn về kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả;
  • Không giao nộp tiền giả theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đôì với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Phát hiện tiền giả nhưng không thu giữ;
  • Phát hiện tiền nghi giả nhưng không tạm giữ;
  • Không lập biên bản hoặc thu giữ tiền giả, không đóng dấu, bấm lỗ theo quy định về xử lý tiền giả, tiền nghi giả khi thu giữ tiền giả hoặc tạm giữ tiền nghi giả.

Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả như:

  • Tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm nêu trên, giao cơ quan có thẩm quyền xử lý;
  • Buộc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả;
  • Buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm;

- Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả còn có thể bị xử phạt hình sự với mức phạt tù từ 03 - 20 năm tù hoặc tù chung thân, tùy thuộc vào trị giá, tính chất, mức độ vi phạm. Ngưòi phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 - 03 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, quy định về xử phạt vi phạm hành chính về hành vi “tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả” thì không căn cứ vào trị giá tiền giả, mà chỉ căn cứ vào số lượng tờ, miếng. Do đó, nếu phát hiện 5 tờ tiền giả, mệnh giá mỗi tờ 100 đồng, tổng cộng 500 đồng, thì phải thông báo cho công an; nhưng nếu phát hiện 4 tờ tiền giả, mệnh giá mỗi tờ 500 nghìn đồng, tổng cộng 2 triệu đồng, thì lại không bắt buộc phải thông báo cho công an.

Trong khi đó, việc xử phạt hình sự cũng về hành vi “tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả” (ngoài ra thêm một hành vi là làm tiền giả) thì lại quy định tình tiết định tội không căn cứ vào số lượng hay trị giá đồng tiền là bao nhiêu. Còn tình tiết định khung hình phạt cao hơn thì lại quy định tiền giả có trị giá tương ứng với các mức từ 5 và 50 triệu đồng trở lên.

 

5. Trách nhiệm hình sự vi phạm về tiền giả

Điều 207 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội làm, tàng trữ, vẫn chuyển, lưu hành tiền giả như sau:

1. Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

3. Phạm tội trong trường hợp tiền giả có trị giá tương ứng từ 50.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.