Mục lục bài viết
>> Luật sư tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến, gọi: 1900 6162
Luật sư tư vấn:
1. Cơ sở pháp lý quy định về tỷ giá
- Thông tư số 45/2013/TT-BTC ban hành ngày 25 tháng 4 năm 2013 hưỡng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khẩu hao tài sản cố định;
- Thông tư số 133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26 tháng 8 năm 2016 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ;
- Thông tư số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp;
- Thông tư số 53/2016/TT-BTC ban hành ngày 21 tháng 03 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp;
2. Các trường hợp phát sinh chênh lệch tỷ giá chủ yếu
Đánh giá lại các khỏan mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính;
Các loại tỷ giá hối đoái sử dụng trong kế toán là tỷ giá giao dịch thực tế và tỷ giá ghi sổ kế toán;
Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ;
Chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam.
3. Tỷ giá thực tế là gì ?
Tỷ giá thực tế là tỷ giá giao dịch thực tế khi mua, bán ngoại tệ (hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi) là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại.
Trường hợp hợp đồng không quy định cụ thể tỷ giá thanh toán thì doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá chuyển khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi donah nghiệp thường xuyên có giao dịch để ghi sổ kế toán.
Tỷ giá xấp xỷ này phải đảm bảo chênh lệch không vượt quá + hoặc - % so với tỷ giá chuyển khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch ( ngân hàng này do doanh nghiệp lựa chọn). Tỷ giá chuyển khoản trung bình có thể được xác định hàng ngày, hàng tuần, hoặc hàng thắng trên cơ sở trung bình cộng giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán chuyển khaonr hàng ngày của ngân hàng thương mại.
Doanh nghiệp được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ để ghi sổ đối với;
+ Bên nợ các tài khoản tiền , bên nợ các tài khoản phải thu ( trừ trường hợp nhận ứng trước của khách hàng bằng ngoại tệ thì bên nợ tài khoản 131 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền nhận ứng trước) bên các nợ các tài khoản phải trả khi ứng trước tiền cho người bán.
+ Bên có các tài khoản phải trả ( trừ trường hợp ứng trước tiền cho người bán bằng ngoại tệ thì bên có tài khoản 331 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền đã ứng trước) bên có các tài khoản phải thu khi nhận trước tiền của khách hàng.
+ Tài khoản loại vốn chủ sở hữu.
+ Các tài khoản phản ánh doanh thu, thu nhập khác; Riêng các trường hợp bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc thu nhập phát sinh có nhận trước tiền của người mua thì doanh thu, thu nhập hác tương ứng với số tiền nhận trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước. Phần doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền còn lại được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu, thu nhập.
+ Các tài khoản phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh , chi phí khác. Riêng trường hợp phân bổ khoản chi phí trả trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ thì chi phí được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả trước ( không áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phân bổ vào chi phí).
+ Các tài khoản phản ánh tài sản; Riêng trường hợp mua tài sản có ứng trước tiền cho người bán thì giá tài sản tương ứng với số tiền ứng trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận tài sản.
Việc sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỷ nêu trên của doanh nghiệp phải đảm bảo không làm ảnh hưởng trọng yêu đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ kế toán.
4. Tỷ giá ghi sổ
4.1 Tỷ giá ghi sổ đích danh là gì ?
Tủ giá ghi sổ thực tế đích danh là tỷ giá được xác định liên quan đến giao dịch đã phát sinh tại một thời điểm cụ thể. Tỷ giá ghi sổ thực tế địch danh được áp dụng để ghi sổ kế toán cho bên nợ các tài khoản phải thu đối với khoản tiền băng ngoại tệ đã nhận ứng trước của khách hàng hoặc cho bên có các tài khoản phải trả dối với khoản tiền bằng ngoại tệ đã ứng trước cho người bán.
4.2 Tỷ giá ghi sổ bình quân
* Tỷ giá ghi sổ bình quân là gì?
Tỷ giá ghii sổ bình quân gia quyền là tỷ giá được xác định trên cơ sở lấy tổng giá trị ( theo đồng tiền ghi sổ kế toán) của từng khoản mua tiền tệ có gốc ngoại tệ chia cho số lượng nguyên tệ thực có tại từng thời điểm.
* Nguyên tắc áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân
Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền để hạch toán bên có các tài khoản phải thu ( ngoại trừ giao dịch nhận trước tiền của người mua) bên nợ các tài khoản phải trả 9 ngoại trừ giao dịch trả trước tiền cho người bán).
+ Ngoài việc áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền, các doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để ghi sổ kế tonas đối với bên có các tài khoản tiền, bên có các tài khoản phải thu, bên nợ các tài khoản phải trả. Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được ghi nhận đồng thời tại thời điểm phát sinh hoặc đình kỳ vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
+ Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá diao dịch thực tế để hạch toán bên có các tài khoản tiền, bên có các tài khoản nợ phải thu, bên nợ các tài khoản phải trả bằng ngoại tệ, tại thời điểm cuối của kỳ kế toán.
Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ không còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải kết chuyển toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính của kỳ báo cáo.
Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải đánh giá lại cuối kỳ theo tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền và toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được xử lý, chi tiết:
- Tỷ giá để đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ là tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch (do doanh nghiệp tự lựa chọn) tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.
- Toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ ( theo số thuần sau khi bù trừ số phát sinh bên Nợ và bên Có tài khoản 413) được kết chuyển vào chi phí tài chính ( nếu lỗ) hoặc doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
5. Tỷ giá tính thuế thực hiện theo quy định của Nghị định 08/2015/NĐ-CP
Tổng cục Hải quan phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam để cập nhật tỷ giá ngoại tệ mua vào theo hình thức chuyển khoản của Hội sở chính tài tại thời điểm cuối ngày của ngày thứ năm hoặc tỷ giá cuối ngày của này làm việc liền kề trước ngày thức năm trường trường hợp ngày thứ năm là ngày lễ, ngày nghỉ; công bố tỷ giá này trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan và cập nhật vào Hệ thống dữ liệu hải quan điện tử để áp dụng xác định tỷ giá tính thuế cho các tờ khai hải quan đăng ký trong tuần sau liền kề;
Đối với các ngoại tệ không được Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố, Tổng cục Hải quan cập nhật tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố được đưa tin mới nhất trên trang điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan và cập nhật vào Hệ thống dữ liệu hải quan điện tử để áp dụng xác định tỷ giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Xem thêm: Nghị định 08/2015/NĐ-CP
5. Một số ví dụ:
Ví dụ về xác định tỷ giá áp dụng đối với giao dịch nhận trước tiền của người mua:
Công ty A ký hợp đồng bán hàng hóa cho công ty B với giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng là 10.000USD, thuế giá trị gia tăng 10%. tại ngày 01/03/2020, công ty B ứng trước cho công ty A 20% giá trị hợ đồng tương ứng với số tiền là 2.200USD. Số tiền còn lại 80% là 8.800USD sẽ được công ty B thanh toán khi nhận được hàng của công ty A ngày 20/03/2020.
Giả sử tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày 01/03/2020 là 22.200VNĐ/USD và tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày 20/03/2020 là 22.250 VNĐ/USD thì Công ty A sẽ sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế ngày 01/03/2020 để ghi nhận khoản nhận ứng trước và sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế ngày 20/03/2020 để ghi nhận số tiền còn phải thu của công ty B. Doanh thu bán hàng hóa tương ứng với số tiền ứng trước được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày 01/03/2020 và phần doanh thu tương ứng với số tiền còn lại được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày 20/03/2020 là ngày giao hàng hóa.
Cụ thể việc hạch toán tại Công ty A sẽ được thực hiện như sau:
Khoản tiền nhận ứng trước của công ty B là: 2.200 x 22.200 = 48.840.000 đ.
Doanh thu bán hàng hóa cho Công ty B là 2.000 x 22.200 + 8.000 x 22.250 = 222.400.000 đ
Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước là 200 x 22.200 + 800 x 22.250 = 22.240.000 đ.
Việc hạch toán kế toán được thực hiện như sau:
Tại ngày 01/03/2020 ghi nhận khoản ứng trước của công ty B: Nợ tài khoản tiền: 48.840.000 đ.
Có tài khoản 131: 48.840.000 đ.
Tại ngày 20/03/2020 ghi nhận doanh thu bán hàng hóa cho công ty B: Nợ tài khoản 131: 244.640.000 đ.
Có tài khoản 511: 222.400.000 đ
Có tài khoản 3331: 22. 240.000 đ
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900 6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.