Mục lục bài viết
Hiện nay các thiết bị liên lạc cá nhân như điện thoại ngày càng được sử dụng phổ biến, đặc biệt với các tính năng quay phim, chụp hình ngày càng được cải tiến nên không ít người thường sử dụng các tính năng này để ghi hình các diễn biến xảy ra xung quanh cuộc sống của mình. Trong đó, cũng có một vài lần theo phản ánh của người dân và các thông tin lan truyền trên mạng xã hội về các trường hợp lực lượng chức năng dùng thiết bị cá nhân như điện thoại để ghi hình lại các hành vi vi phạm pháp luật, làm chứng cứ để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố. Đặc biệt theo như những phản ánh gần đây, có trường hợp cảnh sát giao thông sử dụng thiết bị để quay phim, chụp hình lại các trường hợp vi phạm quy định về an toàn giao thông. Vậy, theo quy định của pháp luật hiện nay, cảnh sát có được quay phim, chụp hình hay không hãy cùng Luật Minh Khuê tìm hiểu nhé!
1. Cảnh sát giao thông có được sử dụng sử dụng các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính không?
Theo khoản 1 Điều 64 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020 có quy định về trường hợp phát hiện vi phạm hành chính bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ như sau:
Điều 64. Phát hiện vi phạm hành chính bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
1. Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức được giao quản lý phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống ma túy, phòng, chống tác hại của rượu, bia và lĩnh vực khác do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Như vậy cảnh sát giao thông có thẩm quyền sử dụng các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính
Để kiểm tra và phát hiện ra các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ thì cơ quan, cá nhân có thẩm quyền cần phải sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để hỗ trợ. Theo đó, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ dùng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định cụ thể tại Danh mục 1 được ban hành kèm theo Nghị định số 135/2021/NĐ-CP.
Cụ thể các phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng bao gồm: Phương tiện đo độ dài; Cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới; Phương tiện đo tốc độ phương tiện giao thông có ghi hình ảnh; Phương tiện đo nồng độ cồn trong hơi thở; Thiết bị ghi âm và ghi hình; Phương tiện đo khoảng cách giữa hai phương tiện giao thông đang chạy; Phương tiện đo định vị bằng vệ tinh; Thiết bị đo, thử chất ma túy; Thiết bị ghi đo bức xạ; Thiết bị đánh dấu hóa chất; Phương tiện đo áp suất khí nén; Thiết bị đo hiệu quả phanh xe cơ giới; Phương tiện đo độ ồn; Thiết bị đo âm lượng; Phương tiện đo nồng độ khí thải; Phương tiện đo độ khói; Thiết bị đo cường độ ánh sáng; Thiết bị đo độ rơ góc của vô lăng lái xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; Thiết bị phát hiện giấy tờ, tài liệu giả; Thiết bị trích xuất dữ liệu thông tin từ thiết bị giám sát hành trình; Thiết bị trích xuất dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô kinh doanh vận tải; Hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông; hệ thống camera giám sát an ninh, trật tự, điều hành giao thông; Bộ máy quét hiện trường; Máy vi tính, máy tính bảng lưu trữ kết quả thu thập được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
Theo đó các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ mà cảnh sát giao thông được sử dụng được quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 65/2020/TT-BCA bao gồm:
Điều 11. Trang phục; phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và vũ khí, công cụ hỗ trợ của lực lượng Cảnh sát giao thông
3. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, gồm: Hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là hệ thống giám sát); cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới; máy đo tốc độ có ghi hình ảnh; thiết bị ghi âm và ghi hình; phương tiện đo nồng độ cồn trong hơi thở; thiết bị đo, thử chất ma túy; thiết bị phát hiện giấy tờ, tài liệu giả; thiết bị định vị vệ tinh; thiết bị ghi đo bức xạ; thiết bị đánh dấu hóa chất; thiết bị trích xuất dữ liệu thông tin từ thiết bị giám sát hành trình; thiết bị đo áp lực hơi của lốp xe cơ giới; thiết bị đo chiều cao hoa lốp xe cơ giới; thiết bị đo hiệu quả phanh xe cơ giới; phương tiện đo độ ồn; phương tiện đo nồng độ khí thải xe cơ giới; thiết bị đo âm lượng; thiết bị đo cường độ ánh sáng; thiết bị đo độ rơ góc của vô lăng lái xe cơ giới;
Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được lắp đặt, sử dụng công khai hoặc hóa trang trên các tuyến giao thông đường bộ, tại Trạm Cảnh sát giao thông, trên phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát, trang bị cho Tổ Cảnh sát giao thông, do cán bộ Cảnh sát giao thông trực tiếp vận hành, sử dụng để phát hiện, ghi thu hành vi vi phạm của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Theo như quy định trên thì cảnh sát giao thông có thể sử dụng điện thoại để ghi hình người vi phạm giao thông. Như vậy, để có thể phát hiện người vi phạm trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ thì cảnh sát giao thông khi được giao quyền quản lý và sử dụng thì cảnh sát giao thông được quyền sử dụng các phương tiện kỹ thuật trên để phát hiện ra người vi phạm giao thông đường bộ.
2. Nguyên tắc phát hiện người vi phạm giao thông thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Văn bản hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 thì cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính (ở đây là cảnh sát giao thông và cơ quan công an) được giao quản lý phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện hành vi vi phạm hành chính về an toàn giao thông phải được sự đồng ý của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Theo đó, người quản lý và sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật để phát hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ thì phải bảo đảm các yêu cầu và điều kiện được nêu ra tại khoản 2 Điều 64 Văn bản hợp nhất Luật Xử phạt vi phạm hành chính năm 2020. Cụ thể như sau:
– Phải bảo đảm việc tôn trọng quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, bí mật đời tư của công dân, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức;
– Khi sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật thì người quản lý và sử dụng phải tuân thủ đúng quy trình, quy tắc về sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;
– Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được ghi nhận bằng văn bản và chỉ được sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính;
– Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đã được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của pháp luật; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phải được duy trì trong suốt quá trình sử dụng và giữa hai kỳ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
Khi sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật để thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ thì việc sử dụng kết quả thu được phải bảo đảm các yêu cầu và điều kiện sau:
– Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ là bản ảnh, hình ảnh, phiếu in, chỉ số đo, dữ liệu lưu trong bộ nhớ của phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của Văn bản hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020;
– Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ chỉ được sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính khi bảo đảm các yêu cầu, điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này 64 Văn bản hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020;
– Khi có kết quả thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải nhanh chóng xác định tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính và thông báo bằng văn bản đến tổ chức, cá nhân vi phạm. Trong trường hợp xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm, người có thẩm quyền phải tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 58 của Văn bản hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 và kết quả thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được lưu theo biên bản vi phạm hành chính;
– Kết quả thu được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được bảo quản chặt chẽ, lưu vào hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
Cảnh sát có thể sử dụng điện thoại để ghi hình vi phạm giao thông nhưng phải đảm bảo quy định về thiết bị ghi hình theo khoản 3 Điều 7 Thông tư 06/2017/TT-BGTVT như sau:
Điều 7. Yêu cầu về phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ
3. Đối với thiết bị ghi hình
a) Thiết bị ghi hình khi chụp hình ảnh thực tế phải bảo đảm hình ảnh có hiển thị ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây và địa điểm chụp hình;
b) Thiết bị ghi hình ảnh động (camera) khi ghi, thu hình ảnh thực tế, clip hình ảnh phải bảo đảm có hiển thị ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây, địa điểm ghi, thu hình ảnh, clip;
c) Trường hợp thiết bị ghi hình không có chức năng xác định địa điểm thì trong phiếu xác nhận kết quả thiết bị ghi hình phải ghi rõ địa điểm ghi hình.3
3. Cảnh sát giao thông có được quay phim người vi phạm không?
Cảnh sát giao thông có quyền quay phim hoặc chụp hình người vi phạm khi họ đang thực hiện nhiệm vụ công vụ. Việc quay phim hoặc chụp hình này được xem là một công cụ hữu ích trong việc thu thập bằng chứng về hành vi vi phạm của tài xế hoặc người điều khiển phương tiện giao thông khác. Theo phân tích cảnh sát giao thông khi làm nghiệp vụ, để phát hiện ra được hành vi vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ thì có thể sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 7 Thông tư số 06/2017/TT-BGTVT cũng đã quy định cụ thể về thiết bị ghi hình khi chụp ảnh trên thực tế phải bảo đảm hình ảnh được ghi lại có hiển thị thời gian cụ thể từng ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây và địa điểm chụp hình.
Trong trường hợp thiết bị được sử dụng để ghi hình phục vụ cho việc phát hiện vi phạm giao thông không có chức năng xác định địa điểm thì trong phiếu xác nhận kết quả thiết bị phải ghi rõ địa điểm ghi hình. Theo đó, cảnh sát giao thông khi ghi hình người vi phạm giao thông phải đảm bảo việc sử dụng đúng thiết bị ghi hình theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu người cảnh sát giao thông không sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình theo quy định mà sử dụng điện thoại, máy ảnh cá nhân để quay phim, chụp hình người vi phạm giao thông để làm căn cứ xử phạt vi phạm hành chính về an toàn giao thông đường bộ là hành vi sai phạm.
Như vậy, cảnh sát giao thông chỉ được phép sử dụng hình ảnh, video thu được từ thiết bị ghi âm, ghi hình theo quy định của pháp luật hiện hành, theo quy định của Chính phủ và Bộ giao thông vận tải. Nếu sử dụng thiết bị, phương tiện không đúng theo quy định, cụ thể là sử dụng máy ảnh, điện thoại cá nhân để quay phim người vi phạm thì được xác định là hành vi vi phạm quy định pháp luật. Cảnh sát giao thông phải tuân thủ các quy định về quyền riêng tư và bảo mật thông tin của người dân. Nếu họ muốn sử dụng hình ảnh hoặc thông tin cá nhân của người vi phạm cho mục đích khác, họ cần phải tuân theo các quy định pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Ngoài ra, cảnh sát giao thông cũng phải tuân thủ các quy định về sử dụng trang thiết bị quay phim và chụp hình. Việc sử dụng trang thiết bị này phải được thực hiện một cách hợp lý, tránh việc xâm phạm quyền riêng tư của người dân và đảm bảo an toàn cho chính cảnh sát giao thông và người tham gia giao thông.
Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê về vấn đề “Cảnh sát có được quay phim, chụp hình người vi phạm giao thông không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ chúng tôi qua số tổng đài trực tuyến 19006162 để được hỗ trợ kịp thời. Luật Minh Khuê cảm ơn các bạn đã lắng nghe và theo dõi bài viết.