1. Cộng hòa đại nghị hay cộng hòa nghị viện là gì?

Cộng hòa đại nghị hay cộng hòa nghị viện là một hình thức cộng hòa mà nguyên thủ quốc gia được bầu ra và quốc gia đó có một nghị viện mạnh và các thành viên chính của bộ phận hành pháp được chọn ra từ nghị viện đó.

Ngược lại với nền cộng hòa tổng thống và nền cộng hòa bán tổng thống, tổng thống ở những quốc gia có nền Cộng hòa đại nghị thường không có quyền hành pháp rộng lớn bởi vì nhiều quyền trong đó được trao cho người đứng đầu chính phủ (thường được gọi là thủ tướng). Tuy nhiên, người đứng đầu chính phủ và nguyên thủ quốc gia có thể là một chức vụ ở nền cộng hòa đại nghị (như ở Cộng hòa Nam Phi và Botswana), nhưng tổng thống vẫn được bầu theo một cách gần tương tự đối với nhiều nước theo hệ thống Westminster. Có một số trường hợp cá biệt, theo luật, tổng thống được có quyền hành pháp để điều hành công việc hàng ngày của chính phủ (ví dụ Phần Lan hay Ireland) nhưng thông thường họ không dùng những quyền này. Do đó, một số nền cộng hòa đại nghị được xem như là một chế độ bán tổng thống nhưng hoạt động dưới quyền nghị viện.

 

2. Xác định các thành tố chính của các chế độ đại nghị

Chế độ chính trị trong đó nghị viện nắm quyền lập pháp và quyền giám sát chính phủ và chính phủ phải chịu trách nhiệm trước nghị viện. 

Mặc dù các hệ thống tổng thống phổ biến ở bán cầu Tây nhưng đó không phải là lựa chọn duy nhất với các chính phủ. Trên thực tế, các hệ thống tổng thống lại thuộc phía thiểu số khi tính đến các loại chế độ có trên toàn thế giới. Các hệ thống đại nghị thật ra vượt xa số lượng các quốc gia theo chế độ tổng thống khi chúng ta nhìn lại cộng đồng toàn cầu. Với nhiều người nghiên cứu chính trị Hoa Kỳ, các hệ thống đại nghị vẫn là một khái niệm xa lạ, và những vận hành bên trong các chế độ này cũng không kém phần khó hiểu. Do vậy, cần phải thảo luận những đặc điểm mang tính đặc thù và vận hành của các chính phủ nghị viện trước khi trình bày những sức hút của chế độ đại nghị và thảo luận một loại hình chính phủ đang nổi lên, thường được gọi là các chế độ lai (hybrid regimes).

Thường được gọi tên là mô hình Westminter theo tên gọi chính phủ Anh quốc, các hệ thống nghị viện khác với các quốc gia theo chế độ tổng thống ở một vài khía cạnh. Một trong các đặc trưng của hệ thống nghị viện là sự trộn lẫn của các nhánh hành pháp và lập pháp. Khi trong chế độ tổng thống, nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ được gộp vào một người thì các chế độ đại nghị thường tách biệt hai vai trò này. Ngoài ra, các hệ thống tổng thống thường phân chia quyền lực giữa các nhánh của chính phủ, nhưng trong các chế độ nghị viện lại không thấy có sự phân bổ trách nhiệm rõ ràng như vậy. Thay vào đó, các chính phủ nghị viện thường kết hợp trách nhiệm của cả hai nhánh lập pháp và hành pháp.

Sau một lần bầu cử ban đầu – khi các cử tri quyết định có bao nhiêu ghế được phân bổ cho các đảng chính trị khác nhau, các đại diện được bầu trong hệ thống đại nghị sẽ được giao nhiệm vụ thiết lập hay hình thành chính phủ. Những cá nhân này không những phải tổ chức nhánh lập pháp mà còn chịu trách nhiệm cơ cấu nên nhánh hành pháp. Các quan chức lập pháp xác định ai sẽ là người đứng đầu chính phủ (hay ai sẽ là thủ tướng), chính trị gia nào sẽ giữ các vị trí nội các khác nhau, và ai sẽ đứng đầu các ủy ban lập pháp. Nếu có một người thắng cuộc rõ ràng trong các cuộc bầu cử ban đầu thì việc hình thành chính phủ khá đơn giản, và thông thường không phải thành lập liên minh. Nhưng trong các tình huống khác, khi mà không có đảng nào chiếm đa số thì đảng nào chiếm nhiều ghế nhất (thường được gọi là đảng thành lập, hay đảng nóng cốt – formateur party) sẽ chịu trách nhiệm xây dựng liên minh cầm quyền. Đảng này sẽ tìm một đối tác liên minh, hoặc đôi khi là vài đối tác khác nhau, và sau khi cùng nhau kiếm đủ sự ủng hộ để giúp liên minh giành đa số ghế, các đảng này sẽ cùng nhau xác định thủ tướng, các vị trí nội các và các chức vụ lãnh đạo khác. Mặc dù đây là cách thường làm nhưng cũng có những trường hợp không hình thành được một chính phủ liên minh, kể cả khi không có đảng chiến thắng đa số. Hiện nay, Canada đang có một chính phủ thiểu số do đảng Bảo thủ dẫn dắt. Trong trường hợp Canada, không có đảng đa số và những nỗ lực hình thành liên minh đã bị thất bại. Do đó, đảng Bảo thủ được mặc định là đảng cầm quyền trên thực tế cho dù nó không chiếm đa số ghế rõ rệt.

Việc thống trị nội các là một đặc điểm quan trọng khác của các nền dân chủ nghị viện (Lijphart, 1999). Khi hình thành liên minh cầm quyền, những ai đang nắm quyền sẽ bổ nhiệm nhiều vị trí quan trọng, dù không có vị trí nào nhiều quyền lực bằng vị trí thủ tướng. Thủ tướng được giao phục vụ yêu cầu của phía đa số đang cầm quyền và sẽ làm như vậy cho đến khi ông ta hoặc bà ta đánh mất sự ủng hộ của giới lập pháp. Khi thủ tướng đánh mất sự ủng hộ của bên lập pháp, thể hiện qua việc bỏ phiếu bất tín nhiệm, thì sẽ phải tổ chức cuộc bầu cử mới. Một cách làm khác là bỏ phiếu tín nhiệm, tức là một hành động do chính phủ khởi xướng. Ở đây, nếu chính phủ cầm quyền không có khả năng bảo đảm đa số phiếu trong cơ quan lập pháp thì chính phủ phải từ nhiệm (Clark, Golder, & Golder, 2009). Một vài quốc gia áp dụng phiên bản bỏ phiếu tín nhiệm hơi khác một chút, gọi là bỏ phiếu tín nhiệm có tính xây dựng. Ở Đức và Hungary – hai nước có sử dụng công cụ này, bên lập pháp phải đồng ý về một chính phủ thay thế trước khi giải tán chính phủ hiện có.

Có thể đoán trước được là sự hợp tác giữa các chính trị gia rất quan trọng trong các hệ thống đại nghị vì nếu không, mọi quan chức được bầu sẽ phải chạy đua cho việc bầu cử lại và như vậy sẽ có nguy cơ đánh mất vị trí của họ. Khi thiếu kỷ luật hoặc hợp tác của các đảng thì chính phủ có khả năng sụp đổ. Đây chính xác là điều vừa xảy ra với CH Czech. Giống như nhiều nước khác trong vài năm qua, CH Czech cũng bị cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu gần đây tác động và khi rắc rối kinh tế kết hợp với xung đột chính trị nội bộ, người ta không mấy ngạc nhiên khi liên minh cầm quyền đánh mất quyền lực của mình.

Mặc dù sự tồn tại của liên minh tùy thuộc vào sự hợp tác và kỷ luật đảng nhưng nhân vật quyền lực nhất hay nổi bật nhất trong hầu hết các chính phủ nghị viện là thủ tướng. Các thủ tướng được bầu lên bởi liên minh cầm quyền nhưng không phải thủ tướng nào cũng có quyền lực như nhau. Trên thực tế, Giovanni Sartori (1994) giải thích là có ít nhất ba kịch bản thường xảy ra với hầu hết các chính phủ đại nghị: Một thủ tướng có thể là người đứng đầu trên những người không tương đồng (first above unequals), người đứng đầu trong số những người không tương đồng (first among unequals), hoặc là người đứng đầu trong những người tương đồng (first among equals). Quyền lực của thủ tướng là lớn nhất trong trường hợp đầu tiên (tức là người đứng đầu trên những người không tương đồng), mà có thể tìm thấy ví dụ ở những nơi như Đức, Hy Lạp và Anh quốc (Lijphart, 1999). Ngược lại, trong số những thủ tướng yếu nhất, (người đứng đầu trong những người tương đồng) là người đứng đầu các chính phủ ở Italy, Hà Lan và Na Uy (Lijphart, 1999). Làm thế nào để phân biệt các thủ tướng mạnh với các thủ tướng yếu? Thông thường, các nhà nghiên cứu dựa vào quyền lực của thủ tướng đối với các thành viên khác trong nhánh hành pháp (ví dụ: bộ trưởng Tài chính ở Anh quốc so với thủ tướng), khả năng của thủ tướng trong việc chèo lái quá trình hoạch định chính sách, và khả năng của ông ta/bà ta trong việc cách chức và bổ nhiệm các thành viên của nhánh hành pháp. Đây chỉ là một vài ví dụ về cách chúng ta có thể đo lường sức mạnh của thủ tướng; có thể thấy nhiều ví dụ hơn ở các nguồn khác (xem King, 1994; Lijphart, 1999).

Ngoài việc thiếu sự phân chia giữa nhánh lập pháp và hành pháp đã đề cập ở trên, cần phải nhấn mạnh một vài thuộc tính khác. Đặc biệt, các chính phủ đại nghị thường dẫn đến sự hợp tác. Bởi vì sự tồn vong chính trị của họ tùy thuộc vào hợp tác nên các thành viên của cơ quan lập pháp sẵn sàng làm việc với nhánh hành pháp nhiều hơn so với các nhà lập pháp ở chế độ tổng thống. Hơn nữa, mặc dù các tòa án được thành lập và vận hành đầy đủ trong nhiều nền dân chủ nhưng thường thì trong các chính phủ đại nghị không có chuyện phân chia quyền lực hay kiểm soát và cân bằng giữa các nhánh lập pháp và hành pháp như trong các chính phủ tổng thống.

 

3. Đặc điểm của cộng hòa đại nghị 

- Quyền điều hành thuộc tính hoàn toàn vào người đứng đầu phủ chính, nó có thể là Thủ tướng Chính phủ hoặc Thủ tướng;

- Tổng thống được bầu chọn cho vị trí không phải là con người và Quốc hội (hoặc đặc biệt là hội đồng quản trị);

- Thủ tướng do Tổng bổ nhiệm, mặc định được đề cử bởi các nhà lãnh đạo số lượng để tạo thành một đa số liên minh;

- Hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành động của Chính phủ mang Trưởng ban; mọi hành vi của hệ thống Tổng chỉ có giá trị nếu chúng được ký hiệu của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng có liên quan.

 

4. Lịch sử phát triển cộng hòa đại nghị 

Nền cộng hòa đại nghị là những quốc gia trước đây theo chế độ quân chủ lập hiến mà người đứng đầu nhà nước cho đến nay là quốc vương (và trong trường hợp Khối Thịnh vượng chung Anh, trước đây được một toàn quyền - Governor General - đại diện) đang được thay thế bằng một tổng thống không có quyền hành pháp. Cũng có nhiều nền cộng hòa đại nghị một thời đã là nhà nước đơn đảng như ở khối Đông Âu hay Liên Xô.

 

5. Hình thức của chính phủ

Hình thức của chính phủ "cộng sự hòa giải" được đặc quyền bởi chủ yếu do thực tế đó là Quốc hội thành lập chính phủ, đó là hoàn toàn chịu trách nhiệm với nó, và cũng bầu ra Chủ tịch nước (trong hầu hết các trường hợp). Như tất cả các điều này đang xảy ra trong thực tế? Sau khi cuộc bầu cử quốc hội của Đảng Nhân dân chiến thắng một phần lớn để tạo thành một liên minh trên cơ sở mà lớp phủ mới được thành lập. Trong trường hợp này, mỗi bên được một số "danh mục" phù hợp với lượng quan trọng của nó trong liên minh. Và như vậy, một vài câu, và có thể mô tả hoạt động của một tổ chức như một viện điều hòa nước.

Ví dụ về các quốc gia - những "tinh khiết" cộng hòa hòa bình - có thể dẫn đến những điều sau đây: đó là Đức, Áo, Ireland, Ấn Độ (đây là hình mẫu điển hình nhất). Từ năm 1976, số lượng của họ đã được bổ sung Bồ Đào Nha, và từ năm 1990 - quốc gia châu Phi Cape Verde.

Đừng nhầm khái niệm như một thư viện quân chế độ và đại hội đồng hòa giải, mặc dù chúng rất giống nhau. Sự giống nhau chính là cả hai quyền quan trọng đóng vai trò như Quốc hội và Chủ tịch (hoặc vua) chỉ có một đại diện chức năng, tức là nó chỉ là một biểu tượng loại của đất nước. Nhưng sự khác biệt giữa các hình thức của bao phủ chính là một đại hội đồng hòa giải trong đó hệ thống được bầu bởi Quốc hội mọi thời đại, và ở vị trí của quân chủ chế độ là cha truyền con nối.