Mục lục bài viết
1. Pháp luật là gì?
Theo định nghĩa pháp luật là hệ thống bao gồm những quy tắc xử sự chung được đặt ra bởi nhà nước, mang tính chất bắt buộc thực hiện. Có các biện pháp giáo dục hoặc cưỡng chế để đảm bảo thực hiện theo pháp luật hướng tới mục đích bảo vệ quyền lợi của giai cấp mình và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.
Có thể nhận thấy định nghĩa của pháp luật bao gồm các yếu tố như:
- Pháp luật là các quy tắc xử sự chung được hệ thống mang tính pháp luật và tính đạo đức, áp dụng với quy mô cả nước, đối với mọi chủ thể trong xã hội.
- Đối với các quy định của pháp luật được áp dụng chung trong cộng đồng, chủ thể không có quyền lựa chọn thực hiện hay không. Vì pháp luật mang tính bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện.
- Quá trình hình thành của pháp luật là được Nhà nước ban hành hoặc chấp nhận của Nhà nước đối với những tập quán ban đầu đã có sẵn được nâng lên thành pháp luật. Nội dung của pháp luật thể hiện ý chí, bản chất của giai cấp thống trị.
2. Nguồn gốc của pháp luật
Pháp luật ra đời vì nhu cầu của xã hội để quản lý một xã hội đã phát triển ở một mức độ nhất định. Khi xã hội đã phát triển quá phức tạp, xuất hiện những giai cấp mang lợi ích đối lập với nhau và nhu cầu về chính trị - giai cấp để bảo vệ lợi ích cho giai cấp, lực lượng thống trị về chính trị và kinh tế trong xã hội. Pháp luật là hệ thống các quy định mang tính bắt buộc được ban hành bởi nhà nước, thể hiện bản chất của giai cấp thống trị. Pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước, là công cụ quan trọng để thực hiện quyền lực của nhà nước, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và duy trì địa vị. Cả nhà nước và pháp luật đều là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp.
Nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước cũng chính là nguyên nhân làm xuất hiện - pháp luật, nghĩa là, khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định (xem phần nguyên nhân xuất hiện nhà nước) thì những công cụ quản lý như đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo, … không còn khả năng hoặc không thể duy trì quản lý xã hội được nữa, vì ý chí các thành viên trong xã hội không còn thống nhất; lợi ích các giai cấp trong xã hội đã có sự khác biệt căn bản, thậm chí đối lập với nhau. Trong điều kiện đó, để có thể giữ cho xã hội trong vòng “Trật tự”, đồng thời bảo vệ được lợi ích của giai cấp mình, giai cấp, lực lượng thống trị đã thông qua nhà nước hình thành ra một công cụ điều chỉnh mới là pháp luật.
3. Khái niệm chính thể Cộng hòa
3.1. Khái niệm
Chính thể Cộng Hòa là hình thức nhà nước, trong đó nguyên thủ quốc gia được lập theo một chế độ bầu cử nhất định.
Quyền lực tối cao của nhà nước theo chính thể cộng hoà không thuộc về một người mà được thực hiện thông qua các cơ quan đại diện do cử tri bầu ra. Điểm khác nhau cơ bản giữa nhà nước cộng hoà và nhà nước quân chủ là ở cách thức thiết lập người đứng đầu nhà nước. Việc bầu cử người đứng đầu nhà nước thay thế cho việc kế truyền được coi là một bước phát triển trong tư tưởng chính trị và pháp luật của nhân loại.
3.2. Phân loại
Chính thể cộng hòa là hình thức tổ chức nhà nước dân chủ, văn minh của nhân loại, trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định. Chính thể cộng hòa có 2 biến dạng chủ yếu là cộng hòa đại nghị và cộng hoà tổng thống. Cộng hoà đại nghị được tổ chức ở những nước có nguyên thủ quốc gia do nghị viện bầu ra. Chính phủ chịu trách nhiệm trước nguyên thủ quốc gia và trước nghị viện. Nguyên thủ quốc gia không đứng đầu hành pháp và cũng không là thành viên của ngành hành pháp. Cộng hoà tổng thống là hình thức tổ chức nhà nước trong đó tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu bộ máy hành pháp, do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra. Mọi thành viên của chính phủ đều do tổng thống bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước tổng thống và không chịu trách nhiệm trước nghị viện, không có chức danh thủ tướng. Các bộ trưởng không hợp thành một cơ quan, bàn bạc và chịu trách nhiệm tập thể mà các bộ trưởng chịu trách nhiệm trước tổng thống. Trong chính thể cộng hoà tổng thống, áp dụng triệt để nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước. Ngoài ra, còn có hình thức chính thể cộng hoà lưỡng tính là hình thức tổ chức nhà nước vừa có đặc điểm của cộng hoà tổng thống, vừa có đặc điểm của cộng hoà đại nghị. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào cách thức thực hiện quyền bầu cử, hình thức chính thể cộng hoà có 2 biến dạng là cộng hoà dân chủ (quyền tham gia bầu cử được quy định về hình thức pháp lí với các tầng lớp nhân dân lao động) và cộng hoà quý tộc (quyền bầu cử chỉ quy định cho tầng lớp quý tộc).
Chính thể cộng hòa là hình thức tổ chức nhà nước trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan được bầu ra trong nhiệm kì nhất định. Đây cũng là hình thức tổ chức chính quyền nhà nước phổ biến nhất hiện nay ở các nhà nước tư sản. Chính thể cộng hòa có 2 biến dạngcơ bản là:chính thể cộng hòa tổng thống cộng hòa đại nghị.( Ngoài ra còn có cộng hòa hỗn hợp giữa cộng hòa tổng thống và cộng hòa đại nghị).
4. Vai trò của giáo dục đối với thể chế chính trị
Giáo dục theo nghĩa chung là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học.
Giáo dục góp phần nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc. Ngày nay, giáo dục và đào tạo còn góp phần tạo ra hệ thống giá trị xã hội mới. Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, tri thức là sản phẩm của giáo dục và đào tạo, đồng thời là tài sản quý giá nhất của con người và xã hội. Sở hữu tri thức trở thành sở hữu quan trọng nhất được các nước thừa nhận và bảo hộ. Nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, dân tộc từ tài nguyên, sức lao động cơ bắp là chính chuyển sang nguồn lực con người có tri thức là cơ bản nhất.
Giáo dục và đào tạo góp phần bảo vệ chế độ chính trị của mỗi quốc gia, dân tộc bởi giáo dục - đào tạo góp phần xây dựng đội ngũ lao động có trình độ cao làm giàu của cải vật chất cho xã hội đồng thời có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ sức đề kháng chống lại các cuộc “xâm lăng văn hóa” trong chính quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu. Đối với mỗi một quốc gia, thể chế chính trị là kim chỉ Nam cho sự phát triển các lĩnh vực trong xã hội. Nhất là trong giáo dục, mỗi một quốc gia sẽ có phương hướng giáo dục rõ ràng để thế hệ trẻ ý thức được về nền chính trị của quốc gia đó. Từ đó, củng cố lòng tin và định hướng phát triển về tư tưởng theo hướng có lợi với mỗi quốc gia.
Giáo dục - đào tạo cung cấp nguồn nhân lực có trình độ góp phần phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Kinh tế và chính trị là hai khái niệm riêng biệt nhưng chúng luôn song hành với nhau trong sự phát triển của một Đất nước. Kinh tế có phát triển, chính trị, quân sự mới vững vàng và ngược lại, nếu chính trị bất ổn thì nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng.
Các điều luật về giáo dục là những điều tiếp nhận đầu tiên của chúng ta. Vì giáo dục là chuẩn bị cho chúng ta làm người công dân, và khiến cho mỗi gia đình riêng lẻ cũng phải được cai quản theo kế hoạch của "đại gia đình" toàn dân.
Nếu nhân dân nói chung có một nguyên tắc thì mỗi gia đình cũng phải có nguyên tắc. Các luật về giáo dục trong mỗi chính thể tất nhiên không giống nhau: Trong chính thể quân chủ mục đích của giáo dục là danh diện, trong chính thể dân chủ là đạo đức, trong chính thể chuyên chế là sợ hãi.
5. Lý luận về cơ sở giáo dục trong pháp luật của chính thể Cộng hòa
Nhiều dân tộc cổ xưa sống dưới chính thể dân chủ, lấy đạo đức làm nguyên tắc. Khi mà đạo đức phát huy tác dụng thì họ làm được nhiều việc mà ngày nay chúng ta không còn thấy nữa. Sự giáo dục của thời xa xưa ấy hơn hẳn thời nay: nó không bao giờ lừa dối.
Ngày nay chúng ta tiếp nhận ba loại giáo dục khác nhau hoặc mâu thuẫn nhau: Giáo dục của cha, của thầy giáo và của xã hội. Những điều xã hội dạy ta làm đảo lộn tất cả tữ tưởng của cha ta và thầy giáo ta. về mặt mào đó ta thấy những điều cam kết trong tôn giáo thật tượng phản vái những điều cam kết trong xã hội. Ngưòi đời xựa không bao giờ biết chuyện này đâu.
Trong chính thể cộng hoà người ta cần đến tất cả sức mạnh của giáo dục. Sự sợ hãi trong chính thể chuyên chế là do trừng phạt và đe doạ mà sinh ra. Danh diện trong chính thể quân chủ lă do các dục vọng kích thích, và nó cũng kích thích lại dục vọng. Nhưng đạo đức trong chính thể cộng hoà lại là sự đấu tranh vói bản thân mình; đó là chuyện rất khó.
Có thể định nghĩa đạo đức chính trị là tình yêu luật pháp và tình yêu Tổ quốc. Tình yêu ấy đòi hỏi luôn luôn đặt lọi ích chung lên trên lợi ích cả nhân. Tình yêu ấy đặc biệt phù hợp với các chính thể dân chủ. Ở đây vận mệnh của chính thể được giao cho mỗi cồng dân, mà chính thể là đủ mọi thứ trên đời, muốn bảo vệ nó thì phải yêu mến nó. Chưa bao giờ nghe nói một ông vua không yêu chính thể quân chủ, một nhà độc tài lại ghét chính thể chuyên chế.
Trong chính thể cộng hoà, tất cả tuỳ thuộc ở tình yêu trong sáng nói trên, do đó mà phải quan tâm đến giáo dục. Muốn cho trẻ em có được tình yêu luật pháp và Tổ quốc thì cái chắc chắn là các ông bố trong gia đình phải có tình yêu ấy đã! Thầy giáo trao kiến thức cho các em, lại còn phải gợi cho các em sự ham mê, hứng thú nữa kia. Không làm được điều này là vì sự giáo dục trong gia đình đã bị huỷ hoại bởi những tình cảm ngoại lai. Không phải người ta sinh ra đã mất gốc, mà vì những con người thành nhân trước đó (tức_cha mẹ) đã bị hư hỏng.