Mục lục bài viết
- 1. Quyền và nghĩa vụ của học sinh, sinh viên cử tuyển
- 2. Các chính sách học bổng, miễn giảm học phí đối với học sinh, sinh viên cử tuyển
- 3. Chính sách xét tuyển và bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp đối với người được cử đi học theo chế độ cử tuyển
- 4. Các trường hợp học sinh, sinh viên cử tuyển phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo ?
- 5. Quy định về trả và thu hồi chi phí bồi hoàn
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật Minh Khuê
>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900 6162
cũng có những trách nhiệm, nghĩa vụ nhất định, bao gồm cả việc bồi hoàn học bổng và các chi phí hỗ trợ có liên quan nếu vi phạm cam kết hoặc thuộc các trường hợp luật định.
1. Quyền và nghĩa vụ của học sinh, sinh viên cử tuyển
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 141/2020/NĐ-CP người học theo chế độ cử tuyển có những quyền và nghĩa vụ sau:
Quyền của người theo học chế độ cử tuyển:
- Được thông báo, thông tin đầy đủ về chế độ cử tuyển;
- Được hưởng các chính sách của nhà nước về học bổng, miễn học phí và các chế độ ưu tiên, các chính sách khác theo quy định hiện hành của Nhà nước trong thời gian đào tạo;
- Được tiếp nhận hồ sơ để xét tuyển và bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp.
Nghĩa vụ của người học theo chế độ cử tuyển:
- Học sinh, sinh viên cử tuyển phải cam kết trước khi được cử tuyển và chấp hành sự cam kết với cơ quan cứ đi học trở về làm việc tại địa phương sau khi tốt nghiệp;
- Học sinh, sinh viên cử tuyển phải chấp hành các quy định của pháp luật và nội quy, quy chế của các cơ sở giáo dục; hoàn thành chương trình đào tạo theo quy định.
- Học sinh, sinh viên cử tuyển phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo nếu thuộc các trường hợp phải bồi hoàn theo quy định.
2. Các chính sách học bổng, miễn giảm học phí đối với học sinh, sinh viên cử tuyển
Chính sách học bổng, miễn giảm học phí đối với người học nói (trong đó có học sinh, sinh viên cử tuyển) được quy định tại Điều 85 Luật Giáo dục năm 2019 như sau:
- Thứ nhất là học bổng khuyến khích học tập: Áp dụng đối với học sinh đạt kết quả học tập xuất sắc tại các trường chuyên, trường năng khiếu theo quy định và những người học có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên ở cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học.
- Thứ hai là học bổng chính sách đối với riêng đối tượng người học là học sinh, sinh viên thuộc hệ cử tuyển, học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, người học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật.
- Với các học sinh, sinh viên, người học khác là đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo, Nhà nước cũng có các chính sách trợ cấp và miễn, giảm học phí phù hợp với từng đối tượng.
- Học sinh, sinh viên sư phạm ngoài được hưởng các chính sách nêu trên thì còn được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học. Người được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt sau 02 năm kể từ khi tốt nghiệp nếu không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn khoản kinh phí mà Nhà nước đã hỗ trợ. Thời hạn hoàn trả tối đa bằng thời gian đào tạo.
***Nếu học sinh, sinh viên cử tuyển vừa là đối tượng hưởng học bổng chính sách, vừa là đối tượng hưởng chính sách trợ cấp ưu đãi, trợ cấp xã hội hoặc học bổng khuyến khích thì được hưởng đồng thời các chính sách.
Chi tiết về học bổng khuyến khích học tập và học bổng chính sách: Mời quý bạn đọc vui lòng tham khảo bài viết sau: Chính sách về học bổng, học phí đối với học sinh, sinh viên theo quy định luật Giáo dục năm 2019
Đối với chính sách miễn, giảm tiền học phí đối với học sinh, sinh viên cử tuyển, chính sách này được quy định chi tiết tại nghị định số 81/2020/NĐ-CP như sau:
Điều 15. Đối tượng được miễn học phí
10. Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên) theo quy định của Chính phủ về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
11. Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.
12. Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Chính sách xét tuyển và bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp đối với người được cử đi học theo chế độ cử tuyển
Điều 12 Nghị định 141/2020/NĐ-CP quy định về việc xét tuyển và bố trị việc làm đối với người được cử đi học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp như sau:
- Trách nhiệm của cơ sở giáo dục nơi người được cử đi học cử tuyển theo học: Hằng năm, gửi danh sách, bàn giao hồ sơ và bằng tốt nghiệp của người học theo chế độ cử tuyển đã tốt nghiệp cho UBND cấp tỉnh.
- Trách nhiệm của UBND cấp tỉnh:
+) Xây dựng kế hoạch xét tuyển vào công chức, viên chức đối với người theo học chế độ cử tuyển trong danh sách cơ sở giáo dục bàn giao dựa trên hồ sơ của người học và yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, số lượng người làm việc, số biên chế công chức được giao đối với vị trí việc làm là cán bộ, công chức; căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, số lượng người làm việc được giao, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập đối với vị trí việc làm là viên chức.
+) Chỉ đạo tổ chức xét tuyển, bố trí việc làm đối với người học theo chế độ cử tuyển sau khi tốt nghiệp theo quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức hoặc gửi hồ sơ tới các đơn vị, tổ chức khác có nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ đào tạo chuyên môn phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
Thời gian chờ xét tuyển và bố trí việc làm là tốt đa 12 tháng kể từ ngày UBND tiếp nhận đủ hồ sơ xét tuyển.
Như vậy, về cơ bản, chính sách này giúp cho người được cử đi học theo chế độ cử tuyển có cơ hội được UBND cấp tỉnh bảo đảm việc làm.
4. Các trường hợp học sinh, sinh viên cử tuyển phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo ?
Các trường hợp mà học sinh, sinh viên hoặc người được cử đi học cử tuyển phải bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo, theo quy định tại Điều 13 Nghị định 141/2020/NĐ-CP gồm:
1. Người tự thôi học hoặc bị kỷ luật buộc thôi học, trừ các trường hợp tự thôi học do bất khả kháng.
2. Người không chấp hành việc xét tuyển và bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp theo cam kết.
3. Người có thời gian làm việc sau tốt nghiệp theo vị trí việc làm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều động ít hơn hai lần thời gian dược hưởng học bổng và chi phí đào tạo.
4. Người bị kỷ luật thôi việc trong thời gian đang chấp hành nghĩa vụ làm việc theo sự điều động.
Trường hợp bất khả kháng, theo quy định của bộ luật dân sự là sự kiện hoặc lý do xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Cách tính chi phí bồi hoàn:
Cách tính chi phí bồi hoàn được quy định tại Điều 14 nghị định 141/2020/NĐ-CP như sau:
Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Nghị định nêu trên, cách tính chi phí bồi hoàn được tính theo công thức sau:
S = (HB+CF) x N
Trong đó:
- S là chi phí bồi hoàn;
- HB là học bổng người học được hưởng trong một tháng;
- CF là chi phí đào tạo người học trong một tháng;
- N là thời gian người học đã học theo chế độ cử tuyển được tính bằng số tháng làm tròn;
Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 13 nêu trên, cách tính chi phí bồi hoàn được tính theo công thức sau:
S = (T -t) : t x (HB + CF) x N
Trong đó:
- T là số tháng người cử tuyển phải chấp hành nghĩa vụ làm việc theo sự điều động;
- t là số tháng người cử tuyển đã làm việc theo sự điều động;
- S là chi phí bồi hoàn;
- HB là học bổng người học được hưởng trong một tháng;
- CF là chi phí đào tạo người học trong một tháng;
- N là thời gian người học đã học theo chế độ cử tuyển được tính bằng số tháng làm tròn;
5. Quy định về trả và thu hồi chi phí bồi hoàn
Thẩm quyền quyết định việc bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo:
- Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định việc bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo đối với với các trường hợp sau:
+) Người tự thôi học hoặc bị kỷ luật buộc thôi học, trừ các trường hợp tự thôi học do bất khả kháng hoặc
+) Người không chấp hành việc xét tuyển và bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp theo cam kết.
- Chủ tịch UBND cấp huyện, thủ trưởng cơ quan quản lý người lao động cấp tỉnh quyết định việc bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo đối với các trường hợp:
+) Người có thời gian làm việc sau tốt nghiệp theo vị trí việc làm do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều động ít hơn hai lần thời gian dược hưởng học bổng và chi phí đào tạo.
+) Người bị kỷ luật thôi việc trong thời gian đang chấp hành nghĩa vụ làm việc theo sự điều động.
Thời gian bồi hoàn chi phí:
- Người học cử tuyển có trách nhiệm nộp trả đầy đủ khoản tiền phải bồi hoàn chậm nhất trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Chi phí mà người học cử tuyển bồi hoàn được nộp vào ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành và theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước về quản lý khoản thu hồi nộp ngân sách.
- Nếu xảy ra trường hợp người học không thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định bồi hoàn có quyền khởi kiện theo quy định pháp luật.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu quý khách hàng/ quý bạn đọc còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900 6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác của quý khách hàng!
Trân trọng cảm ơn ./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự - Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn Minh Khuê