Mục lục bài viết
- 1. Biên bản họp hội đồng thành viên có cần chữ ký của các thành viên.
- 2. Điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên
- 3. Quy định về triệu tập họp hội đồng thành viên.
- 4. Một số thuật ngữ khác liên quan đến thành viên
- 4.1 Thành viên của tổ chức thẩm định là gì?
- 4.2 Ngân hàng phi thành viên (NONMEMBER BANK) là gì?
- 4.3 Các thành viên liên kết (ALLIED MEMBERS) là gì?
1. Biên bản họp hội đồng thành viên có cần chữ ký của các thành viên.
Biên bản họp của hội đồng thành viên được quy định tại điều 60 của Luật Doanh nghiệp 2020 theo đó thì biên bản họp hội đồng thành viên được quy định như sau:
Cuộc họp Hội đồng thành viên phải được ghi biên bản và có thể ghi âm hoặc ghi và lưu giữ dưới hình thức điện tử khác.
Biên bản họp Hội đồng thành viên phải thông qua ngay trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Thời gian và địa điểm họp; mục đích, chương trình họp;
- Họ, tên, tỷ lệ phần vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên, người đại diện theo ủy quyền dự họp; họ, tên, tỷ lệ phần vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên không dự họp;
- Vấn đề được thảo luận và biểu quyết; tóm tắt ý kiến phát biểu của thành viên về từng vấn đề thảo luận;
- Tổng số phiếu biểu quyết hợp lệ, không hợp lệ; tán thành, không tán thành, không có ý kiến đối với từng vấn đề biểu quyết;
- Các quyết định được thông qua và tỷ lệ phiếu biểu quyết tương ứng
- Họ, tên và nội dung ý kiến của người dự họp không đồng ý thông qua biên bản họp (nếu có)
- Họ, tên, chữ ký của người ghi biên bản và chủ tọa cuộc họp, trừ trường hợp quy định dưới đây: Trường hợp chủ tọa, người ghi biên bản từ chối ký biên bản họp thì biên bản này có hiệu lực nếu được tất cả thành viên khác của Hội đồng thành viên tham dự và đồng ý thông qua biên bản họp ký và có đầy đủ nội dung theo quy định như trên. Biên bản họp ghi rõ việc chủ tọa, người ghi biên bản từ chối ký biên bản họp. Người ký biên bản họp chịu trách nhiệm liên đới về tính chính xác và trung thực của nội dung biên bản họp Hội đồng thành viên. Chủ tọa, người ghi biên bản chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với doanh nghiệp do từ chối ký biên bản họp theo quy định của Luật này, Điều lệ công ty và pháp luật có liên quan.
>> Xem thêm: Mẫu biên bản họp Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị
Như vậy thì biên bản họp hội đồng thành viên sẽ cần chữ ký của người dự họp không đồng ý thông qua biên bản họp, và họ tên, chữ ký của người ghi biên bản họp và chủ tọa cuộc họp, trừ quy định khác của pháp luật.
2. Điều kiện và thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên
Quy định về điều kiện và cũng như là thể thức để tiến hành họp hội đồng thành viên thì điều 58 luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định rất cụ thể như sau:
- Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu từ 65% vốn điều lệ trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
- Trường hợp cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định (Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu từ 65% vốn điều lệ trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định) và Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc triệu tập họp Hội đồng thành viên được thực hiện như sau:
- Thông báo mời họp lần thứ hai phải được gửi trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ hai được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu từ 50% vốn điều lệ trở lên;
- Trường hợp cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại điểm a khoản này, thông báo mời họp lần thứ ba phải được gửi trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai. Cuộc họp Hội đồng thành viên lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc số thành viên dự họp và số vốn điều lệ được đại diện bởi số thành viên dự họp.
Thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên phải tham dự và biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên. Thể thức tiến hành họp Hội đồng thành viên, hình thức biểu quyết do Điều lệ công ty quy định
Trong rường hợp cuộc họp đủ điều kiện quy định tại Điều này không hoàn thành chương trình họp trong thời hạn dự kiến thì có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày kể từ ngày khai mạc cuộc họp đó. Ngoài ra có thể tham khảo thêm một số bài viết sau đây của chúng tôi: Vai trò, vị trí của Hội đồng thành viên trong công ty cổ phần?
3. Quy định về triệu tập họp hội đồng thành viên.
Căn cứ pháp lý: Điều 57 Luật doanh nghiệp 2020
Luật Doanh nghiệp 2020 cũng đã quy định vô cùng cụ thể và rõ ràng về triệu tập họp hội đồng thành viên theo đó thì hội đồng thành viên được triệu tập họp theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc theo yêu cầu của thành viên hoặc nhóm thành viên. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập họp Hội đồng thành viên theo yêu cầu của thành viên, nhóm thành viên trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thì thành viên, nhóm thành viên đó triệu tập họp Hội đồng thành viên. Chi phí hợp lý cho việc triệu tập và tiến hành họp Hội đồng thành viên sẽ được công ty hoàn lại.
Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc người triệu tập họp chuẩn bị chương trình, nội dung tài liệu họp, triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng thành viên. Thành viên có quyền kiến nghị bổ sung nội dung chương trình họp bằng văn bản. Kiến nghị phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức; họ, tên, chữ ký của thành viên kiến nghị hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ
- Tỷ lệ phần vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
- Nội dung kiến nghị đưa vào chương trình họp;
- Lý do kiến nghị.
Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc người triệu tập họp phải chấp thuận kiến nghị và bổ sung chương trình họp Hội đồng thành viên nếu kiến nghị có đủ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này và được gửi đến trụ sở chính của công ty chậm nhất là 01 ngày làm việc trước ngày họp Hội đồng thành viên; trường hợp kiến nghị được trình ngay trước khi bắt đầu họp thì kiến nghị được chấp thuận nếu đa số các thành viên dự họp tán thành.
Thông báo mời họp Hội đồng thành viên có thể gửi bằng giấy mời, điện thoại, fax, phương tiện điện tử hoặc phương thức khác do Điều lệ công ty quy định và được gửi trực tiếp đến từng thành viên Hội đồng thành viên. Nội dung thông báo mời họp phải xác định rõ thời gian, địa điểm và chương trình họp.
Chương trình và tài liệu họp phải được gửi cho thành viên công ty trước khi họp. Tài liệu sử dụng trong cuộc họp liên quan đến quyết định về sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, thông qua chiến lược phát triển công ty, thông qua báo cáo tài chính hằng năm, tổ chức lại hoặc giải thể công ty phải được gửi đến các thành viên chậm nhất là 07 ngày làm việc trước ngày họp. Thời hạn gửi các tài liệu khác do Điều lệ công ty quy định.
Nếu như điều lệ công ty không có quy định về triệu tập hội đồng thành viên thì yêu cầu triệu tập hội đồng thành viên được thực hiện theo quy định của pháp luật và phải đảm bảo các yêu cầu theo quy định của pháp luật, trong trường hợp mà yêu cầu triệu tập họp hội đồng thành viên không có đủ các nội dung theo quy định thì chủ tịch hội đồng thành viên phải thông báo bằng văn bản về việc không triệu tập họp hội đồng thành viên cho thành viên, nhóm thành viên có liên quan biết trong thời hạn là 07 ngày làm việc tính kể từ ngày nhận được yêu cầu. Nếu mà chủ tịch Hội đồng thành viên không triệu tập cuộc họp hội đồng thành viên thì phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với công ty và thành viên công ty có liên quan.
>> Xem thêm: Quy định về thực hiện cuộc họp hội đồng thành viên trong công ty TNHH hai thành viên trở lên
4. Một số thuật ngữ khác liên quan đến thành viên
4.1 Thành viên của tổ chức thẩm định là gì?
Thành viên của tổ chức thẩm định (MEMBER, APPRAISAL INSTITUTE - MAI) là chức danh nghề nghiệp được chứng nhận bởi Viện Các Nhà Thẩm định Bất động sản Mỹ của các Hãng kinh doanh bất động sản, chức danh này cấp cho những người thẩm định bất động sản đáp ứng các tiêu chuẩn và được cấp giấy chứng nhận bởi Viện.
4.2 Ngân hàng phi thành viên (NONMEMBER BANK) là gì?
Ngân hàng phi thành viên (NONMEMBER BANK) là ngân hàng thương mại, ngân hàng tiết kiệm, hoặc hiệp hội tiết kiệm và cho vay không phải là thành viên của Hệ thống Dự trữ Liên bang. Các ngân hàng phi thành viên phải duy trì một phần những tài khoản giao dịch và tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang, để đáp ứng các yêu cầu dự trữ, nhưng có tiếp cận Phòng Cho vay Chiết khấu Dự trữ Liên bang và các dịch vụ của Cục Dự trữ Liên bang, với cùng điều kiện như các ngân hàng thành viên Dự trữ Liên bang.
Ngược lại là ngân hàng thành viên.
4.3 Các thành viên liên kết (ALLIED MEMBERS) là gì?
Các thành viên liên kết (ALLIED MEMBERS) là các đối tác, hoặc các cổ đông có quyền biểu quyết bằng phiếu, trong một tổ chức thành viên giao dịch chứng khoán không có quyền thương lượng mua bán chứng khoán trên sàn giao dịch nhưng buộc phải tuân thủ những luật lệ và quy định tương tự như các thành viên trên sàn giao dịch.
Partners, or voting stockholders, in a stock exchange member organization who are not entitled to transact business on the trading floor of an exchange but are subject to the same rules and regulations as exchange members.
Trên đây là toàn bộ những nội dung mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn có liên quan đến họp hội đồng thành viên, nếu các bạn còn có những câu hỏi thắc mắc khác có liên quan thì có thể liên hệ với chúng tôi thông qua số điện thoại của tổng đài 19006162 hoặc gửi yêu cầu về địa chỉ email : lienhe@luatminhkhue.vn .