1. Công đoàn là gì?

Công đoàn Việt Nam là một tổ chức giữ vai trò quan trọng trong hoạt động chính trị – xã hội và đặc biệt là đối với người lao động. Tuy nhiên trên thực tế vai trò của Công đoàn không phải ai cũng nắm được còn nhiều người hiểu sai về vai trò công đoàn cũng như Công đoàn bị “lu mờ” so với những cơ quan khác (Tòa án, công an…) trong bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Căn cứ Điều 10 Hiến pháp 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định như sau:

Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện của giai cấp công nhân, tri thức và người lao động, đó là một tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Đại diện cho người lao động; tham gia giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động, tuyên truyền, vận động người lao động học tập, rèn luyện, đoàn kết, chấp hành pháp luật, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

2. Chức năng của tổ chức công đoàn Việt Nam

Ở Việt Nam, Công đoàn được coi là tổ chức chính trị-xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động, cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra và giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có nhiều chức năng cơ bản như: đại diện bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lí nhà nước, quản lí kinh tế-xã hội; tham gia thanh tra, kiểm ưa, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kĩ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (Theo Điều 1 của Luật Công đoàn năm 2012).

Như vậy, về cơ bản, chức năng của công đoàn Việt Nam cũng tương tự như các công đoàn khác ưên thế giới, mặc dù mức độ đầu tư thực hiện mỗi chức năng có thể khác nhau. Theo nhận thức chung, ưong số các chức năng của công đoàn, chức năng đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động là chức năng cơ bản, trọng tâm hàng đầu của tổ chức công đoàn trong cơ chế thị trường hiện nay. Nhà nước ta đang tiếp tục thực hiện chính sách hội nhập kinh tế, khuyến khích các thành phần kinh tế tự do kinh doanh, mở rộng các hình thức đầu tư nhằm phát triển kinh tế. Quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động (NSDLĐ) ở các đơn vị lao động là quan hệ trao đổi, mua bán sức lao động nên khó tránh khỏi sự lạm dụng, bóc lột. Do vậy, sự tham gia của tổ chức đại diện lao động - tổ chức công đoàn nhằm tạo ra một tương quan để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động là hết sức cần thiết.

Xác định chức năng đại diện và bảo vệ người lao động là chức năng cơ bản, trọng tâm hàng đầu trong cơ chế thị trường hiện nay không có nghĩa là công đoàn đứng về phía người lao động đối lập hoàn toàn với lợi ích của người sử dụng lao động, của xã hội. Bởi vì xét cho cùng quyền lợi của người lao động chỉ đạt được một cách ổn định, bền vững khi quan hệ lao động diễn ra hài hoà, trên cơ sở tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau tức là quyền lợi người sử dụng lao động, xã hội cũng phải được đảm bảo. Như vậy, chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp người lao động của công đoàn cần được đặt trong mối quan hệ hợp tác và tôn trọng với người sử dụng lao động, với tổ chức đại diện của người sử dụng lao động.

 

3. Quyền hạn và trách nhiệm của công đọàn

Quyền hạn của công đoàn là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của công đoàn được pháp luật thừa nhận và đảm bảo thực hiện với tư cách là một chủ thể độc lập đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chỉnh đáng của tập thể lao động.

Nói đến quyền hạn của công đoàn bao giờ cũng phải đề cập đến trách nhiệm của công đoàn. Trách nhiệm là mặt thứ hai của quyền hạn. Quyền hạn và trách nhiệm có mối quan hệ mật thiết và phản ánh tư cách pháp nhân của cũng như địa vị pháp lí của công đoàn. Quyền và trách nhiệm của công đoàn được quy định tại Mục II Luật Công đoàn năm 2012 (từ Điều 10 đến Điều 17) và được hướng dẫn cụ thể tại các văn bản pháp luật khác như Nghị định số 43/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Điều 10 của Luật Công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, Nghị định số 200/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết Điều 11 Luật Công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc tham gia quản lí nhà nước, quản lí kinh tế - xã hội... Quyền và trách nhiệm của công đoàn bao gồm:

* Quyền đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động​

Quyền này của công đoàn được nhắc đầu tiên trong số các quyền và trách nhiệm của công đoàn (Điều 10 Luật Công đoàn năm 2012 và Nghị định số 43/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Điều 10 của Luật Công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn ttong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.) trong đó nhắc đến hầu hết các hoạt động được thực hiện ở công đoàn cấp cơ sở. Các hoạt động được quy định bao gồm:

- Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của họ khi giao kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng lao động. Nội dung hướng dẫn tư vấn bao gồm những vấn đề như hình thức, nguyên tắc, loại hợp đồng, nội dung hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên; thời gian thử việc, tập sự; nghĩa vụ thực hiện công việc theo hợp đồng, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác, các trường hợp tạm hoãn hợp đồng, nhận lại người lao động hết thời gian tạm hoãn hợp đồng làm việc; trình tự, thủ tục và các chế độ đối với người lao động khi phát sinh sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc (theo Điều 3 Nghị định số 43/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013).

- Đại diện cho tập thể người lao động thực hiện thương lượng, kí kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể.

Trong hoạt động này công đoàn cơ sở có quyền, trách nhiệm thu thập thông tin, tập hợp kiến nghị, đề xuất; yêu cầu người sử dụng lao động thương lượng; đại diện cho tập thể người lao động trong thương lượng, kí kết, sửa đổi, bổ sung, kéo dài thòi hạn của thỏa ước, phổ biến thỏa ước lao động tập thể đến người lao động; giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể; yêu cầu giải quyết hanh chấp lao động tập thể khi người sử dụng lao động không thực hiện đầy đủ, vi phạm thỏa ước lao động tập thể.

Công đoàn ngành thực hiện quyền, hách nhiệm tương tự như công đoàn cơ sở khi thương lượng, kí kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể ngành (Theo Điều 4 Nghị định số 43/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013).

- Cùng với bên sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế hả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, hong đó bao gồm quyền, hách nhiệm tổ chức lấy ý kiến, tổng hợp ý kiến của người lao động, tham gia bằng văn bản với người sử dụng lao động về các vấn đề nêu hên. Theo Điều 5 Nghị định số 43/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013.

- Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.

Công đoàn cơ sở tại đơn vị sử dụng lao động có quyền, hách nhiệm thu thập thông tin, tập hợp kiến nghị, đề xuất; yêu cầu người sử dụng lao động tổ chức đối thoại; tiến hành việc đối thoại; phối hợp cùng người sử dụng lao động tổ chức hội nghị người lao động và giám sát việc thực hiện nghị quyết hội nghị cũng như các thỏa thuận đạt được qua đối thoại. Theo Điều 6 Nghị định số 43/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013.

- Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động.

Công đoàn các cấp có quyền, trách nhiệm tổ chức hoạt động tư vấn cho người lao động. Nội dung tư vấn liên quan đến pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, công đoàn và pháp luật khác có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Theo Điều 7 Nghị định sô 43/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013.

- Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẳm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm.

Công đoàn cơ sở có quyền, trách nhiệm kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như với công đoàn cấp trên xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm; tiến hành thương lượng với người sử dụng lao động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và công đoàn cấp trên. Theo Điều 9 Nghị định số 43/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013.

- Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động; đại diện cho tập thể hoặc cá nhân người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp. Công đoàn cấp trôn có trách nhiệm hỗ trợ công đoàn cơ sở và có quyền tham gia với cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo quy định. Theo Điều 8 Nghị định số 43/2013/NĐ-CP ngàỵ 10/5/2013.

- Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật. Theo Xem thêm các quy định của pháp luật về thủ tục đình công: Điều 10 Luật Công đoàn, Điều 12 Nghị định sổ 43/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013.

- Đại diện cho cá nhân người lao động khởi kiện tại toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ quyền, trong đó bao gồm cả trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ người lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và tham gia phiên họp giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động theo yêu cầu. Theo Điều 10 Luật Công đoàn và Điều 8, Điều 10 Nghị định số 43/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013.

Những hoạt động nêu trên chủ yếu do công đoàn cấp cơ sở trực tiếp thực hiện và được công đoàn cấp trên hỗ trợ. Ở những nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở và khi được người lao động ở đó yêu cầu công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền, trách nhiệm thực hiện quyền, trách nhiệm của công đoàn cơ sở.

* Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí kinh tế-xã hội, theo Điều 11 của Luật Công đoàn năm 2012.

Đây cũng là quyền quan trọng của công đoàn và được hướng dẫn khá chi tiết trong quy định của Chính phủ. Theo Nghị định số 200/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết Điều 11 Luật Công đoàn về quỵền, trách nhiệm của công đoàn trong việc tham gia quản lí nhà nước, quản lí kinh tế-xã hội. Công đoàn tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật về kinh tế-xã hội, lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hộ lao động và chính sách, pháp luật khậc liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động; phối hợp với cơ quan nhà nước nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, kĩ thuật bảo hộ lao động, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn, vệ sinh lao động; tham gia với cơ quan nhà nước quản lí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động, tập thể người lao động theo quy định của pháp luật; tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cũng như phối hợp tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

* Quyền trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị xây dựng chính sách, pháp luật theo Điều 12 Luật Công đoàn năm 2012.

Công đoàn mỗi cấp có quyền khác nhau liên quan đến việc xây dựng pháp luật. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có quyền trình dự án luật, pháp lệnh. Công đoàn các cấp có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật có liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.

* Quyền tham dự các phiên họp, cuộc họp, kì họp và hội nghị (Điệu 13 Luật Công đoàn năm 2012)

Công đoàn không những có quyền được thông tin, mà còn có quyền được tham gia vào quá trình xây dựng và quyết định các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của người lao động. Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, chủ tịch công đoàn các cấp có quyền, trách nhiệm tham dự các phiên họp, cuộc họp, kì họp và hội nghị của các cơ quan, tổ chức hữu quan cùng cấp khi bàn và quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động.

* Quyền tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Điều 14 Luật Công đoàn năm 2012).

Đây là một trong những quyền thể hiện chức năng tham gia vào hoạt động quản lí của tổ chức công đoàn. Công đoàn có quyền tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về lao động, công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chế độ, chính sách, pháp luật khác có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Trong quá trình này, công đoàn có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu và giải trình những vấn đề có liên quan; kiến nghị biện pháp sửa chữa thiếu sót, ngăn ngừa vi phạm, khắc phục hậu quả và xử lí hành vi vi phạm pháp luật; yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện biện pháp khắc phục, bảo đảm an toàn lao động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động.

 

4. Nhiệm vụ của tổ chức công đoàn là gì?

* Nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động (Điều 15 Luật Công đoàn năm 2012)

Nội dung tuyên truyền mà công đoàn thực hiện là đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công đoàn, người lao động; quy định của công đoàn. Công đoàn cũng có nhiệm vụ vận động, giáo dục người lao động học tập, nâng cao trình độ chính trị, vãn hóa, chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

* Quyền phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở (Điều 16 và Điều 17 Luật Công đoàn năm 2012)

Công đoàn có quyền, trách nhiệm phát triển đoàn viên công đoàn và công đoàn cơ sở trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền, trách nhiệm cử cán bộ công đoàn đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người lao độngthành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn. Ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền, trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động khi được người lao động ở đó yêu cầu.

Tóm lại, trong hệ thống pháp luật lao động Việt Nam, công đoàn thuộc hệ thống Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam với tư cách là tổ chức chính trị-xã hội có địa vị pháp lí và quyền hạn rộng lớn, được ghi nhận trên nhiều phương diện của quan hệ lao động. Tuy nhiên, các quyền hạn pháp lí của công đoàn dù có được quy định đến mức nào chăng nữa, xét đến cùng cũng chỉ là các điều kiện, khả năng để công đoàn thực hiện chức năng đại diện. Hiệu quả hoạt động của công đoàn còn phụ thuộc vào mối quan hệ tương hỗ của các thiết chế pháp lí khác, đặc biệt là từ sự nỗ lực về mọi mặt của chính tổ chức công đoàn trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Với sự xuất hiện của tổ chức đại diện người lao động không thuộc hệ thống Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, không phải là tổ chức chính trị-xã hội nhưng có tư cách bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động với tổ chức công đoàn cho thấy cần có những thiết chế pháp lí điều chỉnh phù hợp trong bối cảnh tự do công đoàn ở Việt Nam hiện nay.

 

5. Thủ tục thành lập và gia nhập công đoàn

Việc thành lập công đoàn là sự tự nguyện nên người lao động trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đều có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động miễn sao phải theo đúng quy định của Luật công đoàn và pháp luật có liên quan.

Tuy nhiên công đoàn cấp trên cơ sở vừa có quyền và vừa có trách nhiệm vận động người lao động tham gia công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức. Có quyền yêu cầu cơ quan chức năng tạo điều kiện cho việc thành lập công đoàn vì những vai trò quan trọng không thua kém những cơ quan, đoàn thể khác trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Khi tổ chức công đoàn được thành lập theo đúng quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động,tổ chức bắt buộc phải thừa nhận, tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn hoạt động.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực lao động, công đoàn Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài. Trân trọng./.