Mục lục bài viết
1. Có được hưởng chế độ tử tuất khi chưa đủ tuổi hưởng lương hưu?
Luật sư tư vấn pháp luật về chế độ tử tuất theo luật, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Trường hợp của bạn, bố chồng bạn chưa có quyết định hưởng chế độ hưu trí đã qua đời. Khi đó, gia đình bạn sẽ không được hưởng chế độ hưu trí mà thay vào đó được hưởng theo chế độ tử tuất. Cụ thể, theo điều 67, 69,70 luật bảo hiểm xã hội 2014 gia đình bạn sẽ được hưởng như sau:
- Thứ nhất, tiền trợ cấp mai táng:
"Điều 66. Trợ cấp mai táng
1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:
a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;
b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.
3. Người quy định tại khoản 1 Điều này bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng quy định tại khoản 2 Điều này."
- Thứ hai, tiền trợ cấp tuất thì có 2 trường hợp là trợ cấp tuất hàng tháng và trợ cấp tuất một lần
“Điều 67. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng
1. Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:
a) Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
b) Đang hưởng lương hưu;
c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.
2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:
a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.
3. Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo quy định tại Luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
4. Thời hạn đề nghị khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng như sau:
a) Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày người tham gia bảo hiểm xã hội chết thì thân nhân có nguyện vọng phải nộp đơn đề nghị;
b) Trong thời hạn 04 tháng trước hoặc sau thời điểm thân nhân quy định tại điểm a khoản 2 Điều này hết thời hạn hưởng trợ cấp theo quy định thì thân nhân có nguyện vọng phải nộp đơn đề nghị."
Theo quy định trên thì đối với trường hợp của cha chồng bạn sẽ được hưởng trợ cấp tuất một lần.
Mức trợ cấp tuất một lần được tính như sau:
Điều 70. Mức trợ cấp tuất một lần
1. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi; mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần thực hiện theo quy định tại Điều 62 của Luật này.
2. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.
3. Mức lương cơ sở dùng để tính trợ cấp tuất một lần là mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết.
2. Điều kiện hưởng chế độ tử tuất theo quy định pháp luật hiện nay ?
>> Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Bố bạn mất khi đang được lương hưu. Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội gia đình bạn sẽ được hưởng: trợ cấp mai táng, trợ cấp tử tuất hàng tháng hoặc tử tuất 1 lần. Cụ thể như sau:
1.Trợ cấp mai táng:
1.1 Điều kiện hưởng theo Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 của Quốc hội :
- Người lo mai táng cho một trong những đối tượng nêu dưới đây chết:
+ Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội.
+ Người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
+ Người đang hưởng lương hưu;
+ Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
1.2 Mức trợ cấp mai táng: Người lo mai táng được hưởng trợ cấp mai táng do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả bằng 10 tháng lương tối thiểu chung.
2. Trợ cấp tuất hàng tháng:
2.1 Điều kiện hưởng:
- Điều kiện về đối tượng: Các đối tượng dưới đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng do quỹ BHXH chi trả:
+ Đã đóng bảo hiểm xã hội ≥15 năm nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
+ Đang hưởng lương hưu.
+ Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
+ Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
b. Đối tượng hưởng:
+ Con chưa đủ 15 tuổi; con chưa đủ 18 tuổi nếu còn đi học; con từ đủ 15 tuổi trở lên nếu suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu từ ≥60 tuổi đối với nam, từ ≥55 tuổi đối với nữ hoặc nam dưới 60 tuổi, nữ dưới 55 tuổi mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
+ Điều kiện về thu nhập: Những thân nhân nêu trên (trừ thân nhân là con)phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương tối thiểu chung.
c. Mức hưởng:
+ Trợ cấp: 50% mức lương tối thiểu chung (trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương tối thiểu chung).
+ Số lượng thân nhân được hưởng trợ cấp: ≤4 người (trường hợp có từ hai người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 2 lần mức trợ cấp).
d. Thời điểm hưởng:
Từ tháng liền kề sau tháng mà người lao động, người hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chết.
3. Trường hợp hưởng tuất 1 lần:
a. Điều kiện hưởng:
+ Người chết không đủ kiều kiện để thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
+ Người chết đủ điều kiện để thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nhưng không có thân nhân đủ điều kiện.
b. Mức hưởng:
+ Đối với người lao động đang làm việc hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội: (1,5 tháng lương BQ đóng bảo hiểm x Số năm công tác).
Mức thấp nhất bằng ba tháng lương bình quân đóng bảo hiểm.
+ Đối với người đang hưởng lương hưu được tính theo số tháng đã hưởng lương hưu. Nếu có chết trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu. Sau đó cứ 1 tháng hưởng lương hưu thì trừ đi 0,5 tháng; thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu:
c. Thủ tục hồ sơ:
- Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất đối với người đang đóng bảo hiểm xã hội và người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm:
+ Sổ bảo hiểm xã hội.
+ Giấy chứng tử, giấy báo tử hoặc quyết định của Toà án tuyên bố là đã chết.
+ Tờ khai của thân nhân theo mẫu do tổ chức bảo hiểm xã hội quy định.
+ Biên bản điều tra tai nạn lao động, bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp trong trường hợp chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất của người đang hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ ≥61% bao gồm:
+ Giấy chứng tử, giấy báo tử hoặc quyết định của Toà án tuyên bố là đã chết.
+ Tờ khai của thân nhân theo mẫu do tổ chức bảo hiểm xã hội quy định.
Trường hợp người lao động chết có thân nhân cần giám định mức suy giảm khả năng lao động. Cơ quan BHXH chỉ giới thiệu trong vòng 2 tháng kể từ ngày chết
4. Trách nhiệm lập hồ sơ:
- Đơn vị có trách nhiệm lập hồ sơ gửi tới cơ quan BHXH cho những người lao động do đơn vị quản lý bị chết.
- Thân nhân của người đang bảo lưu, đang hưởng lương hưu hoặc đợi cấp sổ BHXH hàng tháng bị chết có trách nhiệm lập hồ sơ gửi đến cơ quan BHXH Quận, huyện nơi người lao động cư trú.
- Cơ quan BHXH Quận, Huyện tiếp nhận hồ sơ và giải quyết chế độ tử tuất, trường hợp không giải quyết có văn bản trả hồ sơ và nói rõ lý do.
>> Tham khảo bài viết liên quan: Trả lời thắc mắc về cách tính trợ cấp tử tuất 1 lần với đối tượng là cựu chiến binh ?
3. Chế độ tử tuất khi qua đời đột ngột được tính như thế nào ?
Thưa Luật sư, em muốn hỏi trường hợp của cậu em 56 tuổi, đang làm việc tại ngân hàng Agribank và có đóng bảo hiểm xã hội nhưng vừa rồi ngày 20/8/2017 mới đột ngột lên cơm đau tim qua đời. Luật sư cho em hỏi là trường hợp của cậu em có được hưởng trợ cấp hay tử tuất gì không ạ?
Trả lời:
Thứ nhất: Trợ cấp mai táng phí
Căn cứ Điều 66 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trợ cấp mai táng trong chế độ tử tuất.
Vìcậu bạn đang công tác tại ngân hàng Agribank, đang đóng bảo hiểm xã hội do đó thân nhân thực hiện mai táng sẽ được nhận trợ cấp mai táng phí nếu cậu bạn đã tham gia bảo hiểm xã hội đủ 12 tháng trở lên. Mức trợ cấp bằng 10 tháng lương cơ sở (10 x 1.210.00 = 12.100.000 đồng)
Thứ hai: Trợ cấp tuất hàng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần
Do bạn không nói rõ thời gian cậu bạn đã tham gia bảo hiểm xã hội và các thân nhân của cậu bạn thế nào nên tùy từng trường hợp thân nhân của cậu bạn sẽ được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần tùy vào các trường hợp sau:
– Hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nếu đáp ứng yêu cầu tại Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trợ cấp hàng tháng
The đó, nếu cậu bạn đã tham gia bảo hiểm xã hội trên 15 năm và có thân nhân thuộc các trường hợp trên thì thân nhân sẽ được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
– Trợ cấp tuất một lần
Nếu không thuộc trường hợp hưởng trợ cấp tuất hàng tháng thì thân nhân của cậu bạn có thể được hưởng trợ cấp tuất một lần theo quy định tại Điều 69 Luật bảo hiểm xã hội 2014 với mức hưởng được quy định tại khoản 1 Điều 70 Luật này như sau:
“1. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi; mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần thực hiện theo quy định tại Điều 62 của Luật này“.
Như vậy, khi cậu bạn qua đời, thân nhân có thể được hưởng các chế độ sau:
+ Trợ cấp mai táng phí: 12.100.000 đồng
+ Trợ cấp tuất hàng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần.
>> Xem thêm: Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội trực tuyến qua tổng đài điện thoại
4. Chế độ tử tuất đối với người đang tác trong ngành công an mất ?
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 66 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về chế độ mai táng
Điều 69 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần:
" Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần như sau :
1. Người lao động chết không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này;
2. Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật này;
3. Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 67 mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
4. Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân quy định tại khoản 6 Điều 3 của Luật này thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế."
Vì bạn không cung cấp rõ thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của bố bạn cũng như thông tin về gia đình bạn nên chúng tôi không thể giải thích rõ gia đình bạn có được hưởng trợ cấp tuất một lần hay không. Tuy nhiên vì bố bạn thuộc đối tượng thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 :
" 1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Nên sau khi bố bạn chết, người lo mai táng sẽ được nhận một lần trợ cấp mai táng. Trong trường hợp gia đình bạn không được hưởng trợ cấp tuất một lần thì gia đình bạn có thể được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nếu thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại Điều 67 Luật bảo hiểm năm 2014 quy định về các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
Bên cạnh đó, nếu trước đó bố bạn đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì theo Điều 13 Nghị định 33/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân như sau :
" Điều 13. Chế độ tử tuất đối với thân nhân của người lao động chết mà trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Chế độ tử tuất đối với thân nhân của người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định này chết mà trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Điều 71 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Thời gian tính hưởng chế độ tử tuất là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện với thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2. Người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại thời Điểm người lao động chết thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên;
b) Người lao động có tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc với thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 60 tháng trở lên;
c) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian Điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
3. Người lao động quy định tại Điểm a, b và d Khoản 2 Điều này nếu bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại thời Điểm Tòaán tuyên bố là đã chết.
4. Người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì thân nhân đủ Điều kiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội, được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, mức trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện theo quy định tại Điều 68 Luật bảo hiểm xã hội :
a) Đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên;
Trường hợp người lao động còn thiếu tối đa không quá 06 tháng để đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà thân nhân có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất với mức đóng hằng tháng bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động trước khi chết.
b) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian Điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
d) Đang hưởng lương hưu mà trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 nămtrở lên.
5. Thân nhân của người lao động bị chết được hưởng trợ cấp tuất một lần thuộc một trong cáctrường hợp sau:
a) Người lao động chết không thuộc quy định tại Khoản 4 Điều này;
b) Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này nhưng không có hoặc không còn thân nhân đủ Điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội;
c) Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 2 và Khoản 3 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
6. Mức trợ cấp tuất một lần
a) Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà chết thì thân nhân được nhận trợ cấp tuất một lần tính theo quy định tại Khoản 1 Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội và được tính trên cơ sở mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 4 Điều 12 Nghị định này;
b) Người đang hưởng lương hưu mà chết thì thân nhân được nhận trợ cấp tuất một lần tính theo quy định tại Khoản 2 Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội;
c) Người lao động đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần, nếu chết thì thân nhân được nhận trợ cấp tuất một lần như đối với người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội;
d) Người lao động đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần, nếu chết thì thân nhân được nhận trợ cấp tuất một lần 03 tháng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang hưởng.
7. Giải quyết trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân là thành viên khác và trợ cấp tuất một lần được thực hiện như sau:
a) Thân nhân là thành viên khác trong gia đình quy định tại Điiểm d Khoản 2 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 18 tuổi được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng cho đến khi đủ 18 tuổi, không cần Điều kiện bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
b) Người lao động chết mà không có thân nhân theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế;
c) Người lao động chết, thuộc trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần, nếu có nhiều thân nhân thì các thân nhân phải có biên bản thống nhất cử người đại diện nhận trợ cấp."
>> Tham khảo ngay: Quy định về chế độ tử tuất trong luật bảo hiểm xã hội
5. Chế độ tử tuất đối
Chế độ tử tuất đối với người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Điều 71 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“1. Chế độ hưu trí và tử tuất đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện như sau:
a) Có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc; mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở, trừ đối tượng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này;
b) Có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc;
c) Có từ đủ 12 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp mai táng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Như vậy trong trường hợp của bạn: Bố bạn có 15 năm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và có 3 năm tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Căn cứ điểm b, c khoản 1 Điều 71 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì chế độ tử tuất (chế độ mai táng phí, chế độ trợ cấp tuất) sẽ được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điều 66 và Điều 68 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
– Trợ cấp mai táng phí: 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà bố bạn mất (mức lương cơ sở hiện hành là 1.210.000 đồng/tháng)
– Trợ cấp tuất một lần: Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi; mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần thực hiện theo quy định tại Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội.
Trân trọng ./.
Bộ phận tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội - Công ty luật Minh Khuê