Mục lục bài viết
- 1. Hợp đồng thương mại là gì?
- 2. Hợp đồng thương mại có bắt buộc phải lập thành văn bản không?
- 3. Các loại hợp đồng thương mại thông dụng nhất hiện nay?
- 4. Một số dạng hợp đồng thương mại bắt buộc phải được lập thành văn bản
- 4.1 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
- 4.2 Hợp đồng đại diện cho thương nhân
- 4.3 Hợp đồng dịch vụ khuyến mại
- 4.4 Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại
- 4.5 Hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ
- 4.6 Hợp đồng dịch vụ tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại
- 4.7 Hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá
- 4.8 Hợp đồng đại lý
- 4.9 Hợp đồng gia công
- 4.10 Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá
- 4.11 Hợp đồng dịch vụ quá cảnh
- 4.12 Hợp đồng nhượng quyền thương mại
- 5. Ví dụ về một loại hợp đồng thương mại không cần lập thành văn bản?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900 6162
Trả lời:
1. Hợp đồng thương mại là gì?
Trong Luật thương mại 2005 không có khái niệm hợp đồng thương mại, nhưng có thể hiểu Hợp đồng thương mại là hình thức pháp lý của hành vi thương mại, là sự thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh với nhau nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại. Hợp đồng thương mại được điều chỉnh bởi Luật Thương Mại 2005 và Bộ Luật Dân sự năm 2015.
Theo Điều 3.1 Luật Thương Mại 2005, hoạt động thương mại được định nghĩa là :
“Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.
Theo Điều 6 Luật Thương Mại 2005 định nghĩa thương nhân bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Theo định nghĩa này, các cá nhân, tổ chức được xem là thương nhân sẽ bao gồm: các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh Nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân có đăng ký kinh doanh...
>> Xem thêm: Hợp đồng thương mại là gì? Đặc điểm của hợp đồng thương mại
2. Hợp đồng thương mại có bắt buộc phải lập thành văn bản không?
Luật thương mại không quy định tấc cả các dạng hợp đồng thương mại đều phải lập thành văn bản. Hợp đồng thương mại là một loại hợp đồng dân sự. Khác với các loại hợp đồng dân sự khác, hợp đồng thương mại liên quan đến hoạt động thương mại được xác lập giữa các bên là thương nhân hoặc một trong các bên là thương nhân và nhằm mục đích sinh lợi. Phần lớn hợp đồng điều chỉnh các giao dịch kinh tế hoặc thương mại của pháp nhân là hợp đồng thương mại.
Do hợp đồng thương mại là một loại hợp đồng dân sự nên căn cứ theo luật dân sự thì hợp đồng có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như: Bằng lời nói, bằng văn bản, được xác lập bằng hành vi cụ thể, được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Tùy thuộc vào văn bản pháp luật quy định loại hợp đồng đó có yêu cầu bắt buộc phải bằng văn bản hay không, nếu không quy định ràng buộc thì hợp đồng bằng lời nói hoặc hành vi vẫn có thể có giá trị.
Như vậy không phải tất cả hợp đồng thương mại đều bắt buộc phải lập thành văn bản.
>> Tham khảo chi tiết tại: Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại theo quy định
3. Các loại hợp đồng thương mại thông dụng nhất hiện nay?
- Hợp đồng mua bán hàng hoá trong đó có: Hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước và Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế;
- Hợp đồng dịch vụ;
- Hợp đồng về xúc tiến thương mại: trong đó có: Hợp đồng dịch vụ khuyến mại; Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại; Hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ; Hợp đồng dịch vụ tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại;
- Hợp đồng về trung gia thương mại bao gồm: Hợp đồng đại diện cho thương nhân; Hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá; Hợp đồng đại lý thương mại;
- Hợp đồng gia công trong thương mại;
- Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá;
- Hợp đồng nhượng quyền thương mại.
>> Xem thêm: Mẫu Hợp đồng kinh tế, hợp đồng thương mại mới nhất
4. Một số dạng hợp đồng thương mại bắt buộc phải được lập thành văn bản
4.1 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Điều 27. Mua bán hàng hoá quốc tế
1. Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.
2. Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Như vậy với loại hợp đồng này để đảm bảo tính pháp lý thì cần phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
4.2 Hợp đồng đại diện cho thương nhân
Đối với hợp đồng đại diện cho thương nhân, để đảm bảo chủ thể đại diện làm hợp pháp thì luật yêu cầu hợp đồng phải được lập thành văn bản đại diện. Quy định này tránh được việc các bên lạm dụng quyền hạn để thực hiện các công việc nằm ngoài phạm vi đại diện và giảm thiểu rủi ra cho các bên tham gia quan hệ hợp đồng.
Điều 142. Hợp đồng đại diện cho thương nhân
Hợp đồng đại diện cho thương nhân phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
4.3 Hợp đồng dịch vụ khuyến mại
Theo quy định tại Điều 90 Luật thương mại năm 2005 quy định về hợp đồng Hợp đồng dịch vụ khuyến mại như sau:
Điều 90. Hợp đồng dịch vụ khuyến mại
Hợp đồng dịch vụ khuyến mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
4.4 Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại
Theo quy định tại Điều 110 Luật thương mại năm 2005 quy định về hợp đồng Hợp đồng dịch vụ khuyến mại như sau:
Điều 110. Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại
Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
4.5 Hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ
Theo quy định tại Điều 110 Luật thương mại năm 2005 quy định về hợp đồng Hợp đồng dịch vụ khuyến mại như sau:
Điều 124. Hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ
Hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
4.6 Hợp đồng dịch vụ tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại
Theo quy định tại Điều 130 Luật thương mại năm 2005 quy định về hợp đồng Hợp đồng Kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại như sau:
Điều 130. Kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại
1. Kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân kinh doanh dịch vụ này cung ứng dịch vụ tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm thương mại cho thương nhân khác để nhận thù lao dịch vụ tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại.
2. Hợp đồng dịch vụ tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
4.7 Hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá
Theo quy định tại Điều 159 Luật thương mại năm 2005 quy định về hợp đồng Hợp đồng Hợp đồng uỷ thác như sau:
Điều 159. Hợp đồng uỷ thác
Hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
4.8 Hợp đồng đại lý
Theo quy định tại Điều 168 Luật thương mại năm 2005 quy định về hợp đồng Hợp đồng đại lý thác như sau:
Điều 168. Hợp đồng đại lý
Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
4.9 Hợp đồng gia công
Theo quy định tại Điều 179 Luật thương mại năm 2005 quy định về hợp đồng Hợp đồng gia công như sau:
Điều 179. Hợp đồng gia công
Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
4.10 Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá
Theo quy định tại Điều 193 Luật thương mại năm 2005 quy định về hợp đồng Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá như sau:
Điều 193. Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá
1. Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
2. Trường hợp hàng hoá được đấu giá là đối tượng cầm cố, thế chấp thì hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá phải được sự đồng ý của bên nhận cầm cố, thế chấp và bên bán phải thông báo cho các bên tham gia đấu giá về hàng hóa đang bị cầm cố, thế chấp.
3. Trường hợp trong hợp đồng cầm cố, thế chấp có thoả thuận về việc bán đấu giá mà người cầm cố, thế chấp vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc từ chối giao kết hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá thì hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá được giao kết giữa người nhận cầm cố, thế chấp với người tổ chức đấu giá.
4.11 Hợp đồng dịch vụ quá cảnh
Theo quy định tại Điều 251 Luật thương mại năm 2005 quy định về hợp đồng Hợp đồng dịch vụ quá cảnh như sau:
Điều 251. Hợp đồng dịch vụ quá cảnh
Hợp đồng dịch vụ quá cảnh phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
4.12 Hợp đồng nhượng quyền thương mại
Theo quy định tại Điều 285 Luật thương mại năm 2005 quy định về hợp đồng Hợp đồng nhượng quyền thương mại như sau:
Điều 285. Hợp đồng nhượng quyền thương mại
Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
5. Ví dụ về một loại hợp đồng thương mại không cần lập thành văn bản?
Hợp đồng mua bán hàng hóa
Điều 24 Luật thương mại năm 2005 đã quy định:
“Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng háo mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó”.
Hợp đồng mua bán hàng hóa là một trong những loại hợp đồng thương mại hay gặp nhất hiện nay, đây là loại hợp đồng được sử dụng cho cả giao dịch dân sự và giao dịch thương mại. Về hình thức thì hợp đồng này không yêu cầu quá chặt chẽ phải bằng văn bản mà có tể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Luật thương mại năm 2005 cũng cho phép thay thế hình thức văn bản bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương, bao gồm điện báo, fax, thông điệp dữ liệu điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Tuy vậy để đảm bảo chặt chẽ và tránh rủi ro xảy trong quá trình thực hiện hợp đồng thì các bên nên thực hiện hợp đồng bằng văn bản.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900 6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!