Mục lục bài viết
1. Tổng quan về cơ quan đại diện ngoại giao
Cơ quan đại diện ngoại giao trong quan hệ giữa các nước có thể được thiết lập ở một trong 3 cấp độ: đại sứ quán, công sứ quán, đại biện quán. Việc thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp nào (đại sứ, công sứ hay đại biện) hoàn toàn phụ thuộc vào sự thoả thuận giữa các quốc gia hữu quan.
Cơ quan đại diện ngoại giao có tư cách đại diện cho nước cử trong tất cả các vấn đề phát sinh trong quan hệ giữa các bên hữu quan.Theo khoản 1 Điều 3 Công ước Viên năm 4961 về quan hệ ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao có các chức năng Sau:
1) Đại diện cho nước cử tại nước tiếp nhận;
2) Bảo vệ quyền lợi của nước đó tại nước tiếp nhận trong phạm vi được luật quốc tế thừa nhận;
3) Đàm phán với Chính phủ nước tiếp nhận;
4) Tìm hiểu bằng phương tiện hợp pháp điều kiện và sự tiến triển của tình hình nước tiếp nhận và bác cáo tình hình đó cho Chính phủ nước cử,
5) Thúc đẩy quan hệ.
2. Cơ quan đại diện ngoại giao là gì ?
Cơ quan đại diện ngoại giao là cơ quan nhà nước, có trụ sở trên lãnh thổ quốc gia khác để thực hiện quan hệ ngoại giao với quốc gia đó.
Cơ quan đại diện ngoại giao được thành lập theo thoả thuận giữa hai quốc gia. Cơ quan này đại diện cho quốc gia về tất cả các lĩnh vực trong quan hệ với nước nhận đại diện và quan hệ với cơ quan đại diện ngoại giao của các quốc gia khác ở nước nhận đại diện.
3. Phân loại cơ quan đại diện ngoại giao
Từ thời cổ đại cho đến đầu thế kỷ XV, cơ quan đại diện ngoại giao của nhà nước ở nước ngoài chỉ mang tính chất tạm thời, nhằm thực hiện những nhiệm vụ nhất định trong một thời gian cụ thể. Từ giữa thế kỷ XV, bắt đầu xuất hiên cơ quan đại diện ngoại giao thường trực ở nước ngoài. Tuy vậy, cho đến trước Chiến tranh thế giới thứ I chỉ có các cường quốc mới trao đổi đại diện ở cấp đại sứ quán. Ngày nay trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, mọi quốc gia đều có thể đặt cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài.
Có hai loại cơ quan đại diện ngoại giao là đại sứ quán và công sứ quán.
- Đại sứ quán là cơ quan đại diện ngoại giao cao nhất của một nước ở nước ngoài. Người đứng đầu đại sứ quán là đại sứ.
- Cộng sứ quán là cơ quan đại diện ngoại giao ở mức thấp hơn đại sứ quán. Người đứng đầu công sứ quán là công sứ.
Từ những năm 20 cùa thế kỷ XX, đặc biệt từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, số lượng cơ quan đại diện ngoại giao ở cấp công sứ quán giảm mạnh và cấp đại sứ quán ngày càng tăng nhanh. Đến nay, các quốc gia chủ yếu đặt cơ quan đại diện ngoại giao ở cấp đại sứ quán, cấp công sứ quán chỉ còn rất ít.
4. Chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao
Chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao được quy định trong điều ước quốc tế và trong pháp luật quốc gia, bao gồm:
- Thay mặt cho nhà nước mình tại nước nhận đại diện;
- Bảo vệ quyền lợi của nhà nước và công dân nước mình ở nước nhận đại diện (bảo hộ ngoại giao);
- Đàm phán với chính phủ nước nhận đại diện;
- Bằng những phương tiện hợp pháp, tìm hiểu về điều kiện và sự tiến triển của tình hình nước nhận đại diện và báo cáo với chính phủ nước mình;
- Thúc đẩy quan hê hữu nghị và phát triển quan hệ kinh tế, văn hoá, khoa học giữa nước mình với nước nhận đại diên.
Ngoài các chức năng trên, ngày nay cơ quan đại diện ngoại giao cũng có thể thực hiện cả chức năng lãnh sự, vì thế trong đại sứ quán của các nước thường có phòng lãnh sự.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)