Mục lục bài viết
1. Cơ quan thuế quản lý trực tiếp gồm những cơ quan nào?
Theo khoản 5 Điều 3 Thông tư 80/2021/TT-BTC thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp gồm:
- Cơ quan thuế quản lý địa bàn trụ sở chính của người nộp thuế, trừ quy định tại (3) mục này;
- Cơ quan thuế quản lý địa bàn nơi người nộp thuế có đơn vị phụ thuộc khác tỉnh với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính nhưng đơn vị phụ thuộc trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế trên địa bàn;
- Cục Thuế doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục Thuế được thành lập theo quy định tại Quyết định 15/2021/QĐ-TTg;
- Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp là cơ quan thuế cấp mã số thuế và được thay đổi theo cơ quan thuế thực hiện quyết toán thuế cho cá nhân theo quy định;
- Đối với cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là chứng khoán hoặc phần vốn góp trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh tại Việt Nam, thuộc diện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp là cơ quan thuế quản lý đơn vị phát hành;
Trường hợp có nhiều cơ quan thuế quản lý nhiều đơn vị phát hành thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp là cơ quan thuế nơi cá nhân nhận thừa kế, quà tặng cư trú.
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có thể được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế hoặc Thông báo cơ quan thuế quản lý hoặc Thông báo phân công cơ quan thuế quản lý khi cấp mã số doanh nghiệp, mã số hợp tác xã, mã số thuế hoặc khi thay đổi thông tin đăng ký hoặc khi phân công lại cơ quan thuế quản lý theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm quản lý thuế của cơ quan thuế quản lý trực tiếp
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 80/2021/TT-BTC thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý thuế đối với người nộp thuế của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành (trừ quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 80/2021/TT-BTC), cụ thể:
- Tiếp nhận hồ sơ khai thuế, gia hạn nộp hồ sơ khai thuế và thực hiện xử phạt vi phạm pháp luật về thuế liên quan đến nộp hồ sơ khai thuế của người nộp thuế.
- Tính tiền chậm nộp, điều chỉnh tiền chậm nộp của người nộp thuế.
- Hướng dẫn, đôn đốc người nộp thuế khai thuế, nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
- Thực hiện các biện pháp đôn đốc nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế.
- Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế, khoanh nợ, xóa nợ tiền thuế, miễn tiền chậm nộp, không tính tiền chậm nộp.
- Tiếp nhận và giải quyết văn bản đề nghị xử lý số tiền nộp thừa của người nộp thuế theo quy định tại Điều 25, Điều 26 Thông tư 80/2021/TT-BTC. - Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế theo quy định tại Chương V Thông tư 80/2021/TT-BTC.
- Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ miễn thuế, giảm thuế của người nộp thuế theo quy định tại Chương VI Thông tư 80/2021/TT-BTC.
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với người nộp thuế và xử phạt vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra, kiểm tra (nếu có).
- Trường hợp người nộp thuế thuộc phạm vi phân bổ nghĩa vụ thuế thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp thực hiện thêm các nhiệm vụ sau:
+ Xác định người nộp thuế thuộc phạm vi phân bổ nghĩa vụ thuế quy định.
+ Tính tiền chậm nộp, điều chỉnh tiền chậm nộp đối với toàn bộ số thuế phải nộp của người nộp thuế.
+ Hướng dẫn, đôn đốc người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước của địa bàn nhận phân bổ.
Ngoài ra còn các nhiệm vụ khác được quy định cụ thể tại Thông tư.
3. Đối với quản lý thuế doanh nghiệp lớn
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Thuế doanh nghiệp lớn bao gồm:
Tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế thực hiện quản lý nhà nước về thuế đối với doanh nghiệp lớn và theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo đối với các khoản thu ngân sách nhà nước được giao theo quy định:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm về quản lý thuế với doanh nghiệp lớn;
- Xây dựng các tiêu chí xác định doanh nghiệp lớn; xây dựng danh sách các doanh nghiệp lớn thuộc phạm vi quản lý thuế trực tiếp của Cục Thuế doanh nghiệp lớn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về thuế đối với doanh nghiệp lớn theo phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách thuế, quản lý thuế đối với các doanh nghiệp lớn trên phạm vi cả nước.
- Tham mưu hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan thuế các cấp thực hiện các quy định về chính sách thuế, quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn và các đơn vị thành viên trực thuộc của doanh nghiệp lớn hoạt động trên phạm vi cả nước và địa bàn thuộc phạm vi quản lý theo phân công của cấp có thẩm quyền.
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá các chỉ tiêu về quản lý thuế, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn. Tham mưu trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về thuế; các quy định, quy trình quản lý thuế; các vướng mắc phát sinh, vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Thuế doanh nghiệp lớn.
- Phối hợp xây dựng, áp dụng quy trình quản lý rủi ro trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn.
- Phối hợp thực hiện quản lý thuế theo phân công của Tổng cục Thuế đối với các doanh nghiệp lớn thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm: được phân quyền khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thuế để phục vụ công tác theo dõi, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn; hướng dẫn, giải quyết vướng mắc về việc áp dụng chính sách pháp luật về thuế; thanh tra - kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế. Phối hợp với các tổ chức, đơn vị có liên quan để tham mưu lập, giao nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước hàng năm đối với các Cục Thuế địa phương trên cơ sở các thông tin quản lý thuế doanh nghiệp lớn.
- Phối hợp quản lý thuế đối với các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh theo quy định.
- Tham mưu chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo đối với các khoản thu thuộc ngân sách nhà nước gồm: lợi nhuận còn lại, cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; khoản chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước; các khoản phí, lệ phí thuộc ngân sách trung ương.
Quản lý thuế trực tiếp đối với các doanh nghiệp lớn theo phân công của Bộ Tài chính, phù hợp với quy định của Luật Quản lý thuế, các Luật thuế và quy định pháp luật có liên quan (trừ các khoản thu người nộp thuế nộp theo thông báo của cơ quan thuế địa phương tại địa bàn nơi có đất, nước, khoáng sản thuộc đối tượng chịu thuế gồm: thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp, tiền thuê đất, thuê mặt nước, tiền sử dụng đất, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, tiền sử dụng khu vực biển; lệ phí trước bạ), cụ thể:
- Thực hiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; đăng ký thuế, khai thuế, khấu trừ thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế; gia hạn thuế, bù trừ thuế, hoàn trả tiền thuế nộp thừa; kế toán thuế, thống kê thuế; quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; thanh tra, kiểm tra thuế; giải quyết khiếu nại về thuế.
- Trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc về chính sách thuế và quản lý thuế đối với doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý thuế trực tiếp.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước được giao hàng năm theo quy định.
- Theo dõi, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước; tham mưu, phối hợp đề xuất các giải pháp đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước được giao của Cục Thuế doanh nghiệp lớn theo quy định.
- Tổ chức thực hiện quản lý hóa đơn, chứng từ đối với các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục Thuế doanh nghiệp lớn theo Luật Quản lý thuế, các Luật thuế và các quy định pháp luật có liên quan.
Liên hệ 1900.6162 hoặc gửi thư qua email lienhe@luatminhkhue.vn để được hỗ trợ