Mục lục bài viết
1. Có thể ly hôn mà không cần ra tòa ?
Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn qua điện thoại, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, kể cả trong trường hợp hai bên thuận tình ly hôn thì họ vẫn phải đến UBND cấp xã, phường để xin xác nhận rồi đến tòa án để tòa án tiến hành hòa giải đoàn tụ. Nếu đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết thì tòa án mới ra quyết định công nhận ly hôn mà không phải mở phiên tòa. Cụ thể :
Trong trường hợp ly hôn thuận tình:
Ly hôn đồng thuận là cả hai bên vợ chồng tự nguyện đồng ý ly hôn, cùng ký vào đơn xin ly hôn. Đơn xin ly hôn phải có xác nhận của UBND cấp phường về nguyên nhân ly hôn, mâu thuẫn vợ chồng. Trước khi xác nhận, tổ hòa giải ở cấp phường sẽ tiến hành hòa giải 3 lần.
Theo quy định của pháp luật, khi giải quyết ly hôn đồng thuận, tòa án vẫn phải tiến hành hòa giải đoàn tụ. Nếu hòa giải đoàn tụ không thành, tòa án lập biên bản về việc đồng thuận ly hôn và hòa giải không thành.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không thay đổi ý kiến và Viện kiểm sát không phản đối thì Tòa án ra quyết định công nhận ly hôn mà không phải mở phiên tòa khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Hai bên đã tự thoả thuận được với nhau về việc phân chia hoặc không chia tài sản;
- Hai bên đã tự thoả thuận được với nhau về việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;
- Sự thỏa thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.
Quyết định công nhận đồng thuận ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay, các bên không có quyền kháng cáo,Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.
Trong trường hợp hoà giải tại tòa án thiếu một trong các điều kiện nêu trên thì tòa án lập biên bản về việc hòa giải đoàn tụ không thành. Trong đó nêu rõ những vấn đề hai bên không thoả thuận được hoặc có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con, đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung.
Trong trường hợp ly hôn đơn phương:
Ly hôn đơn phương là chỉ có một bên vợ hoặc chồng đồng ý ly hôn, tự nguyện ký vào Đơn xin ly hôn. Đơn xin ly hôn phải có xác nhận của UBND cấp phường về nguyên nhân ly hôn, mâu thuẫn vợ chồng. Trước khi xác nhận, tổ hòa giải ở cấp phường sẽ tiến hành hòa giải 3 lần.
Theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, tòa án khi tiếp nhận đơn xin ly hôn đơn phương sẽ tiến hành hòa giải tại tòa. Nếu hòa giải không thành, tòa án sẽ tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật. Căn cứ chính để tòa giải quyết cho ly hôn đơn phương là: tình trạng hôn nhân trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của cuộc hôn nhân không đạt được.
Điều đó có nghĩa là bạn bắt buộc phải ra Tòa án chứ không thể gửi đơn về xã và yêu cầu xã giải quyết được.
Về mức án phí khi ly hôn:
- Đối với trườnng hợp không có tranh chấp tài sản thì mức án phí dân sự sơ thẩm là 300.000 đồng.
- Mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch:
| ||||||||||||||
2. Muốn giành quyền nuôi cả hai con khi ly hôn khi chồng cờ bạc?
Tôi cố nhẫn nhịn và chịu đựng vì nói không được, nói ngọt thì anh ta không nghe, còn nói nặng thì anh ta đánh đập, chửi rủa. Tôi có hai con trai, bé lớnn 11 tuổi, bé nhỏ 40 tháng (hơn 03 tuổi). Tôi không có thu thập bất kỳ chứng cứ nào về việc anh đi đánh bài.
Vậy con trai lớn của tôi có thể làm chứng việc ba nó thường xuyên vắng nhà được không? để trước Toà án tôi dành được quyền nuôi cả hai con. Kinh tế gia đình cũng khá giả. Tôi làm nghề bác sĩ, thu nhập cũng tương đối ổn. Chồng tôi rất thương đứa nhỏ nên tôi sợ anh dùng mọi cách để giành quyền nuôi bé nhỏ nhưng tôi thì không muốn mất con và cũng không muốn con tôi sống với người bố như vậy. Còn bé lớn thì nó bảo sẽ ở với mẹ ?
Xin luật sư tư vấn giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."
Trong trường hợp của bạn, theo như thông tin bạn cung cấp, bạn có hai con trai, cháu lớn hiện nay 11 tuổi và cháu nhỏ 40 tháng tuổi, và bạn mong muốn giành được quyền nuôi cả hai cháu.
Đối với cháu lớn 11 tuổi, thì cháu có quyền tự quyết định lựa chọn người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cháu khi hai vợ chồng bạn ly hôn. Cháu hiện nay đang muốn ở cùng mẹ, lúc này, bạn đang giành được lợi thế về việc giành quyền nuôi cháu lớn vì cháu có nguyện vọng ở cùng bạn, Tòa án sẽ ưu tiên nguyện vọng của cháu, miễn là bạn chứng minh được mình có đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc con sau khi ly hôn.
Đối với cháu thứ hai, hiện nay cháu đã trên 36 tháng tuổi (40 tháng tuổi). Do đó, về việc giành quyền nuôi dưỡng cháu sau khi ly hôn thì giữa bạn và chồng bạn đều có quyền ngang nhau trong việc giành quyền nuôi con. Như thông tin bạn cung cấp, chồng bạn rất thương cháu thứ hai và cũng đang muốn giành quyền nuôi cháu thứ hai. Chính vì vậy, để bạn có thể giành được quyền nuôi cả hai cháu sau khi ly hôn thì bạn cần chứng minh mình đủ điều kiện giành quyền nuôi con sau khi ly hôn tốt hơn chồng bạn, còn chồng bạn thì không có đủ điều kiện để chăm sóc con khi ly hôn.
Cách chứng minh điều kiện giành quyền nuôi con sau khi ly hôn:
Về phía bạn, bạn cần đưa ra được những căn cứ chứng minh bạn có đủ điều kiện bao gồm: bạn là bác sĩ, có thu nhập ổn định, có bảng lương cụ thể kèm theo. Gia đình bạn cũng khá giả, có đủ điều kiện tài chính để có thể chăm sóc, nuôi dưỡng cả hai cháu kể cả trong trường hợp bạn không còn công việc ổn định.
Còn về phía chồng bạn, bạn cần chứng minh rằng chồng bạn không chăm chỉ làm việc, thường xuyên vắng nhà, rượu chè, bài bạc nhiều lần, thậm chí còn có hành vi bạo lực gia đình khi bạn nói những lời không vừa ý chồng bạn. Đối với những hành vi này, bạn có thể để con trai 11 tuổi của bạn xác nhận vì cháu đã có đủ khả năng nhận thức được hành vi này của cha cháu. Tuy nhiên, chỉ mình lời nói của cháu sẽ không đủ để thuyết phục Thẩm phán giải quyết vụ án đồng ý và chấp nhận. Chính vì vậy, bạn cần đưa ra những bằng chứng khác như băng ghi âm, ghi hình, video hoặc hình ảnh hoặc có thể nhờ người khác làm chứng,... Đồng thời, bạn có thể chứng minh chồng bạn hiện nay không có công việc ổn định, mức lương không ổn định và thường xuyên đi làm về rất muộn, thường xuyên vắng nhà.
Sau khi căn cứ vào những bằng chứng bạn đưa ra, Thẩm phán sẽ quyết định giao cả hai con cho bạn nuôi dưỡng hoặc chỉ giao một cháu cho bạn nuôi dưỡng tùy thuộc vào việc bạn có chứng minh được mình có đủ điều kiện để chăm sóc con bạn tốt hơn chồng bạn hay không.
3. Hướng dẫn thủ tục ly hôn khi hai vợ chồng ở hai tỉnh khác nhau
Luật sư trả lời:
Chồng bạn và bạn đã đồng ý ký vào đơn ly hôn, như vậy trường hợp của bạn sẽ thuộc ly hôn thuận tình.
Ly hôn thuận tình là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của cả hai vợ chồng khi đã thỏa thuận được tất cả những vấn đề quan hệ vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản.
Điều kiện để công nhận ly hôn thuận tình là hai vợ chồng cùng tự nguyện ly hôn và thỏa thuận về việc:
- Đồng ý chấm dứt quan hệ hôn nhân;
- Quyền trực tiếp nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản;
Thẩm quyền thụ lý đơn của Tòa án:
Vợ và chồng thuận tình ly hôn với nhau, hai bên có quyền lựa chọn nộp đơn ở Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi vợ hoặc chồng cư trú.
Như vậy trường hợp thuận tình ly hôn của bạn hoàn toàn có thể nộp đơn đến quận/huyện của tỉnh Khánh Hòa nơi bạn cư trú.
Hồ sơ yêu cầu thuận tình ly hôn:
- Đơn xin thuận tình ly hôn
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
- CCCD hoặc CMND và hộ khẩu (bản sao y chứng thực);
- Giấy khai sinh của con (bản sao)
- Các giấy tờ khác chứng minh sở hữu tài sản (nếu có)
Các bước tiến hành thủ tục ly hôn thuận tình
- Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu về việc xin ly hôn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền;
- Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ, Tòa án kiểm tra đơn và thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;
- Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Toà án;
- Bước 4: Tòa án sẽ triệu tập và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật để xem xét ra quyết định công nhận ly hôn.
4. Làm sao để được nuôi cả hai con sau khi ly hôn?
Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến, gọi:1900.6162
Luật sư tư vấn:
Hiện tại bạn và vợ đang chuẩn bị giải quyết ly hôn tuy nhiên việc nuôi con chưa thỏa thuận được. Khi bạn và vợ không thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi cháu thì Tòa án sẽ tiến hành xác định người trực tiếp nuôi con:
Về quyền nuôi con. Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như trích dẫn ở trên.
Do đó trong trường hợp của bạn thì một cháu năm nay 10 tuổi và một cháu 4 tuổi nên trong trường hợp này chia ra như sau:
Cháu 10 tuổi tòa án sẽ xem xét đến nguyện vọng của cháu xem cháu muốn ở với ai để có thể giao cho người đó trực tiếp nuôi dưỡng.
Cháu 4 tuổi thì bạn và vợ sẽ đượcTòa án giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
- Khi xem xét ai sẽ là người có quyền nuôi con, Tòa án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau với mục đích tìm được người có thể đáp ứng tối đa yêu cầu cho sự phát triển của đứa trẻ. Nhìn chung Tòa án sẽ dựa trên yêu tố sau:
- Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;
- Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của cha mẹ
Như vậy việc nuôi cả hai cháu được không phụ thuộc vào các điều kiện trên. Tuy nhiên bạn có thể đưa việc gia đình vợ có người bị bệnh tâm thần ảnh hưởng đến các cháu trong việc nuôi dưỡng để tòa án xem xét.
>> Tham khảo bài viết liên quan: Vợ ngoại tình đòi ly hôn và nuôi 2 con có được không?
5. Mức trợ cấp nuôi dưỡng con sau ly hôn?
Luật sư tư vấn
Theo thông tin mà bạn cung cấp thì hai vợ, chồng bạn có tài sản chung là một mảnh đất rộng 120m2, tuy nhiên, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện đang được thế chấp tại ngân hàng (cho mẹ vợ mượn thế chấp). Vì việc thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không làm mất đi quyền sử dụng đất của hai vợ, chồng bạn, cho nên phần đất này vẫn là tài sản chung của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Trong trường hợp hai bạn ly hôn mà có tranh chấp về vấn đề tài sản thì có thể yêu cầu tòa án phân chia theo quy định của pháp luật.
Thứ nhất, về việc phân chia chế độ tài sản:
Căn cứ theo điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn như sau:
Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì bạn vẫn có quyền yêu cầu phân chia tài sản chung giữa hai vợ chồng bạn. Tuy nhiên, vì lý do giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang được thế chấp tại ngân hàng, cho nên, bạn chưa thể thực hiện việc chuyển nhượng, tặng cho... phần đất này theo quy định.
Thứ hai, về việc cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn
Vì trong giấy khai sinh của bạn vẫn thể hiện thông tin bạn là cha của cháu, cho nên, căn cứ theo quy định của pháp luật thì khi bố, mẹ ly hôn thì người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác). Cụ thể:
Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Như vậy, trong trường hợp nếu ttrong quá trình giải quyết ly hôn tại Tòa án mà vợ bạn và bạn không có sự thỏa thuận nào khác thì bạn vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của pháp luật.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.