Mục lục bài viết
1. Công an được phép nghe lén điện thoại khi điều tra không?
Luật sư tư vấn quy định nghe lén điện thoại, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Nghe điện thoại bí mật là một trong những biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt mà quý khách đang đề cập tới. Không giống các biện pháp điều tra thông thường, "nghe điện thoại bí mật" ảnh hưởng đến quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân đã được Hiến pháp quy định. Chính vì vậy, biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt này mới được áp dụng từ ngày 01/01/2018 và chỉ một số trường hợp được áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
"Điều 223. Các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
Sau khi khởi tố vụ án, trong quá trình điều tra, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt:
1. Ghi âm, ghi hình bí mật;
2. Nghe điện thoại bí mật;
3. Thu thập bí mật dữ liệu điện tử."
Các trường hợp được áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được quy định tại Điều 224 Bộ luật Tố tụng hình sự như sau:
"Điều 224. Trường hợp áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
Có thể áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt đối với các trường hợp:
1. Tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm về tham nhũng, tội khủng bố, tội rửa tiền;
2. Tội phạm khác có tổ chức thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng."
Như vậy, từ ngày 01/01/2018, các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt gồm: ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật và thu thập bi mật dữ liệu điện tử sẽ được áp dụng trong quá trình điều tra các vụ án hình sự về tội xâm phạm an ninh quốc gia; tội phạm ma túy; tội phạm về tham nhũng; tội khủng bố; tội rửa tiền; tội phạm khác có tổ chức thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
>> Xem thêm: Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự theo Bộ luật tố tụng hình sự?
2. Có phải giao giấy tờ gốc cho cán bộ điều tra không?
Thứ nhất: Về vấn đề giao nộp chứng cứ.
Giao nộp chứng cứ là hoạt động tố tụng của các chủ thể tố tụng trong việc đưa lại cho tòa án, viện kiểm sát các chứng cứ của vụ việc dân sự. Trong tố tụng dân sự, các đương sự, cá nhân, cơ quan tổ chức đang quản lý, lưu giữ chứng cứ có nghĩa vụ giao nộp cho tòa án các chứng cứ. Ngoài ra họ cũng có nghĩa vụ Giao nộp chứng cứ cho viện kiểm sát khi viện kiểm sát yêu cầu. Việc giao nộp chứng cứ có thể được tiến hành ngay cả khi khởi kiện và trong cả quá trình tòa án giải quyết vụ việc dân sự.
Việc yêu cầu giao nộp chứng cứ được quy định tại Điều 106 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
Điều 106. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ
1. Đương sự có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ. Khi yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ, đương sự phải làm văn bản yêu cầu ghi rõ tài liệu, chứng cứ cần cung cấp; lý do cung cấp; họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ cần cung cấp.Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ cho đương sự trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp không cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người có yêu cầu.
2. Trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập tài liệu, chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp cho mình hoặc đề nghị Tòa án tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn.Đương sự yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ phải làm đơn ghi rõ vấn đề cần chứng minh; tài liệu, chứng cứ cần thu thập; lý do mình không tự thu thập được; họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ cần thu thập.
3. Trường hợp có yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án.Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; hết thời hạn này mà không cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án thì cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện yêu cầu của Tòa án mà không có lý do chính đáng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Việc xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân không phải là lý do miễn nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án.
4. Trường hợp Viện kiểm sát có yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Về nguyên tắc, các đương sự, cá nhân, cơ quan tổ chức đang quản lý lưu giữ chứng cứ phải thực hiện được đầy đủ và đúng nghĩa vụ giao nộp chứng cứ của mình. Trong trường hợp họ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thì phải chịu trách nhiệm của việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đó của họ Điều 96 Bộ luật tố tụng dân sự.
Điều 96. Giao nộp tài liệu, chứng cứ
1. Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án. Trường hợp tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp chưa bảo đảm đủ cơ sở để giải quyết vụ việc thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ. Nếu đương sự không giao nộp hoặc giao nộp không đầy đủ tài liệu, chứng cứ do Tòa án yêu cầu mà không có lý do chính đáng thì Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà đương sự đã giao nộp và Tòa án đã thu thập theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật này để giải quyết vụ việc dân sự.
2. Việc đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án phải được lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của tài liệu, chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và dấu của Tòa án. Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự và một bản giao cho đương sự nộp chứng cứ.
3. Đương sự giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.
4. Thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.Trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự, đương sự mới cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng thì đương sự phải chứng minh lý do của việc chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ đó. Đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có quyền giao nộp, trình bày tại phiên tòa sơ thẩm, phiên họp giải quyết việc dân sự hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ việc dân sự.
5. Khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì họ phải sao gửi tài liệu, chứng cứ đó cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác; đối với tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này hoặc tài liệu, chứng cứ không thể sao gửi được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác.
Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án dân sự này của bạn thì bạn có nghĩa vụ nộp chứng cứ cho Tòa án, nếu bạn không nộp hoặc không nộp đầy đủ chứng cứ cho Tòa án thì bạn phải chịu mọi hậu quả pháp lý vì đã không nộp hoặc không nộp đầy đủ đó. Mặt khác, theo điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự nếu bạn muốn khởi kiện vụ này ra Tòa, bạn phải làm đơn khởi kiện kèm theo chứng cứ đến Tòa án. Do đó, tốt nhất bạn phải có tài liệu chứng minh việc người đó đã vay bạn số tiền 190 tỷ đồng trên để đảm bảo Tòa án sẽ xét xử bạn thắng kiện và khả năng người đó sẽ buộc phải hoàn trả số tiền trên.
Như vậy, việc giao nộp chứng cứ để chứng minh cho việc khởi kiện của mình là có căn cứ, bạn cần phải giao nộp chứng cứ cho Tòa án. Nếu bạn không giao nộp trách nhiệm hoàn toàn thuộc về bạn.
Thứ hai: Về vấn đề nhận thông báo sau khi nộp đơn khởi kiện cùng với các giấy tờ chứng minh.
Điều 191. Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện
1. Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:a) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;b) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;c) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;d) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
4. Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán quy định tại khoản 3 Điều này phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Điều 504 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng như sau:
Điều 504. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng
1. Khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng là Thẩm phán, Phó Chánh án, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Hội thẩm nhân dân do Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự có thẩm quyền giải quyết.Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án thì Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.
2. Khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát do Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết.Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.
3. Khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết.
>> Xem thêm: Thời hạn điều tra là gì? Thời hạn điều tra vụ án hình sự bao lâu?
3. Tội bức cung của điều tra viên được xử lý như thế nào?
Trả lời:
Thứ nhất: Đối với trường hợp của anh Luật sư chưa rõ được lý do tại sao hai bên mâu thuẫn dẫn đến xô xát như vậy, chưa biết được lỗi là do bên nào gây ra trước. Trong tình huống này như anh chia sẻ thì sự thật là chưa có bên nào bị thiệt hại về tài sản hay tổn thương về sức khỏe gì cả nên vấn đề này chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Cơ quan công an vào cuộc cũng chưa đủ căn cứ để khởi tố sự việc này được nên tất cả chỉ dừng lại ở vấn đề hành chính, an ninh trật tự xã hội, tình huống xấu nhất trong trường hợp này anh chỉ có thể bị phạt hành chính từ 100 nghìn đến 300 trăm nghìn.
Thứ hai: Sự việc diễn ra tại cơ quan công an điều tra tiến hành lấy lời khai của vợ chồng anh chị mà không được khách quan, đồng thời họ có hành vi bức cung, ép anh chị khai nhận hành vi phạm tội như vậy là trái với quy định pháp luật. Rất có thể nếu anh chị mà chấp nhận như những gì điều tra viên yêu cầu thì anh chị sẽ phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý oan sai, Anh có thê căn cứ theo Điều 374 Bộ luật hình sự để yêu cầu cơ quan tố tụng khởi tố vụ án. Rất có thể người điều tra viên này sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội bức cung theo Điều 374 Bộ luật hình sự năm 2015.
"Điều 374. Tội bức cung
1. Người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
d) Dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm người bị lấy lời khai, hỏi cung;
đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
e) Làm sai lệch kết quả khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử;
g) Ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai sai sự thật.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Làm người bị bức cung tự sát;
b) Dẫn đến bỏ lọt tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm người bị bức cung chết;
b) Dẫn đến làm oan người vô tội;
c) Dẫn đến bỏ lọt tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm."
Từ những căn cứ pháp lý và sự tư vấn như trên hy vọng anh chị đã rõ quy định pháp luật và có phương án giải quyết vấn đề của mình hữu hiệu nhất, đảm bảo quyền và lợi ích của mình. Chúc anh chị sức khỏe và hạnh phúc.
>> Tham khảo: Điều tra là gì? Điều tra vụ án hình sự là gì? Ý nghĩa, nhiệm vụ điều tra
4. Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?
Trả lời:
Thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại vụ án được quy định và hướng dẫn cụ thể tại Điều 174 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015, quy định trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Nội dung cụ thể như sau:
1. Trường hợp phục hồi điều tra quy định tại Điều 235 của Bộ luật này thì thời hạn điều tra tiếp không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và không quá 03 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi có quyết định phục hồi điều tra cho đến khi kết thúc điều tra.
2. Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.
Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 01 tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;
c) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 03 tháng.
Thẩm quyền gia hạn điều tra đối với từng loại tội phạm theo quy định tại khoản 5 Điều 172 của Bộ luật này.
Thẩm quyền gia hạn điều tra của Viện kiểm sát:
- Đối với tội phạm ít nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra;
- Đối với tội phạm nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;
- Đối với tội phạm rất nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ hai. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;
-Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai; Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương gia hạn điều tra lần thứ ba.
2. Trường hợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 02 tháng; nếu do Tòa án trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá 01 tháng. Viện kiểm sát chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hai lần. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần và Hội đồng xét xử chỉ được trả hồ sơ để điều tra bổ sung một lần.
Thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày Cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra bổ sung.
3. Trường hợp vụ án được trả lại để điều tra lại thì thời hạn điều tra và gia hạn điều tra thực hiện theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật này.
Thời hạn điều tra được tính từ khi Cơ quan điều tra nhận hồ sơ và yêu cầu điều tra lại.
4. Khi phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại, Cơ quan điều tra có quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật này.
Trường hợp có căn cứ theo quy định của Bộ luật này cần phải tạm giam thì thời hạn tạm giam để phục hồi điều tra, điều tra bổ sung không được quá thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Thời hạn tạm giam và gia hạn tạm giam trong trường hợp vụ án được điều tra lại thực hiện theo quy định tại Điều 173 của Bộ luật tố tụng hình sự.
5. Điều tra viên có bắt buộc phải giám sát luật sư không?
Buổi sáng ở TP.HCM, ông nhận được điện thoại của điều tra viên báo 3 giờ chiều sẽ hỏi cung. Ngay lúc đó, ông phải hủy bỏ hết công việc để chạy bay về Phước Long cho kịp giờ.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
Nhiều chuyện bị động
Luật sư Vui nói công việc của luật sư không phải chỉ bào chữa cho một thân chủ và một nơi duy nhất mà cùng lúc phải làm nhiều việc trên nhiều địa bàn khác nhau. Chính vì vậy, khi đang công tác ở ngoài tỉnh mà nhận được tin như thế này thì luật sư chỉ biết vắt ba chân bốn cẳng lên vai mà… đua. Còn nếu không dự buổi hỏi cung thì lần sau sẽ rất khó vì điều tra viên hay chối rằng đang bận hoặc trăm ngàn lý do khác. Lúc đó thì luật sư chỉ biết khóc ròng, bởi không phối hợp với điều tra viên thì không biết khi nào mới được gặp thân chủ trong trại.
Ngoài ra, khi gặp, luật sư và thân chủ cũng chỉ được “tâm sự” trong một tiếng đồng hồ (nhưng lại phải được sự cho phép của điều tra viên). Trong thời gian này thì sẽ không thể trao đổi được nhiều với thân chủ của mình. Nhiều nơi ưu ái hơn cho gặp không hạn chế nhưng đây cũng chỉ hy hữu lắm mới có.
Đó là chưa kể việc làm việc ké với điều tra viên gây ra nhiều bị động khác. Ông điều tra viên ngồi kè kè ở đó, luật sư và thân chủ muốn rù rì với nhau những điều mà thân chủ có thể chỉ nói được với luật sư cũng khó. Thực chất có những việc rất hợp lý nhưng có người thứ ba thì không thể mở miệng bật mí với nhau được.
Cần tin tưởng luật sư hơn
Theo quy định, trong giai đoạn điều tra, việc có mặt của điều tra viên là điều tất yếu. Tuy nhiên, theo nhiều luật sư, việc luật sư tiếp xúc với thân chủ đang bị tạm giam ở giai đoạn kết thúc điều tra không nhất thiết phải có mặt, hoặc cần sự cho phép của cơ quan điều tra. Tâm lý chung của bị can, bị cáo khi tiếp xúc với luật sư mà có mặt điều tra viên thì họ thường rất thất vọng. Họ thường tâm sự với luật sư rằng họ không được tự do trao đổi, trình bày. Bản thân luật sư muốn hướng dẫn chi tiết cho bị can, bị cáo những nội dung cần trình bày thì cũng dè dặt, ngại cơ quan tiến hành tố tụng biết trước sẽ đối phó hoặc hợp thức hóa lại chứng cứ, hồ sơ.
Chính vì tình trạng này, luật sư được phép hỏi thân chủ thì cũng chỉ hỏi thăm đôi ba điều về sức khỏe hoặc có muốn nhắn nhủ gì về cho gia đình hay không… Đây cũng là một nguyên nhân lý giải cho việc các bị cáo khi ra tòa thường phản cung vì cho rằng cơ quan điều tra đã ép cung mình.
Một số ý kiến cho rằng có mặt điều tra viên để hạn chế tình trạng luật sư mớm cung cho thân chủ nhằm khai báo không trung thực hoặc cố tình chối tội… Tuy nhiên, luật sư Nguyễn Thành Vĩnh, Đoàn Luật sư tỉnh Bến Tre, lại không đồng tình: “giai đoạn điều tra là cả một quá trình thu thập bằng chứng, nhân chứng và rất nhiều thứ khác chứ không thể chỉ dựa vào duy nhất lời khai của nghi can, bị can. Vì vậy, luật sư trao đổi với thân chủ sẽ giúp sự việc sáng tỏ dễ dàng hơn”.
Nhiều luật sư nhấn mạnh thêm rằng luật sư cũng có lương tâm, đạo đức nghề nghiệp của mình. Vì xúi giục thân chủ của mình khai báo không đúng sự thật thì gián tiếp tiếp tay cho thân chủ làm hại người bị hại. Mặc dù phải thừa nhận rằng có một số trường hợp luật sư đã mớm cung cho thân chủ để khai báo không đúng sự thật. Tuy nhiên, đây chỉ là những trường hợp cá biệt và nếu được phát hiện thì hầu hết các đoàn luật sư kiên quyết khai trừ khỏi đoàn luật sư của mình.
Đòi giấy tờ vô lý
Luật sư Trần Công Ly Tao kể: “Vừa rồi tôi có nhận bào chữa cho một bị cáo ở tỉnh Dăk Lăk do Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Đà Nẵng xét xử. Mặc dù được tòa này cấp giấy chứng nhận bào chữa nhưng khi vào trại giam xin gặp bị cáo thì phía trại giam yêu cầu phải có lệnh tiếp xúc can phạm do tòa án cấp thì mới cho phép tôi vào. Tôi vội vàng chạy về Đà Nẵng để xin giấy nhưng tòa này cho rằng họ không có chức năng cấp loại giấy đó và việc này là do phía trại giam có nghĩa vụ phải cho gặp. Chính việc tùy tiện ra những điều kiện oái oăm này đã làm mất rất nhiều thời gian và công sức của tôi”.
Nên cho luật sư tiếp xúc riêng
Nếu được, cần sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật Tố tụng hình sự về việc luật sư được chủ động tiếp xúc riêng tư với người bị tạm giữ, bị can. Những cuộc tiếp xúc này được tiến hành trong tầm nhìn nhưng không trong tầm nghe. Những thông tin, trao đổi giữa luật sư với bị can, bị cáo không được coi là chứng cứ chống lại họ, trừ trường hợp những thông tin này liên quan đến một tội phạm đang xảy ra hoặc dự tính sẽ xảy ra…
Luật sư Phan Trung Hoài, Đoàn Luật sư TP.HCM
Không làm khó luật sư
Điều tra viên không dại gì mà gây khó khăn cho luật sư. Chúng tôi cần sự hợp tác của các bạn với mong muốn làm sáng tỏ sự thật của vụ án. Chỉ những điều tra viên chưa hiểu biết, nhận thức lệch lạc hay có khuất tất mới sợ luật sư tham gia tố tụng gây khó khăn trong quá trình điều tra.
Ông Đinh Văn Hiệp, điều tra viên Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (C15 Bộ Công an)
Không nên ngồi kế bên giám sát
Tôi cũng đồng tình với việc luật sư và thân chủ phải có không gian riêng. Lúc đó hai bên có thể trao đổi những việc cần thiết (không phải là những việc bậy bạ) mà không thể nói khi có mặt người thứ ba. Thực tế có nhiều vụ án sáng hơn do bị cáo đã “móc ruột gan” ra tâm sự với luật sư. Cơ quan điều tra có thể giám sát nếu nghi luật sư làm bậy nhưng đó là biện pháp khác chứ không phải cử điều ra viên ngồi kế luật sư và thân chủ của họ.
Luật sư Phan Thanh Sơn, Đoàn Luật sư tỉnh Dăk Lăk
(MKLAW FIRM: Biên tập.)