1 Công ty là môt hợp đồng

Cũng như mọi hợp đồng, hợp đồng này đòi hỏi ngay từ khi ký kết phải có nhiều người. Các người này có thể hoặc là thể nhân,hoặc là pháp nhân, nhiều công ty cũng có thế đứng ra thành lập giữa họ với nhau một công ty mới.
Các quy tắc liên quan đến việc ký kết một hợp đồng, nhất lá các qui tắc về các khuyết tật của sự thỏa thuận (nhầm, lẫn, lừa dối, bạo lực) cũng như các điều kiện về năng lực đều được áp dụng đối với các hợp đồng thành lập công ty.
Cho đến gần đây, một đôi vợ chồng không thể tạo lập giữa họ với nhau một công ty. Dụ ngày 19-12-1958 sửa đổi điều 1841 của Bộ luật dân sự đã nói rõ hai vợ chồng có thể đồng thời là thành viên của một công ty và cùng tham gia hoặc tham gia riêng rẽ vào việc quản lý ; tuy nhiên họ không thể cùng chịu trách nhiệm liên đới vàvô hạn trong một công ty kinh doanh ( như vậy là điều này đã loại trừ hình thức công ty hợp danh).
Hợp đồng thành lập công ty được đặc trưng bởi 3 nét tạo nên bản sắc riêng
-Góp một số tài sản thành của chung ;
- Phân phối lợi nhuận ,các khoản tiết kiệm và các khoản thua lỗ;
- Ý chí thành lập một công ty , hay ý chí kết hội.
Thực vậy, theo điều 1832 của Bộ luật dân sự được luật số 78-9 ngày 4-1-1978 bổ sung làm sáng tỏ hơn thì:" Công ty là một hợp đồng theo đó hai hay nhiều ngưòi thỏa thuận góp chung tài sản hoặc công nghệ nhằm mục đích phân chia lợi nhuận hoặc hưởng các khọản tiết kiệm mà việc sử dụng các tài sản hoặc công nghệ đó đưa lại".Các thành viên cam kết cùng chịu các khoản thua lỗ.

2 Việc góp vốn thành môt số tài sản làm của chung

Các tài sản đem góp vào Ịầm của chung là các phần vốn góp mà tổng số tạo thành vốn công ty. .
Có ba loại góp vốn:
1. Góp bảng tiền.
Đây là các khoản tiền mặt mà một thành viên góp vào công ty. 
2. Góp bằng hiện vật.
Đây là việc chuyển giao cho công ty một tài sản nhất định: bất động sản, máy, cơ sở kinh doanh, bằng phát minh sáng chế,các chứng thư cho vay,v.v...
Ngưòi ta phân biệt:
- Giao quyền sở hữu, tức là việc chuyển giao cho công ty quyền sở hữu về vật được góp, do đó mà công ty phải chịu các rủi ro, và khi công ty bị giải thể thì vật được góp không trở lại với người đã góp mà được chia cho các thành viên như các tài sản khác.
- Giao quyền hưởng dụng , tức là người góp vẫn giữ quyền sở hữu về vật được góp và vẫn chịu các rủi ro, nhưng mặt khác, khi giải thể, người này được lấy lại vật đó trước khi phân chia.
3. Góp bằng công nghệ.
Trong trường hợp này, thành viện góp vào công ty công sức, việc làm.
Đổi lại sự đóng góp này, thành viên được nhận một phần vốn của công ty tương ứng vốn phần đóng góp phần này được gọi hoặc là" phần lời", hoặc là "cổ phần".

3 Tài sản chung vợ chồng đưa vào kinh doanh

Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung vợ chồng như sau:
“Tài sản chúng của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao đông, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tài khoản 1 Điều 40 của luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Ngoài ra, tài sản riêng của vợ, chồng nêu trên được nhập vào khối tài sản chung được coi là tài sản chung.
Nếu tài sản không thuộc các trường hợp tài sản riêng của vợ, chồng nêu ở mục trên thì nó được coi là tài sản chung của vợ chồng. Đối chiếu với trường hợp của bạn, toàn bộ tiền, vàng và mảnh đất đứng tên hai vợ chồng bạn sẽ đều là tài sản chung của hai vợ chồng do các tài sản trên được phát sinh trong thời kỳ hôn nhân của hai vợ chồng.
Điều kiện đưa tài sản chung của vợ chồng vào kinh doanh: Theo quy định tại Điều 36 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì việc môt bên (chồng hoặc vợ) muốn đưa tài sản chung vào kinh doanh thì cần phải có sự thỏa thuận và đồng ý của bên còn lại thì mới có thể tự mình thực hiện giao dịch (xác lập, thực hiện, chấm dứt) liên quan đến tài sản chung đó theo quy định của pháp luật. Lưu ý là thỏa thuận này phải được lập thành văn bản.
Đối với trường hợp của bạn: Chồng bạn muốn góp thêm tài sản chung là quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp thì cần phải có sự đồng ý của bạn thì mới có thể thực hiện được việc góp vốn này.
Trường hợp chồng bạn một bên tự ý sử dụng nguồn tài sản chung để đưa vào hoạt động kinh doanh thì giao dịch đó được coi là vô hiệu. Tòa án có thể tuyên bố vô hiệu và bảo đảm được quyền lợi của bên còn lại, tránh những rủi ro về tài sản chung.
 Thu nhập từ tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh: Khi sử dụng tài sản chung vợ chồng để kinh doanh, sản xuất thì những nguồn lợi nhuận thu được từ việc kinh doanh đó sẽ được tính là tài sản chung vợ chồng. Do đó đối với công ty TNHH của chồng bạn thành lập, được sử dụng tài sản góp vốn là tài sản chung của hai vợ chồng, nên công ty đó cũng là tài sản chung của hai vợ chồng, bạn cũng có quyền định đoạt đối với công ty và nguồn lợi nhuận từ công ty.
Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh: Trường hợp hai vợ chồng ly hôn theo quy định của pháp luật thì việc chia phần tài sản dùng trong kinh doanh sẽ được thực hiện theo tại Điều 64 Luật hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể:
“Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.”
Như vậy, đối với việc góp vốn của chồng bạn bằng tài sản chung vợ chồng thì bạn hoàn toàn vẫn có quyền định đoạt đối với các tài sản đó. Ngoài ra còn có thêm tài sản phát sinh trong quá trình kinh doanh nữa. Vì vậy quyền lợi của bạn vẫn được đảm bảo và xác lập trên căn cứ pháp luật.

4 Phân chia lợi nhuận và các khoản thua lỗ

1. Công ty tìm cách thu được lợi nhuận (hay thực hiện được tiết kiệm). Đây là dấu hiệu phân biệt với các hội đoàn không có mục đích thu lợi.
Nhà nưóc không lo ngại đối với các công ty, nhưng lại thường ngại rằng các hội đoàn gây trở ngại cho sự hoạt động của mình bằng cách phát huy ảnh hưởng chính trị, vì thế, nếu các hội đoàn muốn được công nhận là pháp nhân thì họ phải đăng ký ở cơ quan hành chính cấp tỉnh, và cũng vì thế mà họ bị cấm không được có một vài thứ tài sản nào đó.
Tuy nhiên theo quy định của luật ngày 4-1-1978, một công ty có thể chỉ có mục đích là hướng các khoản tiết kiệm do việc thành lập mà có.
2. Các khoản lỗ, lãi phải được phân chia giữa các thành viên.
"Hợp đồng nào tráo cho một trong các thành viên quyền được hưởng toàn bộ lợi nhuận thì bị vô hiệu" (điều 1844  Bộ luật dân sự). Cũng như thế, một điều khoản nào loại trừ việc chịu lỗ đối với các khoản tiền và vốn góp vào công ty của một hay nhiều thành viên cũng bị vô hiệu.
Nhưng không nhất thiết là hợp đồng phải chia lỗ, lãi tương ứng với phần đóng góp. Hai thành viên đóng góp bằng nhau có thể được chia lỗ, lãi khác nhau.
Mặt khác, hợp đồng thành lập công ty có thể chỉ có mục đích là nhằm thực hiện các khoản tiết kiệm.
Có thể phân, loậì các công ty tùy thẹo mức độ trách nhiệm nhiều hay ít của các thành viên; nhưng cũng có thể phân loại tùy theo tính chắt dân sự hoặc kinh doanh, và còn có thể . phân loại tùy theo quốc tịch công ty.

5 Các loại hình công ty 

Thứ nhất tùy theo trách nhiệm của mỗi thành viên
Đây là sự phân biệt chủ yếu.
1. Trong các công ty hợp danh, mọi thành viên chịu trách nhiệm vô hạn, nghĩa là bằng tất cả tài sản của họ và liên đới có nghĩa là họ phải trả toàn bộ các khoản nợ của công ty. 
2. Trong các công ty cổ phần, các thành viên chỉ chiu trách nhiệm trong giới hạn phần vốn góp của họ.
3. Trong các công ty hợp vốn, có hai loại thành viên: các thành viên nhận vốn chiu trách nhiệm vô hạn và liên đới và các thành viên xuất vốn chỉ chịu trách nhiệm đến hết giá trị phần góp vốn của mình.
Các công ty hợp vốn lại được chia thành hai loại: các "công ty hợp vốn đơn giản, trong đó các thành viên xuất vốn được lựa chọn thiên về nhân thân và là người có các phần vốn góp của công ty; và các "công ty hợp vốn cổ phần", trong đó các thành viên xuất vốn có các quyền có thể được chuyển nhượng tức là các cổ phần, tình trạng của thành viên xuất vốn gần giống như tình trạng các cổ đông trong các công ty cổ phần.
4. Trong công ty trách nhiệm hữu hạn, các thành viên giới hạn trách nhiệm của họ trong phạm vi phần vốn góp.
Các loại hình công ty nói trên sẽ được nghiên cứu trong các chương 10,11,và 12;chương 13 được dành cho một số công ty thuộc loại hình ít phổ biến hơn.
Thứ hai tùy theo tính chất dân sự và kinh doanh
Chỉ các công ty kinh doanh mới phải thực hiện các nghĩa vụ nghề nghiệp và nghĩa vụ đóng thuế của các nhà kinh doanh; các tranh chấp trong lĩnh vực này thuộc thẩm quyền Tòa án thương mại 
Về nguyên tắc, các công ty thực hiện một cách thường xuyên các dịch vụ kinh doanh được coi làcông ty kinh doanh; ngược lại một công ty có mục đích, ví dụ mua, bán, quản lý các bất động sản thì lại là công ty dân sự.
Tuy nhiên, các cộng ty cổ phần (công ty cổ phần và công ty hợp vốn cổ phần) cũng như các công ty trách nhiệm ỉhữu hạn, các công ty hợp danh và hợp vốn, căn cứ theo hình thức và không kể mục đích như thế nào (Luật ngày 24-7-1966, Điều 1) đương nhiên là những công ty kinh doanh
Còn các "tổ hợp vì lợi ích kinh tế" thì hoặc có tính chất dân sự, hoặc có tính chất kinh doanh, tùy theo mục đích của chúng (xem chương 13). 

Thứ ba tùy theo quốc tịch

Theo pháp luật, chỉ riêng công dân Pháp mới được hưởng một số quyền, vấn đề được đặt ra là, khi nào thì một công ty có thể được coi là công ty Pháp hay là công ty nước ngoài, để từ đó mà có thể được hay không đựợc hưởng các quyền này.
Người ta đã công nhận rất sớm rằng một công ty cũng như một thể nhân phải có một quốc tịch nhưng tiêu chuẩn để xác định quốc tịch không được án lệ giải thích một cách rõ ràng lắm.
Trong một thời gian dài và cho đến cuộc chiến tranh 1914-1918, người ta chỉ chú ý tìm nơi đặt trụ sở công ty, và nếu điều lệ ấn định trụ sở ở Pháp thì công ty được coi là có quôc tịch Pháp.
Trong chiến tranh, vấn đề quốc tịch trở nên quan trọng và cấp bách hơn vì có liên quan đến việc kê biên và sai áp tài sản của kẻ địch; có công ty trước đây có trụ sở ở nước Pháp lại có ban điều hành và vốn liếng ở nước Đức; vì lợi ích của quốc phòng, người ta thấy cần thiết phải coi các công ty ấy như kẻ địch. Các luật đặc biệt được thông qua, có chú ý đến sự điều hành và nguồn vốn công ty.
Để chấm dứt các tranh cãi, Luật ngày 24-7-1966 nói rõ: tất cả các công ty có trụ sở đặt trên lãnh thổ hước Pháp thỉ phải phục tùng pháp luật nước Pháp. (Điều 3).Quy tắc này cũng có hiệu lực cả đối với các công ty dân sự

Mọi vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến bài viết Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài.

Công Ty Luật Minh Khuê xin cảm ơn!!