Hiện nay công nghệ thông tin đã và đang phát triển một cách nhanh chóng theo xu hướng hiện đại toàn cầu hóa. Chính vì thế công nghệ thông tin đóng một vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống các doanh nghiệp. Giám đốc công nghệ hay còn có tên gọi là CTO - Chief technology officer giữ vai trò rất quan trọng mà mỗi doanh nghiệp chuyên ngành về công nghệ không thể thiếu . 

 

1. CTO là gì?

CTO  là viết tắt của chief technology officer giám đốc công nghệ hay giám đốc kỹ thuật của doanh nghiệp. Đây là một vị trí quản lý cấp cao, chuyên đảm nhận và chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến công nghệ và kỹ thuật của công ty. Bên cạnh đó họ còn điều hành các hoạt động nghiên cứu và phát triển ( Research and Development :  R&D ).

Theo wikipedia, giám đốc kỹ thuật ( CTO ) còn được gọi là giám đốc công nghệ hoặc kỹ thuật viên trưởng, là một vị trí cấp điều hành trong công ty hoặc tổ chức trập trung vào các vấn đề khoa học và công nghệ trong một tổ chức. Một CTO  rất giống với một giám đốc thông tin ( CIO ). Các CTO sẽ đưa ra quyết định cho cơ sở hạ tầng công nghệ tổng thể phù hợp chặt chẽ với mục tiêu của tổ chức, trong khi CIO làm việc cùng với các nhân viên công nghệ thông tin "CNTT" của tổ chức thực hiện các hoạt động hằng ngày. Một CTO  nên biết về các công nghệ mới và hiện có định hướng cho những nỗ lực trong tương lai của công ty. Các thuộc tính của vai trò mà một CTO nắm giữ khác nhau giữa các công ty, chủ yếu tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức của họ. 

CTO thường  làm việc với các nhân viên IT để giải quyết các thách thức và khó khăn về công nghệ của công ty nhằm đảm bảo việc hoạt động liên tục cho công ty. Họ giám sát chặt chẽ các nhu cầu ngắn và dài hạ, từ đó có quyết định thực hiện các chiến lược đổi mới công nghệ phù hợp giúp cho công ty đạt được mục tiêu kinh doanh. 

 

2. Vai trò của CTO trong một doanh nghiệp 

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện đại đặt ra yêu cầu bức thiết đối với các doanh nghiệp rằng để tồn tại và phát triển họ phải quan tâm đầu tư vào công nghệ. Chính vì vậy, CTO trở thành vị trí cấn thiết với mọi doanh nghiêp thuộc mọi loại hình kinh doanh chứ không dừng lại ở các doanh nghiệp công nghệ.

Những chuyển đổi mạnh mẽ về công nghệ đan xen trong mọi khía cạnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày nay. Nhiệm vụ của một CTO chính là đảm bảo các chiến lược công nghệ phải phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Tầm quan trọng của CTO  đối với sự phát triển của doanh nghiệp được thể hiện rõ nét qua vai trò của họ.

- Xây dựng chiến lược công nghệ

CTO có nhiệm vụ xây dựng chiến lược công nghệ phù hợp với lộ trình phát triển kinh doanh cũng như phát triển sản phẩm doanh nghiệp tại từng thời ký nhất định. Nhất là trong bối cảnh mà công nghệ kỹ thuật có nhiều sáng kiến, phát minh liên tục như hiện nay thì việc xây dựng chiến lược công nghệ trở thành vấn đề thiết yếu với tất cả các doanh nghiệp. Đặc biệt với các doanh nghiệp starup thì nhiệm vụ này càng quan trọng hơn.

Để có thể xây dựng chiến lược công nghệ phù hợp, CTO không chỉ cần có kiến thức về công nghệ mà còn phải có kiến thức và sự am hiểu nhất định về hoạt động kinh doanh. Điều này đảm bảo những chiến lược công nghệ do họ thiết lập có thể ứng dụng hiệu quả vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Cải thiện hiệu quả hệ thống công nghệ của doanh nghiệp

Ngay từ khi bắt đầu đi vào hoạt động, các doanh nghiệp đã tiến hành xây dựng hệ thống công nghệ, kỹ thuật. Bởi vì vậy được xem là cơ sở hạ tầng quan trọng của doanh nghiệp. Tuy nhiên theo thời gian, các hệ thống công nghệ này dần trở nên lỗi thời và chậm chạp do không được cập nhật và cải tiến thường xuyên.

Khi không được kịp thời cập nhật các xu hướng phát triển mới, hệ thống công nghệ trong nhiều doanh nghiệp trở nên trì trrj, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất kinh doanh. Lúc này sự xuất hiện của một CTO  trong bộ máy quản lý doanh nghiệp sẽ là nhân tố quan trọng giúp cho doanh nghiệp từng bước cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống công nghệ. Từ đó đẩy mạng sự phát triển của doanh nghiệp

- Xây dựng đội ngũ nhân sự công nghệ vững mạnh

Trong vai trò của một quản lý, CTO  có nhiệm vụ xây dựng đội ngũ nhân sự và quản lý, lãnh đạo đội ngũ đó hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. CTO  luôn phải chú ý đến việc tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành viên khác nhau trong bộ phận công nghệ. Khi đó mới có thể đảm bảo sự kết nối trong đội ngũ nhân viên, tạo động lực thúc đẩy họ làm việc hiệu quả và khai thác tối đa năng lực của nhân viên.

Một đội ngũ nhân viên kết nối chặt chẽ với nhau sẽ mang lại hiệu quả to lớn trong quá trình làm việc. Ngược lại một đội ngũ nhân viên thiếu kết nối, làm việc không ăn khớp với nhau chắc chắn hiệu quả công việc sẽ không tốt.

Bên cạnh đó CTO  cũng hỗ trợ bộ phận nhân sự trong công tác tuyển dụng và đào tạo nhân tài cho doanh nghiệp. Với những vị trí quan trọng, CTO sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình tuyển dụng.

- Quản lý ngân sách dành cho công nghệ 

Bên cạnh những nhiệm vụ chuyên môn, CTO  còn có trách nhiệm quản lý ngân sách dành cho công nghệ của doanh nghiệp. Thông thường ngân sách dành cho doanh nghệ sẽ bao gồm các khoản chi cho việc mua hoặc bán các thiết bị công nghệ, phí dịch vụ, tiền mua bản quyền, phần cứng,... Đôi khi CTO còn tham gia đàm phán lương cho nhân viên bộ phận công nghệ.

- Tác động đến hiệu quả các chiến lược kinh doanh

Trước khi xây dựng các chiến lược công nghệ, CTO luôn xem xét kỹ lưỡng các mục tiêu kinh doanh của công ty. Bằng năng lực của mình, CTO có thể dự đoán được những mỗi đe dọa, nắm bắt được những công nghệ và xu hướng phát triển mới. Điều này kkhiếnhoj có thể tạo ra tác động mạnh mẽ đến kết quả các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong quá trình tìm hiểu những công nghệ mới và làm việc với nhà cung câos, CTO có thể tạo những giá trị lớn cho doanh nghiệp và hỗ trợ ban lãnh đạo doanh nghiệp trong quyết định quan trọng như: Xây dựng lộ trình phát triển , ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động, phát triển nguồn doanh thu mới,... 

- Tạo dựng mô hình hoạt động

Một doanh nghiệp muốn hoạt động suôn sẻ và hiệu quả cần có một mô hình hoạt động được tổ chức tốt bởi vì một mô hình hoạt động được tổ chức tốt sẽ giúp các chiến lược hoạt dộng của doanh nghiệp liên kết mật thiết với nhau hơn từ  đó tạo ra lợi thế cạnh tranh vững mạnh cho doanh nghiệp.

 

3. Năng lực cần có để có thể đảm nhiệm vai trò của một CTO 

Kỹ năng mà một giám đốc công nghệ cần có là: 

Thứ nhất, kỹ năng công nghệ là cái cần trước tiên: CTO  là giám đốc công nghệ nên thứ đòi hỏi đầu tiên là phải có kỹ năng và kiến thức hiểu biế sâu rộng về lĩnh vực công nghệ, điều này bao gồm kiến thức và kinh nghiệm về phát triển phần mềm, lập trình, kiến trúc hệ thống, phát triển sản phẩm,... Bên cạnh đó, ngoài những kiến thức cơ bản của công nghệ đã nắm bắt được thì cũng cần một CTO sẵn sàng tìm tòi và thử nghiệm những kiến thức công nghệ mới và ứng dụng những công nghệ đó vào việc phát triển sản phẩm của công ty, mang lại những lợi ích riêng cho công ty cũng như doanh nghiệp của mình.

Thứ hai, kỹ năng kinh doanh. Với nhiệm vụ quản lý một bộ phận, đưa ra những định hướng phát triển tương lai cho công ty, thì điều đòi hỏi một CTO là kiến thức về kinh doanh. Bởi quy trình vânh hành công nghệ vào các sản phẩm cũng là để kinh doanh mang về lợi nhuận cho công ty. Do vậy khi có kiến thức kinh doanh thì mới có những định hướng cơ bản để phát triển hướng đi cho doanh nghiệp.

Thứ ba, kỹ năng lãnh đạo: Chức năng, nhiệm vụ. Là một giám đốc đòi hỏi phải có khả năng và tố chất lãnh đạo để bộ phận công nghệ thông tin hoạt động một cách trơn tru và phối hợp trơn tru và kết hợp ổn định với nhau, ngoài ra phối hợp với các bộ phận khác để đảm bảo phân bổ nguồn lực hợp lý cho các dự án và đưa các dự án đi đến thành công.

Thứ tư, kỹ năng giao tiếp thuần thục. Giao tiếp là điều rất quan trọng và cần thiết ở bất cứ một lĩnh vực hay ở vị trí nào. Đối với một giám đốc công nghệ thì giao tiếp là điều cần và phải làm tốt. Giao tiếp với chính cấp dưới tạo sự tin tưởng và đưa team phối kết hợp hoàn chỉnh; giao tiếp với cấp trên hay với chính các phòng ban khác; giao tiếp với các đối tác bên ngoài;...

Thứ năm, kỹ năng đưa ra quyết định. Đứng ở vị trí là một giám đốc của một bộ phận, việc đưa ra quyết định rất quan trọng. Một CTO phải đưa ra các quyết định quan trọng trong việc mua công nghẹ mới và phân bổ nguồn lực từ nhân viên hay kinh phí là điều cần sáng suốt và tỉ mỉ. Do vậy, kỹ năng tính toán và đưa ra quyết định sẽ rất luôn cần ở bất kể một CTO nào.

Thứ sáu, kỹ năng lên kế hoạch. Cả một đội nhóm kỹ thuật không thể nào làm việc mà không có kế hoạch. Một công việc lớn như xây dựng một app thương mại điên tử chẳng hạn, app này sẽ phải phân ra thành rất nhiều hạng mục con như giao diện, chức năng, bảo mật, dữ liệu,... Chưa kể đến là việc vận hành thử nghiệm và đưa ra thị trường.

Thư bảy, kỹ năng quản lý. Kỹ năng này rất quan trọng đối với cấp lãnh đạo từ quản lý nhân viên sao cho hiệu quả và đạt được năng suất cao nhất cho đến việc phải quản lý toàn bộ công việc, quản lý thời gian của bản thân sao cho phù hợp để gặp khách hàng, đối tác và tất nhiên là phải đảm bảo về mặt kỹ thuật. 

 

4. Triển vọng của nghề nghiệp của CTO

Theo nhận định của các chuyên gia, cơ hội việc làm CTO  sẽ liên tục gia tăng vì hai lí do sau:

Một là, nhu cầu vận dụng công nghệ thông tin trong các công ty, doanh nghiệp ngày càng tăng cao.

Hai là, do sự tiến bộ không ngừng của các biện pháp kinh doanh và sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị di động, công nghệ lưu trữ đám mây.

Công nghệ càng phát triển thì những thuật ngữ như Cloud, Big data hay loT ngày càng trở nên phổ biến . Xu hướng phát triển của công nghệ hiện nay là tập trung vào việc tích hợp các ứng dung, quy trình và dữ liệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động . Vì vậy một CTO giỏi sẽ không ngừng tư duy, sáng tạo và nhanh chóng nắm bắt các vấn đề trên. Từ đó giúp cho doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh và trở thành người dẫn đầu xa thế.

 

5. Trong một doanh nghiệp có cần phải có cả CTO và CIO không?

5.1. Phân biệt CTO với CIO 

  CTO CIO
Viết tắt  Chief technology officer - giám đóc công nghệ Chief information officer - giám đốc công nghệ thông tin
Mục tiêu Định hướng chiến lược công nghệ của công ty. Họ xác định vai trò của công nghệ hỗ trợ sự phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Là cố vấn, lên kế hoạch phát triển mảng công nghệ thông tin cho doanh nghiệp
Nhiệm vụ chính  Chịu trách nhiệm chính về việc nghiên cứu, đưa ra các giải pháp, chiến lược công nghệ hướng tới mục đích là phát triển doanh nghiệp, giữ vai trò là gương mặt đại diện của công ty tại các buổi hội thảo, hội nghị  hay sự kiện thương mại. Dự đoán và phản ứng lại những thay đổi lớn về công nghệ để đảm bảo duy trì sự dẫn đầu của công ty trong môi trường cạnh tranh.

Chịu trách nhiệm thiết kế hệ thống công nghệ thông tin doanh nghiệp. Đề xuất ngân sách cho các phần mềm.

Phụ trách giám sát chuyên gia, nhân viên công nghệ thông tin

Phạm vi tác động Tập trung những khách hàng bên ngoài - những người đã , đang và sẽ mua sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, hướng đến công nghệ mới nổi và bên ngoài. Tập trung chủ yếu đến hoạt động nội bộ của doanh nghiệp, quan tâm đến hạ tầng và bên trong.
Công việc cần thực hiện

- Phát triển các khía cạnh công nghệ nằm trong chiến lược của công ty

- Phát triển và thực thi những kỹ thuật công nghệ mới mang lợi thế cạnh tranh

- Giúp quản lý KPIs và ngân sách IT để đánh giá hiệu quả công nghệ

- Trao đổi về chiến lược công nghệ với các đối tác và các nhà đầu tư. 

- Thiết kế hệ thống thông tin cho doanh nghiệp

- Phát triển, triển khai và bảo trì hệ thống ứng dụng

- Xây dựng kho dự liệu cho toàn công ty 

- Hoạch định và xây dựng hệ thống ứng dụng sao cho hợp lý 

- Tích hợp các hệ thống nền như ERP, CRM, HRM, SCM và BI vào hoạt động của doanh nghiệp.

Hiểu đơn giản Vai trò là tìm kiếm những đóng góp mà công nghệ có thể tạo ra cho lợi thế cạnh tranh của công ty cũng như quản lý các bên liên quan / phát triển sản phẩm. Vai trò là tập trung nhiều hơn vào việc quản lý công nghệ thông tin theo hướng cải thiện các quy trình và dịch vụ nội bộ, giảm chi phí cho doanh nghiệp.

 

 

5.2 Trong doanh nghiệp cần phải có cả CTO và CIO hay không?

Cả CTO và CIO rất quan trọng trong một tổ chức về công nghệ , nếu tổ chức trong giai đoạn phát triển, hai vị trí này có thể do một người đảm nhiệm. Khi tổ chức lớn hơn cả hai vị trí này vẫn cần đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp, một bên thiên hướng kinh doanh công nghệ còn một bên thiên hướng kỹ thuật chuyên sâu bổ trợ cho nhau.

 

6. Những câu hỏi thướng gặp về CTO

6.1. CTO  phải đáp ứng yêu cầu kinh nghiệm gì?

Thông thướng các công ty cần tuyển dụng họ sẽ yêu cầu vị trí CTO cần có ít nhất 15 năm kinh nghiệm chuyên môn.

 

6.2. Mức lương  của CTO như thế nào?

Theo payscale mức lương trung bình của vị trí CTO trên toàn cầu năm 2020 khoảng 163.319 $ / năm tương ứng khoảng 4 tỷ đồng /  năm.

 

6.3. CTO có cần kỹ năng an ninh mạng không?

Câu trả lời là có, CTO  cần phải có những kỹ năng và kiến thức về an ninh mạng.

>> Xem thêm Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp là gì? Mẫu sơ đồ tổ chức doanh nghiệp mới nhất 2022

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích mà Luật Minh Khuê muốn cung cấp cho bạn đọc về khái niệm CTO , Vai trò và vị trí của CTO trong doanh nghiệp. Nếu bạn còn thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này và các vấn đề pháp lý khác vin vui lòng liên hệ đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 thông qua số hotline: 1900.6162 để được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình . Xin trân trọng cảm ơn!