1. Khái niệm văn hóa thanh niên

Văn hóa thanh niên cũng là một phạm trù được bàn luận khá sôi nổi trên diễn đàn khoa học ở Việt Nam và nước ngoài. Mặc dù phần đông các nhà nghiên cứu đều có thể đồng ý với nhau về sự tồn tại khách quan của vãn hoa thanh niên, nhưng cách tiếp cận và định nghĩa về văn hóa thanh niên thì lại rất khác nhau.

Để hiểu được văn hóa thanh niên thì trước tiên phải có một khái niệm chính xác và nhất quán về văn hóa cũng như cấu trúc của nỏ. Trên thực tế, cũng có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.

B. Taylor đã đưa ra định nghĩa cổ điển về văn hóa: “Văn hóa là tổng thể phức tạp bao gồm các hiểu biết, niềm tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, thói quen và bất kỳ một năng lực nào khác mà con ngưòi thu nhận được được với tư cách, là một thành viên của xã hội” (B.Taylor, 1958, trl, dẫn theo Vũ Quang Hà, 2003,166)

Năm 1982, Unesco đã đưa ra định nghĩa hoàn thiện và đày đủ hom về văn hóa như sau: Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách một xã hội hay một nhóm người ừong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chưomg, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những phong tục và những tín ngưỡng” (Ưnesco, 1982)

Theo quan điểm của tổ chức này có thể chia ra làm 2 loại di sản văn hỏa: dĩ sản hữu hình như: đình, chùa, lăng mộ, nhà sàn, các công trình kiến trúc; di sản vô hình như: âm nhạc, ngôn ngữ, nghi thức, phong tục tập quán, lễ hội, quy trình công nghệ của các nghề truyền thống.

2. Các đặc điểm dưới góc độ xã hội học văn hóa

  • Là một trong những mặt cơ bản của đời sống xã hội, vặn hóa tồn tại trong đời sống xã hội, được hình thành và thể hiện ra ngoài thông qua các hoạt động của con người trong xã hội thành hình vi ứng xử, mối quan hệ tương tác xã hội, dựa trên những giá trị, khuôn mẫu, chuẩn mực xã hội,...
  • Là một hệ thống hình thái biểu thị giá trị của một xã hội là cấu trúc- chức năng xã hội, kỹ thuật, thể chế, các hệ tư tưởng,... được hình thành trong quá trình hoạt động sáng tạo của con người, được bảo tồn và truyền lại cho các thế hệ sau thông qua xã hội hóa..
  • Là khuôn mẫu chuẩn mực quy định các hành vi xã hội. Mỗi cá nhân muốn trở thành con người xã hội phải tiếp thu, tuân thủ theo các giá trị - chuẩn mực của xã hội đó. (Mai Thị Kim Thạnh, 2011:15)

Trên cơ sở tiếp cận về văn hóa nói chung một số nhà khoa học đã đi vào nghiên cứu về văn hóa thanh niên và đã tiếp cận theo các hướng khác nhau chẳng hạn: nhà xã hội học người Anh Dick Hebdige với tác phẩm Subculture in the Meaning of Style đã đưa ra một cách tiếp cận và quan niệm được nhiều nhà khoa học chấp nhận khá rộng rãi hiện nay coi văn hóa thanh niên là một loại “tiểu văn hóa” (subculture). (Đặng Cành Khanh, 2006). Sau đó, một số học giả khác cũng công bố những nghiên cứu về văn hóa thanh niên theo huớng tiếp cận này.

“Tiểu văn hóa” là văn hóa của các cộng đồng xã hội mà có những sắc thái khác với nền văn hóa chung của toàn xã hội. Người ta thường hay nhắc đến tiểu văn hóa của thanh niên, của một dân tộc ít người nào đó hay tiểu văn hóa của một cộng đồng người dân sinh sống lâu đời ở một nước, v.v... tiểu văn hóa vẫn là một bộ phận của nền văn hóa chung; nó chỉ có những nét khác biệt khá rõ so với nền văn hóa chung, song không đối lập với nền văn hóa chung đó.

3. Đặc trưng cơ bản của văn hóa thanh niên

Văn hóa thanh niên cũng phản ánh bản sắc văn hóa dân tộc, với những đặc điểm chung của nền văn hóa dân tộc. Tuy nhiên do thanh niên là một nhóm xã hội - dân cư đặc thù của cộng đồng quốc gia - dân tộc. Vì vậy nó còn có những đặc điểm, đặc trưng và sắc thái riêng.

Những đặc điểm, đặc trưng và sẳc thái riêng của văn hóa thanh niên bắt nguồn từ chính vị thế đặc biệt của nhóm xã hội - dân cư thanh niên. Nhóm xã hội - dân cư này có đặc điểm là trẻ và năng động, nơi hệ giá trị chưa định hình và đang kiểm nghiệm và thử nghiệm những gì họ nhận được từ thế hệ đi trước, tiếp thu được từ thế giới bên ngoài, cọ xát lẫn nhau để sáng tạo ra hệ giá trị mới, mô thức ứng xử mới, với những lựa chọn sống luôn luôn mới. Tất cả những quá trình và hiện tượng này cũng xuất hiện ở các nhóm xã hội - dân cư khác, kể cả nhóm người già, nhưng không tiêu biểu như ở thanh niên.

Đặc điểm này khiến cho những nhà nghiên cứu, đặc biệt là những người theo lý thuyết “tiểu văn hóa”, ngộ nhận, cho rằng văn hóa thanh niên là một loại hình khu biệt, thậm chí tương phản đối với nền văn hóa chủ đạo của quốc gia - dân tộc. Điều này hoàn toàn không phải vậy, văn hóa thanh niên vẫn nằm trong hệ văn hóa của dân tộc, nhưng nó đã được nhóm xã hội - dân cư này tiếp nhận giữa giá trị truyền thống và hiện đại để phù hợp với sự vận động và phát triển của xã hội. Bởi, vấn đề có tính quy luật là: bất cứ nền văn hóa nào cũng luôn luôn biến đổi cùng với thời gian, mà văn hóa vừa là sản phẩm, lại vừa là nền tảng và phương tiện cho hoạt động sáng tạo không ngừng của nhân loại. Trong quá trình biến đổi đó, những hệ giá trị văn hóa luôn luôn được kiểm nghiệm và thử thách. Trong khi một sổ giá trị và hệ giá trị này được duy trì, hoàn thiện thì những giá trị khác, hệ giá trị khác có thể bị xói mòn, thậm chí biến mất hoàn toàn khi không còn phù hợp. Sự thay đổi hệ giá trị vãn hóa vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của sự biến đổi của ứng xử văn hóa.

Tuy nhiên, sự biến đổi đó không ngang bằng nhất loạt về cường độ và không diễn ra dưới những hình thức giống nhau trong các nhóm xã hội - dân cư. Riêng ở thanh niên thì quá trình này bộc lộ ra rõ nét hơn, nhất là tại các xã hội chuyển đổi như xã hội Việt Nam hiện nay. Bời vậy, nên mật độ của những thử nghiệm, kiểm nghiệm, phủ nhận và tiếp thu các giá trị văn hóa thông qua sự thay đổi đa dạng của ứng xử văn hóa tỏ ra dày đặc và sôi nổi, gay gắt hơn ở thanh niên. Văn hóa thanh niên chính là cầu nối giao lưu, là bộ phận tiên phong của nền văn hóa dân tộc trong quá ưình “tự làm mới bản thân” của nền văn hóa đó. Do đó, khi nghiên cứu về văn hóa có một số những đặc ưưng về văn hóa thanh niên như sau:

4. Tính mới mẻ và khác biệt của văn hóa hóa thanh niên

Thanh niên luôn mong muốn được tự khẳng định mình, luôn đòi hỏi được mọi người nhìn nhận, đánh giá một cách chân thực và đúng đắn về mình. Đe thực hiện điều đó họ cảm thấy cần phải gây được sự chú ý của người khác đối với mình bằng những việc làm hoặc những hành động như cách ăn mặc, đầu tóc, cách ứng xử,... những cái mà người lớn cho rằng lố lăng, kệch cỡm, khác thường đây là một trong những, cách thức gây sự chú ý của họ. Chẳng hạn như nhạc trẻ là thể loại âm nhạc đáp ứng được thị hiếu chung của giới trẻ, được giới trẻ ưa chuộng. Do vậy, dòng nhạc này còn được gọi là nhạc thị trường. Bên cạnhpỡp {popular music - một thể loại âm nhạc phổ biến, dễ nghe), gần đây một số thể loại nhạc khác cũng bắt đầu được đưa vào ‘thử nghiệm’ ưên thị trường như R&B, Hip Hop, Rock... song phổ biến nhất hiện nay vẫn là pop được giới trẻ rấf ưa chuộng. Bên cạnh vấn đề phục trang của ca sĩ, thời trang của giới ưẻ hiện nay cũng thuộc trường phái cấp tiến hướng về phong cách phương Tây với quan niệm ăn mặc càng thoáng càng dễ khẳng định được giá trị tự thân hay dẫu biết kì dị nhưng vẫn dám chơi, dám chấp nhận bởi như thế mới là ‘sành điệu’.

Một điều mà chúng ta cũng dễ thấy ở thanh niên đó là thần tượng của họ phải là những có cá tính rõ rệt, có cử chỉ hành vi hấp dẫn người khác, có những suy nghĩ, hành động độc đáo, khác lạ sẽ được thanh niên tiếp nhận. Những khuôn mẫu lý tưởng cổ xưa sẽ khó có thể trở thành hình mẫu lý tưởng của thanh niên. Qua đấy cho thấy thanh niên là những người trẻ, năng động, hoạt bát họ không thích lặp lại những điều cũ kỹ, cái đã an bài mà luôn tìm kiếm, khám phá cái mới là đặc tính văn hóa của thanh niên.

  • Tính sáng tạo và đổi là đặc trưng cơ bản làm nên bản chất của văn hóa thanh niên

Ở thời đại nào cũng vậy, thanh niên và sự khám phá, sáng tạo luôn đồng hành với nhau trong mọi suy nghĩ, hành động của tuổi trẻ. Sự đồng hành này biểu hiện ra bên ngoài qua các giao tiếp, ứng xử, hành động, tạo thành sự khác biệt giữa văn hóa thanh niên với các dạng thức văn hóa khác.

Thanh niên luôn là người tiếp thu những cái mới và phá bỏ cái cũ, những khuôn phép lạc hậu trong quá trình hội nhập và phát triển, những cái nảy không phả ai cũng chấp nhận và cảm thông. Chính điều này tạo ra sự khác biệt trong văn hóa thanh niên, trong lĩnh vực văn hỏa - nghệ thuật, văn hóa thanh niên có thể gạt bỏ ra ngoài nhiều nguyên tắc thẩm mỹ cơ bản. Những gam màu hài hòa, dịu mắt thông thường cò thể được thanh niên thay đổi bàng những màu sắc chói chang, nhức mắt, những bản nhạc nhẹ nhàng, du dương không còn phù hợp được thanh niên lựa chọn, thay đổi bằng những loại nhạc trẻ trung, sôi động, những sàn biểu diễn cũng dìay đổi cho phù hợp với xu hướng của thanh niên như những ban nhạc đường phố,...

  • Văn hóa thanh niên mang tính nhân văn, nhân đạo

Thanh niên luôn hướng đến con người và xã hội, hướng về các quan hệ .xã hội với ánh mắt yêu thương và chia chia sẻ. Hầu hết thanh niên đều không chấp nhận và lên án những hành vi thô bạo với con người, họ dễ xúc động với những số phận con người bị đầy ải khổ cực, bị xã hội vùi dập, bị tan vỡ chia lìa,... Nhiều thanh niên mặc dù còn khó khăn trong cuộc sống những họ vẫn nhìn ăn để tìm cách giúp đỡ, hỗ trợ những đối tượng yếu thế.

Thanh niên cũng luôn là nhóm xã hội có tính tình nguyện cao. Họ sẵn sàng tham gia tình nguyện một cách vô tư, dưới mọi hình thức. Ví dụ như thanh niên tham gia tình nguyện giúp đỡ đồng bào vùng sáu, xa, khó khăn hay như tình nguyện hiến máu, nấu cháo từ thiện, làm từ thiện trong các bệnh viện,...

Chính những việc làm trong sáng, nhân văn của thanh niên đã làm lên tính nhân văn, nhân đạo của văn hóa thanh niên.

5. Tính cộng đồng của văn hóa thanh niên

Tính cộng đồng trong văn hóa thanh niên xuất phát từ chính tâm lý cộng đồng của thanh niên. Sự cộng hưởng giữa nhu cầu sinh hoạt cộng đồng, nhu cầu biểu hiện mình, nhu cầu sáng tạo của thanh niên đã tạo ra sức cuốn hút trong văn hóa thanh niên. Văn hóa thanh niên bằng sức trẻ, sự nhiệt tình, sáng tạo đã lôi cuốn được đông đảo người tham gia và hưởng ứng, nhiều khi những hoạt động văn hóa của thanh niên vượt cả giới hạn về ngôn ngữ, ranh giới của các dân tộc và quốc gia đưa con người xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của văn hóa thanh niên chúng ta thấy con nổi lên những hạn chế như nhiều loại hình văn hóa không phù hợp với các giá trị chuẩn mực đạo đức của dân tộc như sống thử của thanh niên, cách ăn mặc,...