Trong ngành công nghiệp giải trí hiện nay, game (trò chơi điện tử) đang là một lĩnh vực vô cùng phát triển, thu hút được nhiều nhà đầu tư. Game được xem là phương tiện giải trí phổ biến đối với nhiều lứa tuổi, đặc biệt là giới trẻ. Với số lượng người dùng lớn và ngày càng tăng, lợi nhuận thu được từ việc cung cấp các tựa game của các công ty giải trí cũng rất đáng kể. Game là sản phẩm của trí tuệ con người, có sự đầu tư về thiết bị công nghệ, khoa học, kỹ thuật là công cụ hỗ trợ trong việc sáng tạo, sản xuất.
Việc đầu tư, sản xuất ra một tựa game tốn nhiều thời gian, công sức và tiền của. Tuy nhiên, hiện nay việc vi phạm bản quyền trò chơi điện tử đang ngày càng diễn ra phổ biến. Điều này đem lại thiệt hại lớn cho các công ty, nhà đầu tư trò chơi điện tử. Từ đó, đặt ra nhu cầu về việc bảo hộ bản quyền đối với trò chơi điện tử hiện nay rất lớn. Trong phạm vi bài viết này, Công ty Luật TNHH Minh Khuê xin đưa ra những vấn đề pháp lý xoay quanh việc đăng ký bản quyền game.
1. Có được đăng ký bảo hộ đối với game hay không?
Quyền tác giả được hiểu là quyền của cá nhân, tổ chức đối với tác phẩm do cá nhân, tổ chức đó sáng tạo ra hoặc sở hữu. Theo quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2019, các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả trong đó có tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học bao gồm chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Chúng ta cũng có thể hiểu game là một chương trình máy tính. Bởi game cũng được lập trình, tạo nên từ những tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được môt kết quả cụ thể theo quy định tại Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2019.
Quyền tác giả là quyền sở hữu trí tuệ, quyền này phát sinh khi tác giả sáng tạo nên không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Do đó, người sáng tạo ra một trò chơi điện tử hoặc tổ chức sở hữu loại trò chơi này có quyền yêu cầu đăng ký bảo hộ đối với trò chơi điện tử do mình sáng tạo hoặc có quyền sở hữu. Ở đây, người sáng tạo ra sản phẩm game là các lập trình viên, kỹ sư công nghệ thông tin. Tổ chức sở hữu là đối tượng được người sáng tạo ra trò chơi điện tử đó chuyển nhượng lại hoặc đầu tư để sản xuất ra trò chơi điện tử đó.
2. Những lợi ích khi thực hiện đăng ký bản quyền đối với trò chơi điện tử
Theo quy định tại Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2019, tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.
Như vậy, có thể hiểu chứng nhận bản quyền sau khi đã đăng ký bản quyền tác giả là một căn cứ tối quan trọng thể hiện quyền sở hữu trí tuệ của một sản phẩm game. Trường hợp, có dấu hiệu vi phạm bản quyền, người sáng tạo hoặc chủ sở hữu của sản phẩm game đó có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết để đảm bảo quyền lợi của mình, giấy chứng nhận bản quyền khi đó là căn cứ, bằng chứng để Tòa án giải quyết tranh chấp của các bên.
3. Trình tự, thủ tục đăng ký bản quyền game
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hệ bản quyền game
- Tờ khai đăng ký bản quyền game;
- Bản sao có công chứng giấy tờ tùy thân của tác giả (chứng minh nhân dân, căn cước công dân);
- Bản sao có công chứng giấy tờ tùy thân của chủ sở hữu là cá nhân hoặc giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu là tổ chức;
- Sản phẩm game muốn đăng ký:
+ Trường hợp sản phẩm game thông thường: 02 bản in kịch bản (hình ảnh trò chơi) trên giấy A4;
+ Trường hợp sản phẩm game chơi trên máy tính: 02 bản in code chương trình mays tính trên giấy A4, 02 đĩa CD lưu nội dung chương trình máy tính.
- Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ là người được ủy quyền);
- Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ là người thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu sản phẩm game được nhiều tác giả sáng tạo nên);
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giải thuộc sở hữu chung.
Lưu ý: Trường hợp tài liệu trên có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt có công chứng hoặc chứng thực.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cục Bản quyền tác giả
- Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục bản quyên tác giả hoặc nộp qua đường bưu điện đến đại chỉ Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội. Lưu ý khi nộp qua đường bưu điện cần thực hiện đăng ký online trước khi gửi hồ sơ.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyên tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với chương trình máy tính là 600.000 đồng
Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả sẽ được ghi nhận trong sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan.
4. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Theo quy định tại điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2019, thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm không phải là tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau khi đồng tác giả chết.
Trường hợp tác giả của phần mềm game khuyết danh thì thời hạn bảo hộ là 75 năm kể từ ngày tác phẩm game được công bố.
5. Dịch vụ đăng ký bản quyền phần mềm game của Luật Minh Khuê
Công ty Luật Minh Khuê có đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Khi sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền phần mềm game của chúng tôi, Quý khách hàng sẽ được hỗ trợ các vấn đề sau:
- Tư vấn điều kiện, thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm game;
- Soạn thảo hồ sơ, trực tiếp nhận ủy quyền của tác giả nộp hồ sơ và giải quyết các vấn đề bên phía Cục Bản quyền;
- Tư vấn, giải quyết các khiếu nại liên quan đến cấp Giấy chứng nhận bản quyền tác giả game.
Để tư vấn trực tiếp về lĩnh vực Sở hữu trí tuệ nói chung và bản quyền phần mềm game nói riêng, Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại: 0986.386.648 (gặp luật sư: Tô Thị Phương Dung) hoặc e-mail lienhe@luatminhkhue.vn. Rất mong nhận được sự hợp tác từ Quý khách hàng.