Mục lục bài viết
- 1. Có được hưởng thai sản khi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp?
- 1.1 Bảo hiểm xã hội là gì? Gồm những chế độ nào?
- 1.2 Đối tượng áp dụng chế độ thai sản:
- 1.3 Điều kiện hưởng chế độ thai sản:
- 2. Hỏi về cắt giảm giờ làm việc khi nghỉ thai sản?
- 3. Nghỉ thai sản sớm có thể tự đóng bảo hiểm xã hội được không?
- 4. Đóng bảo hiểm chưa đủ 06 tháng có được hưởng chế độ thai sản?
- 5. Mức hưởng chế độ thai sản là bao nhiêu?
- 6. Không đóng BHXH bắt buộc có được hưởng chế độ thai sản?
1. Có được hưởng thai sản khi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp?
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
Trả lời:
1.1 Bảo hiểm xã hội là gì? Gồm những chế độ nào?
- Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
- Các chế độ bảo hiểm xã hội gốm:
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ: hưu trí và tử tuất.
- Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
1.2 Đối tượng áp dụng chế độ thai sản:
- Người làm việc (NLĐ) theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
1.3 Điều kiện hưởng chế độ thai sản:
- Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp: Lao động nữ (LĐN) mang thai; Lao động nữ sinh con; Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản; Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.
- Lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
- Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
- Người lao động đủ điều kiện nêu trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Căn cứ vào quy định trên, xét trường hợp của bạn: bạn sinh con vào 11/2018, như vậy 12 tháng trước khi sinh sẽ tính từ tháng 11/2018 - 11/2018. Tuy nhiên, đến tháng 06/2019 bạn nghỉ việc, vậy tính từ tháng 11/2018 đến 6/2019 thì bạn được 07 tháng đóng bảo hiểm xã hội trong vòng 12 tháng trước khi sinh con. Do đó, bạn đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản.
Sau khi đã đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản, thì theo quy định của luật bảo hiểm xã hội năm 2014, thì ban đầu bạn phải chuẩn bị hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi sinh con, gồm:
1. Sổ bảo hiểm xã hội;
2. Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con hoặc giấy chứng tử trong trường hợp sau khi sinh con mà con chết hoặc mẹ chết.
3. Xác nhận của người sử dụng lao động về điều kiện làm việc đối với người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc xác nhận của người sử dụng lao động đối với người lao động nữ là người tàn tật.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn sẽ nộp cho công ty. Theo khoản 2 Điều 102 và khoản 1 Điều 103 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, thì “trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có liên quan từ người lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động”.
Thứ hai, việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp sẽ không ảnh hưởng đến hưởng bảo hiểm thai sản. Nếu như, bạn đủ điều kiện hưởng bảo thất nghiệp theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm 2013:
- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
+ Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này.
Theo đó, chế độ thất nghiệp được chi trả dựa trên quỹ bảo hiểm thất nghiệp hình thành từ nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp trên cơ sở người lao động có tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Chế độ thai sản được chi trả dựa trên quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc hình thành từ nguồn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trên cơ sở người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo đó, việc hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ không ảnh hưởng đến việc hưởng chế độ thai sản và ngược lại.
2. Hỏi về cắt giảm giờ làm việc khi nghỉ thai sản?
Xin hỏi như vậy có đúng luật không? Hay thời điểm áp dụng cắt giảm giờ làm việc phải được thực hiện khi tôi hết chế độ nghỉ thai sản tức thời điểm tôi đi làm lại vào ngày 30/04/2021. Và nếu tôi đi làm lại trong thời gian con dưới 12 tháng tuổi thì có hưởng quyền lợi là cắt giảm 1 giờ lao động tức thay vì làm ngày 6 tiếng thì làm ngày 5 tiếng mà vẫn hưởng đủ lương không? Tôi xin trân trọng cảm ơn.
>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động, gọi:1900.6162
Trả lời:
1. Căn cứ theo Điều 21 Nghị định 05/2015/NĐ-CPquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động:
"Điều 21. Tiền lương
Tiền lương theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 90 của Luật lao động năm 2019 được quy định như sau:
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu...
Như vậy, tiền lương được ghi trong hợp đồng lao động theo thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động và được căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, năng suất lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện. Nếu công ty muốn cắt giảm tiền lương của chị thì hai bên phải thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. Vấn đề này được quy định tại Điều 33 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:
Điều 33. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
Theo quy định trên, công ty và chị nếu thỏa thuận được về việc giảm giờ làm việc và giảm tiền lương thì việc sửa đổi, bổ sung đó được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới. Nếu như 2 bên không thỏa thuận được thì phía công ty không được quyền tự ý cắt giảm giờ làm và tiền lương của chị.
2. Khoản 4 Điều 137 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định: "Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, đươc nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động"
Như vậy, sau khi chị đi làm lại trong thời gian con dưới 12 tháng tuổi thì sẽ được hưởng quyền lợi trên.
Kết luận:
- Việc tự ý cắt giảm giờ làm và tiền lương của công ty bạn như vậy là không đúng pháp luật.
- Nếu bạn đi làm lại thì sẽ được hưởng thời gian làm việc giảm 1 tiếng mà vẫn hưởng đủ lương.
3. Nghỉ thai sản sớm có thể tự đóng bảo hiểm xã hội được không?
Tôi được dự sinh vào khoảng cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11/2015. Vậy nên tôi có một số câu hỏi như sau:
1. Tôi có được hưởng chế độ thai sản không? Tôi cần làm gì để được hưởng chế độ thai sản?
2. Trong thời gian mang thai công ty có quyền cho nghỉ thai sản sớm không? Giám đốc đã cho một số người nghỉ thai sản sơm và bắt tự động đóng tiền bảo hiểm xã hội như vậy có đúng không? Trong trường hợp như vậy tôi cần phải làm gì? Xin cảm ơn.
>> Luật sư tư vấn luật lao động, BHXH trực tuyến: 1900.6162
Trả lời:
- Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp: Lao động nữ (LĐN) mang thai; Lao động nữ sinh con; Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản; Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.
- Lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
- Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
- Người lao động đủ điều kiện nêu trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
2. Căn cứ vào điều 139 Bộ luật lao động năm 2019 thì người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng trong đó thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng. Tuy nhiên, bạn có thể thỏa thuận với công ty cho nghỉ không hưởng lương ngoài thời gian theo quy định của pháp luật( theo khoản 3, Điều 115, Bộ luật lao động năm 2019).
Theo quy định tại điều 86 Luật bảo hiểm xã hội 2014
1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:
a) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
b) 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
3. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này.
4. Người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này.
5. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
6. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết khoản 5 Điều 85 và khoản 5 Điều 86 của Luật này.
Như vậy, công ty của bạn sẽ đóng tiền bảo hiểm xã hội cho bạn trên quỹ tiền lương, tiền công. Nếu bạn nghỉ không lương thì công ty sẽ không thể đóng bảo hiểm cho bạn bởi vậy nếu bạn muốn duy trì đóng bảo hiểm thì buộc phải tự động đóng bảo hiểm xã hội theo cách đơn giản nhất là nộp cho công ty một khoản tiền tương ứng để công ty đóng bảo hiểm cho bạn trong thời gian bạn xin nghỉ không lương. Còn nếu bạn nghỉ đúng theo thời gian nghỉ trước khi sinh con( tối đa 2 tháng) thì bạn không phải tự động đóng bảo hiểm.
4. Đóng bảo hiểm chưa đủ 06 tháng có được hưởng chế độ thai sản?
>> Luật sư tư vấn pháp luật chế độ thai sản trực tuyến, gọi: 1900.6162
Trả lời:
#8;Như phân tích ở trên và theo Luật định, bạn cần có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội là từ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tước khi sinh con.
Như vậy trường hợp của bạn dóng BHXH chưa đủ 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con nên theo quy định của pháp luật bạn sẽ không được hưởng chế độ thai sản khi sinh con. Tuy nhiên bạn vẫn được hưởng chế độ khám thai theo quy định của pháp luật là " khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai". (Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
5. Mức hưởng chế độ thai sản là bao nhiêu?
Trả lời
Theo quy định tại Điều 38 và Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì mức hưởng trợ cấp thai sản của bạn bao gồm trợ cấp một lần khi sinh con và mức hưởng chế độ thai sản.
"Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con
Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị địnhh 38/2019/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang quy địnhmức lương cơ sở dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác từ ngày 1/7/2019 là 1.490.000 đồng/tháng.
Theo đó, mức trợ cấp một lần khi sinh con của bạn = 1.490.00 x 2 tháng = 2.980.000 đồng
Mức hưởng chế độ thai sản của bạn = hệ số bậc lương x 1.490.000 x 06 tháng.
6. Không đóng BHXH bắt buộc có được hưởng chế độ thai sản?
Theo luật BHXH hiện hành, có 3 chế độ đóng BHXH đó là chế độ bắt buộc, chế độ tự nguyện và chế độ thất nghiệp. Theo nguyện vong của bạn là đóng BHXH để được hưởng chế độ thai sản, đau ốm. Căn cứ vào điều 4 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:
"Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Vì vậy, chỉ có tham gia BHXH bắt buộc mới được hưởng chế độ ốm đau, thai sản.
Căn cứ theo khoản 1 điều 4 của luật BHXH và Quyết định 595/QĐ-BHXH thì:
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
1.1. Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
1.2. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);
1.3. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
1.4. Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đối với trường hợp BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân bàn giao cho BHXH tỉnh;
1.5. Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
1.6. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;
1.7. Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc được áp dụng đối với các hợp đồng sau:
a) Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
b) Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
c) Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;
d) Hợp đồng cá nhân.
1.8. Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật BHXH;
1.9. Người lao động quy định tại các Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 và 1.6 Khoản này được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương ở trong nước thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc;
Xét thấy trường hợp của bạn lại không thuộc 1 trong các đối tượng nêu trên vì vậy, bạn không thể đóng BHXH bắt buộc và dẫn tới là bạn sẽ không được hưởng chế độ thai sản hay ốm đau.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Tổng đài tư vấn bảo hiểm thất nghiệp miễn phí 24/7 gọi số: 1900.6162 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.