Mục lục bài viết
1. Gốm, sứ là gì? Một số thương hiệu gốm sứ tiêu biểu tại Việt Nam
Gốm là một loại vật dụng, dùng phổ biến trong xây dựng công trình và vật gia dụng... đã có lịch sử hơn 25.000 năm với hai cách thức làm gốm là gốm cổ điển và gốm không nung. Còn Sứ là một dạng vật liệu gốm được tạo ra bằng cách đun nóng nguyên liệu, thường là đất sét ở dạng cao lanh được nung trong lò với nhiệt độ khoảng 1.200 °C và 1.400°C, có độ dẻo dai và độ sáng. Gốm sứ vừa là một dụng cụ thường được sử dụng trong đời sống, vừa là một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam bởi những sản phẩm gốm sứ Việt Nam từ xa xưa đã được chế tác rất tinh vi với tay nghề khéo léo của các nghệ nhân. Đến tận ngày nay, gốm sứ vẫn gắn liền với đồ dùng trong nhà bếp như bát, đĩa, chén, ấm, lọ... hay đồ trang trí nội thất và những dụng cụ gia đình khác.
Một số thương hiệu gốm sứ nổi tiếng tại Việt Nam có thể kể đến như:
Gốm sứ Bát Tràng: Một thương hiệu trong ngành gốm đã có mặt khoảng 600 năm về trước, vùng sản xuất nằm cạnh đô Thăng Long. Sản phẩm gốm Bát Tràng thường được làm thủ công là chủ yếu, với những nước men độc đáo như men nâu, men trắng ngà, men lam, men rạn hoặc men ngọc.
Gốm sứ Hải Dương: Gốm sứ Hải Dương là một trong các hãng gốm sứ nổi tiếng, là thương hiệu đại diện cho ngành gốm sứ Việt. Xuất hiện từ thế kỷ XV, sản phẩm nổi bật của hãng này chính là bình cổ và đồ gia dụng như chén đĩa.
Gốm sứ Đông Triều: Sản phẩm chủ yếu được sản xuất từ cao lanh, đất sét, đã được lọc bỏ hết tạp chất và cho ra loại trắng mịn, đều màu nhất.
Gốm sứ Minh Long: Xuất hiện trên thị trường từ năm 1970, gốm sứ Minh Long là một trong các thương hiệu gốm sứ Việt Nam nổi bật nhất thị trường bởi tập trung chủ yếu vào chất lượng. Gốm sứ Minh Long có một tập hợp sản phẩm vô cùng đa dạng, nổi bật nhất là đồ gia dụng như: ấm trà, chén, ly, bát, tô...
Gốm sứ Thanh Hà: Xuất hiện từ thế kỷ XVI, thuộc công ty gốm sứ Thanh Hà thường có nét nổi bật riêng, mỗi sản phẩm đều có nước men khác biệt và trọng lượng khá nhẹ so với những sản phẩm cùng loại thuộc các thương hiệu khác.
Gốm sứ Tân Vạn: Làng gốm Tân Vạn hình thành bên sông Đồng Nai, là một làng nghề gắn liền với loại gốm đất đen.
Gốm sứ Bầu Trúc: Gốm Bầu Trúc còn được biết đến với cái tên Vĩnh Thuận, là địa danh thuộc tỉnh Ninh Thuận của Việt Nam. Nhờ sự khéo tay và những bí quyết riêng mà các nghệ nhân sản xuất sản phẩm gốm sứ Bầu Trúc đã tạo nên được nét khác biệt, mới lạ riêng cho sản phẩm.
Gốm đỏ Vĩnh Long: Làng gốm Vĩnh Long nhờ vào đất đỏ nặng phù sa sông, làng gốm có nguồn đầu vào dồi dào với loại đất sét đỏ đặc trưng vùng miền, thị phần của thương hiệu gốm Vĩnh Long còn khá hạn chế do thời gian xuất hiện chưa lâu.
Gốm sứ Minh Châu: Dù mới xuất hiện những năm gần đây, nhưng gốm sứ Minh Châu đã xây dựng được chỗ đứng nhất định trên thị trường bởi ngoài quan tâm chất lượng, kiểu dáng sản phẩm, chính sách bán hàng và tiếp thị sản phẩm với nhiều ưu đãi đã tạo nên danh tiếng tốt và thu hút người tiêu dùng sản phẩm.
Gốm Gò Sành: Nằm sát cạnh sông Côn về phía Tây Nam tỉnh Bình Định, gốm Gò Sành là một trong các làng gốm cổ xưa của Việt Nam với lịch sử xuất hiện ước chừng từ thế kỷ thứ 13 - giai đoạn kết thúc Vương quốc Chăm pa.
Làng gốm Bình Dương: Làng gốm Bình Dương đã có mặt từ lâu đời - từ thế kỷ XIX, chủ yếu được làm từ đất sét mua sẵn.
Gốm sứ gia dụng CK ChuanKuo: Thương hiệu gốm sứ gia dụng CK ChuanKou chủ yếu tập trung vào các thị trường gồm nhà hàng, quán ăn.
2. Lý do nên đăng ký thương hiệu cho sản phẩm đồ gốm sứ
Việc đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm gốm sứ sẽ mang đến cho các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh sản phẩm gốm sứ nhiều lợi ích quan trọng:
- Là cơ sở xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu cho sản phẩm gốm sứ, bởi theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu trí tuệ chỉ được xác lập trên cơ sở cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp văn bằng bảo hộ cho người nộp đơn theo thủ tục đăng ký. Như vậy muốn một nhãn hiệu được bảo hộ độc quyền tại thị trường Việt Nam thì chủ sở hữu bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu.
- Việt Nam hiện nay đang áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên - "first to file". Do đó nếu muốn sở hữu một thương hiệu và phát triển sản xuất kinh doanh gốm sứ thì chủ sở hữu cần quan tâm đến bảo hộ về mặt pháp lý cho thương hiệu, bởi ai nộp đơn trước thì sẽ được bảo hộ nhãn hiệu trước, thời hạn bảo hộ có thể là vĩnh viễn nếu thủ tục gia hạn được thực hiện đầy đủ theo quy định. Nếu chủ sở hữu không đăng ký bảo hộ thì một ngày nào đó chủ sở hữu hoàn toàn có thể mất quyền đối với thương hiệu nếu một cá nhân, tổ chức khác đăng ký và được cấp bằng bảo hộ trước, trừ ngoại lệ và trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng.
- Bảo hộ thương hiệu cũng giúp tạo niềm tin từ phía người tiêu dùng và nâng cao giá trị thương hiệu của sản phẩm. Một sản phẩm có chất lượng sẽ ghi dấu ấn trong lòng người tiêu dùng, là cốt lõi giữ chân khách hàng và có vai trò quan trọng trong thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Việc đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ sẽ giúp ngăn chặn việc sao chép hoặc sử dụng trái phép nhãn hiệu, giúp bảo vệ và đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ của người sản xuất, người kinh doanh đối với các sản phẩm, dịch vụ của mình, từ đó phát triển thương hiệu và nâng cao danh tiếng cho chủ sở hữu kinh doanh. Việc có một nhãn hiệu riêng đã được cấp Giấy chứng nhận bảo hộ của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ giúp cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh bảo vệ về quyền sở hữu trí tuệ, tránh các trường hợp bị làm giả, làm nhái nhãn hiệu gắn với sản phẩm, dịch vụ.
- Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm gốm sứ có thể tăng cường vị thế địa phương trên thị trường, phát triển làng nghề thủ công truyền thống và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của cộng đồng; góp phần tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện hỗ trợ phát triển, theo tính sách phát triển kinh tế chung của đất nước.
3. Quy trình đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm đồ gốm sứ
Quy trình đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm gốm sứ gồm các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị nhãn hiệu và nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký.
Mẫu nhãn hiệu: Cần sắc nét rõ ràng, đáp ứng quy định về dấu hiệu được bảo hộ, kích thước mẫu không quá 8x8cm.
Danh mục nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký (Cần phân loại chính xác theo Bảng phân loại NICE hiện hành):
Sản phẩm đồ gốm sứ sẽ thuộc Nhóm 21, dịch vụ mua bán, phân phối, xuất nhập khẩu đồ gốm sứ sẽ thuộc nhóm 35.
Bước 2: Tra cứu, đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ của nhãn hiệu trước khi nộp đơn
Việc tra cứu đánh giá nhãn hiệu là cần thiết bởi giúp người nộp đơn loại trừ và giảm bớt rủi ro cho đơn đăng ký. Sử dụng dịch vụ tra cứu nhãn hiệu của Luật Minh Khuê để được đội ngũ chuyên gia, chuyên viên giàu kinh nghiệm, đánh giá chính xác sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức cho Quý Khách hàng!
Bước 3: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu và Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận đơn
Bước 4: Thẩm định hình thức: Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nộp đơn
Bước 5: Công bố đơn: Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
Bước 6: Thẩm định nội dung: Trong vòng không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
Bước 7: Thông báo kết quả đơn: Quyết định cấp bằng hoặc Quyết định từ chối cấp bằng
Để sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm đồ gốm sứ của Luật Minh Khuê, Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua các kênh sau:
Điện thoại tư vấn và yêu cầu dịch vụ sở hữu trí tuệ: 0986.386.648 (Luật sư: Tô Thị Phương Dung)
Kênh liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ về các vấn đề pháp luật khác: Gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienhe@luatminhkhue.vn hoặc gọi ngay tổng đài tư vấn chuyên môn số: 19006162.