Luật sư tư vấn:

Căn cứ quy định tại các văn bản: Luật đất đai năm 2013 (thay thế bởi: Luật đất đai năm 2024); Luật nhà ở năm 2014 (thay thế bởi: Luật đất đai năm 2023); Nghị định số 102/2017/NĐ-CP; và Thông tư số 07/2019/TT-BTP có thể phân tích chi tiết như sau:

 

1. Đăng ký biện pháp bảo đảm là gì?

Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm;

Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Pháp luật ghi nhận tài sản hình thành trong tương lai có thể là tài sản bảo đảm trong giao dịch bảo đảm. Vì vậy, khi tài sản hình thành trong tương lai được hình thành, giao dịch bảo đảm sẽ có sự thay đổi về đối tượng. Trường hợp có đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tài sản này sẽ phải chuyển tiếp đăng ký thế chấp. Cụ thể sẽ tiến hành như sau:

 

2. Hồ sơ chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở

2.1. Trường hợp chuyển sang đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai

Hồ sơ chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở thực hiện theo quy định tại Điều 46 Nghị định 102/2017/NĐ-CP. Theo đó:

Khi có yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, thì người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sau đây:

a) Phiếu yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp (01 bản chính);

b) Văn bản cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) hoặc văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) và văn bản chứng nhận đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký do cơ quan đăng ký thế chấp quyền tài sản cấp, nếu có (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

c) Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

 

2.2. Trường hợp chuyển sang đăng ký thế chấp nhà ở (do nhà ở hình thành trong tương lại đã được hình thành

Khi có yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở do nhà ở hình thành trong tương lai đã được hình thành (đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng), thì người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sau đây:

a) Phiếu yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp (01 bản chính);

b) Văn bản cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) hoặc văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) và văn bản chứng nhận đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký do cơ quan đăng ký thế chấp quyền tài sản cấp, nếu có (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

c) Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

d) Hợp đồng thế chấp nhà ở có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);

đ) Giấy chứng nhận (đã có chứng nhận quyền sở hữu nhà ở).

 

3. Thủ tục chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở

Thủ tục chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở thực hiện theo quy định tại Nghị định 102/2017/NĐ-CP. Cụ thể:

Trong thời hạn giải quyết hồ sơ, Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

a) Ghi chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở và ghi thời điểm đăng ký thế chấp vào sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai (đối với trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai); ghi chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở và ghi thời điểm đăng ký thế chấp vào Sổ địa chính, Giấy chứng nhận đã cấp (đối với trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở do nhà ở hình thành trong tương lai đã hình thành);

b) Ghi chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở và ghi thời điểm đăng ký thế chấp vào phiếu yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp;

c) Gửi bản sao phiếu yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp và văn bản cung cấp thông tin cho Trung tâm Đăng ký để thực hiện xóa đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở;

d) Trả lại phiếu yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp cho người yêu cầu đăng ký.

Thời hạn giải quyết: Trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký và trả kết quả ngay trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.

Trường hợp nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, thì thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký được tính từ ngày Văn phòng đăng ký đất đai nhận hồ sơ do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển đến.

Người tiếp nhận kiểm tra hồ sơ đăng ký, trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì người tiếp nhận đai từ chối đăng ký và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì Văn phòng đăng ký đất đai ghi chuyển tiếp và thời điểm đăng ký thế chấp vào Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai hoặc vào Sổ địa chính, Giấy chứng nhận đã cấp; ghi chuyển tiếp và thời điểm đăng ký thế chấp vào phiếu yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp.

Cách thức thực hiện:

Hồ sơ được nộp theo một trong các phương thức sau đây:

- Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;

- Nộp trực tiếp;

- Qua đường bưu điện.

 

4. Mẫu phiếu yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp

>>> Mẫu số 05/CTĐK ban hành kèm theo Thông tư 07/2019/TT-BTP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………., ngày ... tháng ... năm …...

PHIẾU YÊU CẦU CHUYỂN TIẾP ĐĂNG KÝ THẾ CHẤP

(Ban hành kèm theo Thông tư số 07 ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Bộ Tư pháp)

Kính gửi: ………………………………………….

………………………………………………………

PHẦN GHI CỦA CÁN BỘ TIẾP NHẬN

Vào Sổ tiếp nhận hồ sơ:

Quyển số ……………. Số thứ tự ……………..

 

Cán bộ tiếp nhận
(ký và ghi rõ họ, tên)

 

 

PHẦN KÊ KHAI CỦA CÁC BÊN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP

Người yêu cầu đăng ký:  

□ Bên thế chấp

□ Bên nhận thế chấp

 

□ Người đại diện của bên thế chấp, bên nhận thế chấp

□ Quản tài viên

1. Bên thế chấp

1.1. Tên đầy đủ của tổ chức, cá nhân: (viết chữ IN HOA) ……………… 

………………………………………………………………………………… 

1.2. Địa chỉ liên hệ: ………………………………………………………… 

………………………………………………………………………………… 

1.3. Số điện thoại (nếu có): ……………  Fax (nếu có): ………………… 

Địa chỉ thư điện tử (nếu có): ………………………………………………… 

1.4. □ Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Chứng minh QĐND □ Hộ chiếu

□ GCN đăng ký doanh nghiệp/GCN đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện/GP thành lập và hoạt động □ QĐ thành lập □ GP đầu tư/GCN đầu tư/GCN đăng ký đầu tư

□ Giấy tờ xác định tư cách pháp lý khác: ………………………………… 

Số: …………………………………………………………………………… 

Cơ quan cấp ………… cấp ngày ………… tháng …………… năm …… 

2. Bên nhận thế chấp

2.1. Tên đầy đủ của tổ chức, cá nhân: (viết chữ IN HOA) …………… 

………………………………………………………………………………… 

2.2. Địa chỉ liên hệ: ………………………………………………………… 

………………………………………………………………………………… 

2.3. Số điện thoại (nếu có): …… Fax (nếu có): ………………………… 

Địa chỉ thư điện tử (nếu có): ……………………………………………… 

2.4. □ Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Chứng minh QĐND □ Hộ chiếu

□ GCN đăng ký doanh nghiệp/GCN đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện/GP thành lập và hoạt động □ QĐ thành lập □ GP đầu tư/GCN đầu tư/GCN đăng ký đầu tư

□ Giấy tờ xác định tư cách pháp lý khác: ………………………………… 

Số: …………………………………………………………………………… 

Cơ quan cấp …………… cấp ngày …… tháng …… năm ………………

3. Tài sản thế chấp

3.1. Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở

3.1.1. Tên dự án có nhà ở: ………………………………………………… 

………………………………………………………………………………… 

3.1.2. Địa chỉ dự án có nhà ở: ……………………………………………… 

………………………………………………………………………………… 

3.1.3. Loại nhà ở: □ Căn hộ chung cư; □ Nhà biệt thự; □ Nhà biệt thự.

3.1.4. Vị trí căn hộ/ nhà biệt thự/ nhà liền kề: …………………………… 

(đối với căn hộ chung cư: Vị trí tầng: ……….; Số của căn hộ: ……… )

3.1.5. Diện tích sử dụng: ……………………………….m2

(ghi bằng chữ: ……………..………………………………… )

3.3.6. Hợp đồng mua bán nhà ở:

Số hợp đồng (nếu có):  ……………………, ký kết ngày ….. tháng …… năm ………

3.2. Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán, chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất không phải là nhà ở

3.2.1. Địa chỉ nơi có tài sản gắn liền với đất: ………………………… 

……………………………………………………………………………… 

3.2.2. Loại tài sản gắn liền với đất: ……………………………………… 

3.2.3.  Diện tích xây dựng: ……………………………….m2

(ghi bằng chữ: ……………..……………………………………………… )

3.2.4. Hợp đồng liên quan đến tài sản gắn liền với đất không phải là nhà ở:

Số hợp đồng (nếu có): ……………………………………, ký kết ngày ….. tháng …… năm ………

4. Hợp đồng thế chấp: số (nếu có) …………………………, ký kết ngày ….. tháng ….. năm ……;

đã đăng ký thế chấp vào thời điểm …… giờ …… phút …… ngày ….. tháng ….. năm …….

5. Trang bổ sung và tài liệu kèm theo: ……………………………… 

……………………………………………………………………………… 

……………………………………………………………………………… 

6. Yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp

Chuyển tiếp hiệu lực của đăng ký thế chấp đối với hợp đồng:

□ Thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở thành thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai;

□ Thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở thành thế chấp nhà ở đã hình thành;

□ Thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán, chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất không phải là nhà ở thành thế chấp tài sản gắn liền với đất đã hình thành, nghiệm thu và được chứng nhận quyền sở hữu.

7. Phương thức nhận kết quả đăng ký: □ Nhận trực tiếp □ Nhận qua bưu điện

Địa chỉ nhận qua bưu điện ……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

Các bên cam đoan những thông tin được kê khai trên Phiếu yêu cầu này là trung thực, đầy đủ, phù hợp với thỏa thuận của các bên và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin đã kê khai.

 

BÊN THẾ CHẤP (HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA BÊN THẾ CHẤP)

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu, nếu là tổ chức)

 

BÊN NHẬN THẾ CHẤP (HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA BÊN NHẬN

THẾ CHẤP/QUẢN TÀI VIÊN)

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu, nếu là tổ chức)

 

 

PHẦN CHỨNG NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ

Văn phòng đăng ký đất đai: …………………

……………………………………………………… 

Chứng nhận chuyển tiếp đăng ký thế chấp

□ Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở thành thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai;

□ Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở thành thế chấp nhà ở;

□ Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản gắn liền với đất không phải là nhà ở thành thế chấp tài sản gắn liền với đất đã hình thành, nghiệm thu và được chứng nhận quyền sở hữu.

Theo nội dung kê khai tại Phiếu yêu cầu này tại thời điểm: .... giờ .... phút, ngày .... tháng .... năm ……

 

………, ngày …. tháng …… năm …….

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐĂNG KÝ

(Ghi rõ chức danh, họ tên, ký và đóng dấu)

 

5. Hướng dẫn kê khai phiếu yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp

1. Hướng dẫn chung

1.1. Nội dung kê khai rõ ràng, không tẩy xóa.

1.2. Đối với phần kê khai mà có nhiều lựa chọn khác nhau thì đánh dấu (X) vào ô vuông tương ứng với nội dung lựa chọn

2. Bên thế chấp, bên nhận thế chấp

Tại điểm 1.4 và điểm 2.4: Nếu bên thế chấp, bên nhận thế chấp là cá nhân trong nước thì kê khai về chứng minh nhân dân, căn cước công dân, chứng minh được cấp theo Luật sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng hoặc giấy tờ xác định tư cách pháp lý khác theo quy định của pháp luật; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài thì kê khai về hộ chiếu; nếu là tổ chức thì kê khai về Giấy chứng nhận (GCN) đăng ký thành lập (nếu có), GCN đăng ký doanh nghiệp, GCN đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện/Giấy phép (GP) thành lập và hoạt động hoặc Quyết định thành lập hoặc GP đầu tư, GCN đầu tư, GCN đăng ký đầu tư.

3. Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà, nhà ở hình thành trong tương lai thế chấp

3.1. Tại điểm 3.1.1: Ghi đầy đủ tên dự án nhà ở hình thành trong tương lai.

3.2. Tại điểm 3.1.2: Kê khai địa chỉ dự án nhà ở hình thành trong tương lai.

3.3. Tại điểm 3.1.3

- Vị trí căn hộ (nhà biệt thự, liền kề): Ghi vị trí căn hộ hoặc vị trí nhà ở đối với nhà biệt thự, liền kề.

- Vị trí tầng: Nếu là căn hộ chung cư thì ghi số tầng có căn hộ thế chấp, tòa nhà có căn hộ thế chấp.

3.4. Tại điểm 3.1.5: Ghi diện tích sử dụng của căn hộ đối với nhà chung cư và ghi diện tích xây dựng đối với nhà biệt thự, liền kề.

3.5. Tại điểm 3.1.6: Ghi số hợp đồng và ngày, tháng, năm ký hợp đồng mua bán nhà ở hoặc hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai.

4. Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản gắn liền với đất không phải là nhà ở

4.1. Tại điểm 3.2.1: Ghi đầy đủ địa chỉ nơi có tài sản gắn liền với đất là đối tượng của hợp đồng, giao dịch

4.2. Tại điểm 3.2.2: Ghi đầy đủ thông tin về loại tài sản (ví dụ: Nhà kho, nhà xưởng....)

4.3. Tại điểm 3.2.3: Ghi số hợp đồng, giao dịch liên quan đề tài sản gắn liền với đất và ngày, tháng, năm ký hợp đồng.

5. Hợp đồng thế chấp

Tại Mục 4, ghi số hợp đồng và ngày, tháng, năm ký hợp đồng thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở và ghi thời điểm đăng ký đối với hợp đồng thế chấp (ghi rõ giờ, phút, ngày, tháng, năm).

6. Yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp

Chọn và đánh dấu vào ô tương ứng với hình thức thế chấp đã đăng ký.

7. Mục các bên thế chấp, bên nhận thế chấp ký tên

Trường hợp người đại diện của bên thế chấp, bên nhận thế chấp là cá nhân thì ký, ghi rõ họ tên của người đại diện;

Trường hợp người đại diện của bên thế chấp, bên nhận thế chấp là pháp nhân thì ký, ghi rõ họ tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của pháp nhân và đóng dấu của pháp nhân là đại diện.

Trường hợp người yêu cầu chuyển tiếp đăng ký là Quản tài viên thì Quản tài viên phải ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu vào Phiếu yêu cầu tại phần chữ ký, con dấu bên nhận thế chấp, đồng thời bên thế chấp và bên nhận thế chấp không phải ký và đóng dấu vào Phiếu yêu cầu.

8. Phần chứng nhận của cơ quan đăng ký

Văn phòng đăng ký đất đai chứng nhận chuyển tiếp đăng ký thế chấp và ghi thời điểm đăng ký tại mục này là thời điểm đăng ký (giờ, phút, ngày, tháng, năm) được kê khai tại mục 5 trên Phiếu yêu cầu chuyển tiếp đăng ký thế chấp.

 

6. Một số câu hỏi thường gặp về đăng ký giao dịch bảo đảm

6.1 Có được yêu cầu cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm không?

Có theo quy định tại Nghị định 102/2017/NĐ-CP, Người yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển, tài sản là động sản khác.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan đăng ký cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm cho cá nhân, pháp nhân có yêu cầu.

 

6.2 Kết quả đăng ký biện pháp bảo đảm được trả thông qua phương thức nào?

Theo quy định tại Nghị định 102/2017/NĐ-CP, Kết quả đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm được cơ quan đăng ký trả cho người yêu cầu đăng ký theo một trong các phương thức sau đây:

1. Trực tiếp tại cơ quan đăng ký.

Trường hợp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã, thì Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký;

2. Qua đường bưu điện;

3. Phương thức khác do cơ quan đăng ký và người yêu cầu đăng ký thỏa thuận.

 

6.3 Thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm tối đa là bao nhiêu lâu?

Theo quy định tại Nghị định 102/2017/NĐ-CP, nguyên tắc là giải quyết trong ngày, trường hợp phải kéo dài thì thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ thì việc đăng ký biện pháp bảo đảm phải được hoàn tất.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900 6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.