Mục lục bài viết
- 1. Bạo lực học đường là gì?
- 2. Học sinh đánh cô giáo sẽ bị xử phạt như thế nào?
- 2.1. Về xử lý từ phía nhà trường:
- 2.2. Biện pháp xử lý hành chính:
- 2.3. Biện pháp xử lý hình sự khi có hành vi bạo lực dẫn đến gây thương tích.
- 3. Giáo viên đánh học sinh bị xử lý như thế nào?
- 3.1. Biện pháp xử lý kỷ luật viên chức
- 3.2. Biện pháp xử lý hành chính
- 3.3. Truy cứu trách nhiệm hình sự
Tình trạng bạo lực học đường giữa các học sinh với nhau vẫn chưa có dấu hiệu nguội lạnh thì gần đây lại xôn xao những vụ việc học sinh bạo lực đối với giáo viên. Tùy mức độ của hành vi mà học sinh có hành vi bạo lực với giao viên sẽ bị áp dụng những hình thức xử phạt nhất định từ biện phấp xử lý của trường học cho đến biện pháp nặng nhất là xử lý hình sau.
>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900 6162
Luật Minh Khuê sẽ làm rõ trong bài viết dưới đây:
Trả lời:
1. Bạo lực học đường là gì?
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
Tình trạng bạo lực học đường giữa các học sinh với nhau vẫn chưa có dấu hiệu nguội lạnh thì gần đây lại xôn xao những vụ việc học sinh bạo lực đối với giáo viên. Tùy mức độ của hành vi mà học sinh có hành vi bạo lực với giao viên sẽ bị áp dụng những hình thức xử phạt nhất định từ biện phấp xử lý của trường học cho đến biện pháp nặng nhất là xử lý hình sau.
2. Học sinh đánh cô giáo sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mới đây nhất, sự việc gây hoang mang trong xã hội khi trật tự nơi học đường bị xáo trôn khi vụ việc nam học sinh tát cô giáo khi được cô nhắc nhở về hành vi sử dụng tại nghe nghe nhạc trong lớp. Như vậy, hành vi của nam sinh này sẽ bị xử lý như thế nào?
2.1. Về xử lý từ phía nhà trường:
Theo Theo Thông tư 08/1988/TT quy đinh về khen thưởng thi hành kỷ luật học sinh, thì học sinh có thể bị áp dụng một trong 03 hình thức kỷ luật như sau:
Cảnh cáo trước toàn trường
Theo khoản 3 Mục III Thông tư 08, cảnh cáo trước toàn trường nếu học sinh phạm một trong các khuyết điểm sau: Mắc khuyết điểm sai phạm lớn, dù chỉ là một lần, song có tác hại nghiêm trọng như: ăn cắp hoặc cướp giật ở trong và ngoài trường; có lời nói và hành động vô lễ với thầy cô giáo; trêu chọc hoặc có hành vi thô bỉ với phụ nữ, với người nước ngoài; có những biểu hiện rõ ràng về gây rối trật tự an ninh; bị công an tạm giam giữ hoặc thông báo cho nhà trường biết; đánh nhau có tổ chức hoặc mắc những khuyết điểm sai phạm khác có tính chất và mức độ tác hại tương đương.
Đuổi học một tuần lễ
Theo khoản 4 mục III Thông tư này, học sinh có thể sẽ bị đuổi học 01 tuần lễ khi có hành vi mang tính chất nghiêm trọng: “…Phạm khuyết điểm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ nghiêm trọng, làm tổn thương nhiều đến danh dự của nhà trường, của thầy cô giáo và tập thể học sinh như: trôn cắp, chấn lột, gây gổ đánh nhau có tổ chức và gây thương tích cho người khác, …hoặc mắc những khuyết điểm sai phạm khác có tính chất và mức độ tác hại tương đương thì Hội đồng kỉ luật nhà trường xét đề nghị Hiệu trưởng quyết định và thi hành, đồng thời báo cáo lên cơ quan quản lí giáo dục cấp trên trực tiếp để biết và theo dõi.”
Đuổi học một năm
Đó là khi học sinh có hành vi mang tính chất rất nghiêm trọng thuộc khoản 5 mục III của thông tư 08, Cụ thể: “Mắc khuyết điểm sai phạm rất nghiêm trọng, tuy chỉ là lần đầu, song hành động sai phạm này là có ý thức và chủ động (không phải bị lôi kéo, a tòng), gây nên những tác hại rất lớn, rất nguy hiểm đến tài sản của xã hội và tính mạng của con người như: tham gia các tổ chức trộm cắp, trấn lột, trụy lạc, phản động,… dùng vũ khí (dao găm, lưỡi lê, súng lục, lựu đạn, …) đánh nhau có tổ chức, gây thương tích cho người khác, can án ngoài nhà trường bị công an bắt giữ hoặc mắc những khuyết điểm sai phạm khác mà tính chất và mức độ tác hại tương đương.”
Bên cạnh đó, thông tư cũng quy định cụ thể, ngoài hình thức thi hành kỉ luật trên đây, để đảm bảo tính sư phạm và tính nghiêm túc của việc giảng dạy và học tập trong giờ lên lớp, giáo viên bộ môn có thể tạm thời đình chỉ việc học tập và đưa lên để Hiệu trưởng giáo dục những học sinh mắc phải một trong các sai phạm như: nói năng hoặc có thái độ vô lễ đối với thầy cô giáo; gây gổ đánh nhau với bạn bè trong lớp; gây mất trật tự làm ảnh hưởng đến việc học tập của tập thể lớp, mặc dù đã được thầy cô giáo khuyên răn, nhắc nhở, … Các học sinh này được vào lớp tiếp tục học trong tiết học sau.
2.2. Biện pháp xử lý hành chính:
Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định:
“Phạt tiền từ 05 triệu đến 10 triệu đồng đối với hành vi xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong cơ sở giáo dục nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”
Điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 04 quy định mức phạt nêu trên được áp dụng đối với tổ chức, đối với cá nhân mức phạt là 1/2 mức tiền phạt trên. Theo đó, một học sinh có hành vi xâm phạm thân thể giáo viên bị phạt tiền từ 2,5 triệu đến 5 triệu đồng.
Ngoài ra, buộc xin lỗi công khai giáo viên, trừ trường hợp giáo viên bị xâm phạm thân thể có yêu cầu không xin lỗi công khai.
2.3. Biện pháp xử lý hình sự khi có hành vi bạo lực dẫn đến gây thương tích.
Học sinh có hành vi đánh đập có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe người khác quy định tại Điều134 Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 22 Điều1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017). Theo đó, người bị gây tổn thương là giáo viên thì tỷ lên tổn thương cơ thể dưới 11% là học sinh có hành vi gây thương tích đã có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự cho tội danh này mà không nhất thiết phải từ 11%.
Khung hình phạt cao nhất của tội này là từ 07 năm đến 14 năm tù; khung hình phạt thấp nhất là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Cần lưu ý rằng: Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015. Còn lại, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự với mọi khung hình phạt (theo Điều 9, 12 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2, 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017).
3. Giáo viên đánh học sinh bị xử lý như thế nào?
Bên cạnh việc học sinh đánh cô giáo thì số lượng vụ việc giáo viên đánh học sinh ngay trên lớp học lớn hơn và diễn ra phổ biến hơn rất nhiều. Lướt trang báo điện tử hoặc mạng xã hội không khó để bắt gặp những tin về giáo viên đánh học sinh xẩy ra trên nhiều tỉnh thành. Mọi hành vi vi phạm dù là ai đều sẽ có biện pháp xử lý theo quy định pháp luật. Vậy đối với hành vi giáo viên đánh học sinh, giáo viên sẽ phải chịu biện pháp xử lý như thế nào?
3.1. Biện pháp xử lý kỷ luật viên chức
Điều 52 Luật viên chức 2010 quy định việc xử lý kỷ luật viên chức như sau: "1. Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau: a) khiến trách; b) Cảnh cáo; c) Cách chức; d) Buộc thôi việc.
Theo đó, viên chức vi phạm các quy định pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì phải chịu một trong các hình thức kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo, cách chức (đối với viên chức quản lý), buộc thôi việc. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật phù hợp.
3.2. Biện pháp xử lý hành chính
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 138/2013/NĐ-CP
"1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi kỷ luật buộc người học thôi học không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, xâm phạm thân thể người học.
3. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ giảng dạy từ 1 tháng đến 6 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy bỏ các quyết định trái pháp luật và khôi phục quyền học tập của người học đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này."
Như vậy, khi giáo viên đánh học sinh thì sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra còn có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ giảng dạy từ 1 tháng đến 6 tháng.
3.3. Truy cứu trách nhiệm hình sự
Nếu giáo viên đánh học sinh mà tỷ lệ tổn thương trên cơ thể học sinh từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng đối với người dưới 16 tuổi thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
Đạo đức nghề nghiệp là điều mà mỗi người giáo viên luôn phải khắc cốt trong lòng. Môi trường giáo dục chính là nơi có chuẩn mực cao nhất của đạo đức. Vì vậy, giáo viên cần rèn cho mình nghị lực để có được sự bình tĩnh xử lý tình huống chứ không phải bằng bạo lực. Điều đó sẽ mãi mãi là vết nhơ trong sự nghiệp của bạn.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900 6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.