1. Pháp luật về bảo vệ môi trường

Môi trường là các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Môi trường là tổng hợp các yếu tố vật chất tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh học tồn tại ngoài ý chí chủ quan của con người và các yếu tố nhân tạo, có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. Ngoài ra còn có một định nghĩa rõ ràng hơn như: Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, ảnh hướng tới con người và tác động đến hoạt động sống của con người như không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế. Cũng tại khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường ngày 17/11/2020: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”. Để đảm bảo sự sống của con người thì môi trường là yếu tố đầu tiên và quan trọng bậc nhất, bởi lẽ:

- Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người. Rất dễ dàng nhận thấy mọi ngành sản xuất đều gắn với các tài nguyên của người mẹ thiên nhiên.

- Môi trường cũng chính là nơi chứa đựng các chất phế tại do con người tạo ra.

- Môi trường giữ chức năng lưu trữ và cung cấp các thông tin cho con người.

- Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài.

Trong khoản 2 tại Điều 3 của Luật Bảo vệ môi trường đã nêu cụ thể: Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu. Có thể hiểu, bảo vệ môi trường là việc sử dùng hài hòa các nguồn tài nguyên có giới hạn như (nước, than, đá, dàu mỏ ...) và tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo phù hợp với môi trường sống bền vững như năng lượng điện, gió ...  Có thể nói, môi trường là một trong những yếu tố rất quan trọng trong cuộc sống của con người chúng ta. Con người chủ động giữ cho môi trường xung quanh luôn sạch đẹp và trong lành cũng là cách để bạn tự bảo vệ chính bản thân mình. Nếu không bảo vệ môi trường một cách đúng cách thì ô nhiễm môi trường sẽ ngày càng nghiêm trọng. Các lý do cần phải bảo vệ môi trường:

- Ô nhiễm môi trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người gây ra nhiều bệnh tật cho con người.

- Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến hệ sinh thái nói chung.

-  Ô nhiễm môi trường không chỉ dừng ảnh hưởng đến sức khỏe con người như đã nói ở trên mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội.

           Bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của mọi người, 05 biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả mà mỗi cá nhân ai cũng có thể tự làm được: Trồng nhiều cây xanh, giữ gìn cây xanh và bảo vệ rừng, cây xanh giúp điều hòa không khí và cung cấp môi trường sống; Sử dụng các chất từ thiên nhiên, hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất; Sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm điện; Hạn chế việc sử dụng túi ni long; Tái chế rác thải.

 

2. Đáp án thi tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường mới nhất năm 2023

2.1 Câu hỏi số 1

Theo Nghị định 45/2022/NĐ-CP, đối với dự án đầu tư, cơ sở phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có hành vi không thu gom, quản lý, xử lý nước thải, bụi, khí thải thì bị xử phạt như thế nào?

A. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

B. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

C. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

 

2.2 Câu hỏi số 2

Theo Quyết định số 05/2017/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cà Mau quy định "việc vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ trạm trung chuyển đến cơ sở xử lý" được thực hiện bởi đơn vị nào?

A.   Các đơn vị được Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập hoặc đơn vị trúng thầu hoặc đơn vị được đặt hàng.

B.   Các đơn vị được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thành lập.

C.   Các đơn vị được Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập.

 

2.3 Câu hỏi số 3

Kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp giấy phép xây dựng về bảo vệ môi trường đối với công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ thì trong thời gian bao nhiêu ngày cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường phải gửi văn bản trả lời?

A.   Trong thời hạn 05 ngày.

B.   Trong thời hạn 07 ngày.

C.   Trong thời hạn 10 ngày.

 

2.4 Câu hỏi số 4

Cơ quan nào sau đây có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch chuyển đổi ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề, di dời cơ sở, hộ gia đình ra khỏi làng nghề, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương?

A.   Ủy ban nhân dân cấp xã.

B.   Ủy ban nhân dân cấp huyện.

C.   Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

 

2.5 Câu hỏi số 5

Hành vi xả thải ra môi trường từ 500 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 5.000 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên thì bị phạt tù bao nhiêu năm?

A.   Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

B.   Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

C.   Phạt tù từ 03 năm đến 05 năm.

 

2.6 Câu hỏi số 6

Theo Quyết định số 1932/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau, quy hoạch các đô thị bố trí bao nhiêu trạm trung chuyển chất thải rắn?

A.   Từ 01 đến 3 trạm trung chuyển

B.   Từ 02 đến 04 trạm trung chuyển

C.   Từ 04 trạm trung chuyển trở lên

 

2.7 Câu hỏi số 7

Người phạm tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm?

A.   Làm chết từ 02 người.

B.   Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.

C.   Gây thiệt hại từ 5.000.000.000 đồng đến dưới 10.000.000.000 đồng.

 

2.8 Câu hỏi số 8

Theo Quyết định số 1932/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau, quan điểm quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là gì?

A. Đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ và thống nhất trên toàn tỉnh nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

B. Phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường là chủ yếu; từng bước khắc phục, xử lý có hiệu quả những bãi chôn lấp chất thải rắn không hợp vệ sinh.

C. Cả a và b

 

2.9 Câu hỏi số 9

Theo Nghị định 45/2022/NĐ-CP hành vi nào sau đây bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung?

A. Không bố trí công tơ điện, độc lập tại nhà máy xử lý nước thải tập trung.

B. Không có nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung.

C. Không nạo vét, hệ thống thu gom, thoát nước mưa theo quy định.

 

2.10 Câu hỏi số 10

Theo Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định đối với hành vi không bố trí nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường theo quy định trong hoạt động kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp bị xử phạt như như thế nào?

A.   Phạt tiền từ 1.500.000đồng đến 2.000.000 đồng

B.   Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

C.   Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

 

2.11 Câu hỏi số 11

Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 “Thành phần môi trường” gồm những yếu tố nào sau đây?

A.   Yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí.

B.   Yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, sinh vật, âm thanh, ánh sáng và các hình thái vật chất khác.

C.   Yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí và các hình thái vật chất khác.

 

2.12 Câu hỏi số 12

Theo Nghị định 45/2022/NĐ-CP, hành vi nào sau đây bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm quy định về thực hiện quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường?

A.   Không thực hiện nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

B.   Hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường

C.   Hành vi thực hiện không đúng nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

 

2.13 Câu hỏi số 13

Theo Nghị định 45/2022/NĐ-CP, hành vi cung cấp không chính xác, không trung thực thông tin về chất thải trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thì bị xử phạt như thế nào?

A.   Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

B.   Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

C.   Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

 

2.14 Câu hỏi số 14

Theo Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định nội dung nào sau đây là một trong những biện pháp khắc phục hậu quả?

A.   Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về hiện trạng môi trường.

B.   Tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy.

C.   Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với giấy phép môi trường.

 

2.15 Câu hỏi số 15

Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, tổ chức, cá nhân không nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, phế liệu, hàng hóa nào sau đây?

A.   Máy móc, thiết bị, phương tiện, hàng hóa, bị nhiễm bẩn phóng xạ, vi trùng gây bệnh chưa được tẩy rửa hoặc không có khả năng làm sạch.

B.   Máy móc, thiết bị, phương tiện, hàng hóa, bị nhiễm bẩn phóng xạ, vi trùng gây bệnh đã được tẩy rửa làm sạch.

C.   Máy móc, thiết bị, phương tiện đã qua sử dụng.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Đáp án cuộc thi Tìm hiểu kiến thức về Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 của Luật Minh Khuê

Mọi thắc mắc chưa rõ hay có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác, quý khách hàng vui lòng liên hệ với bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline: 1900.6162. Xin trân trọng cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Minh Khuê.