Nếu hợp đồng không quy định cụ thể thì người bán có nghĩa vụ đặt hàng trong tình trạng phù hợp với tập quán quốc tế hoặc tập quán cảng đối với loại hàng đó để người mua có thể nhận hàng một cách dễ dàng.

Luật Minh Khuê phân tích chi tiết quy định về vấn đề này như sau:

DDP (Delivered Duty Paid) có nghĩa là người bán giao hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của người mua. hàng hóa phải được làm thủ tục nhập khẩu trên phương tiện vận tải, sẵn sàng để dỡ hàng tại địa điểm đến đã xác định. Người bán chịu mọi chi phí vận tải đến, sẵn sàng để dỡ hàng tại địa điểm đến đã xác định. Người bán chịu mọi chi phí và rủi ro liên quan đến việc đưa hàng hóa đến nơi đến. Ngoài ra, người bán có nghĩa vụ thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Người bán cũng phải trả bất kỳ khoản thuế nào cho cả xuất khẩu và nhập khẩu và thực hiện tất cả các thủ tục hải quan, bao gồm cả việc thanh toán thuế và lệ phí hải quan. Nếu bên mua không có khả năng hoặc kinh nghiệm làm thủ tục hải quan nhập khẩu lô hàng, bên bán có thể làm thêm việc này (tính trước số tiền thuế nhập khẩu... phải nộp này vào tiền hàng) và ký hợp đồng theo điều kiện DDP.

 

1. Hướng dẫn sử dụng điều kiện DDP

a) Về phương thức vận tải

Điều kiện này sẽ được sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều - phương tiện vận tải tham gia.

b) Chuyển giao hàng hóa và rủi ro (DDP - Delivered Duty Paid):

Giao hàng đã thông quan nhập khẩu có nghĩa là người bán khi đã thông quan nhập khẩu cho hàng hóa, đặt hàng hóa dưới sự đinh đoạt của người mua trên phương tiện vận tải và sẵn sàng để đỡ tại nơi quy định.

Các bên nên quy định càng rõ càng tốt về địa điểm vì thứ nhất, rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa chuyển sang cho người mua tại điểm giao hàng, thế nên tốt nhất là hai bên nên quy định càng rõ càng tốt địa điểm giao hàng, bao gồm cả thông quan nhập khẩu, tức là đây cũng đồng thời là điểm chuyển giao chi phí từ người bán sang người mua. Cuối cùng, địa điểm này là nơi mà người bán phải ký kết hợp đồng vận tải để đưa hàng đến đó. Nếu xảy ra vấn đề gì với hàng hóa trước khi hàng tới điểm giao hàng, mọi tổn thất sẽ do người bán chịu. Ví dụ người bán sẽ phải chịu tất cả các loại phí phát sinh mà người vận chuyển thu trong quá trình vận tải. Người bán được khuyên nên ký hợp đồng vận tải đến đúng địa điểm đó.

c) Chú ý dành cho người xuất khẩu: Người xuất khẩu sẽ chịu nghĩa vụ ở mức cao nhất khi sử dụng điều kiện DDP trong giao dịch mua bán, không chỉ chịu nghĩa vụ vận chuyển hàng hóa đến địa điểm giao hàng mà người bán còn phải thông quan và nộp thuế nhập khẩu hay thuế VAT và bất kỳ loại thuế nào khác phải nộp khi làm thủ tục nhập khẩu trừ khi hai bên có quy định khác. 

d) Chi phí dỡ hàng tại nơi đến chỉ định: Nếu trong hợp đồng chuyên chở mà người bán đã ký kết có bao gồm chi phí dỡ hàng tại nơi đến chỉ định thì người bán sẽ phải chi trả cho chi phí này, trừ khi hai bên đã có thỏa thuận trước về việc người bán sẽ được người mua hoàn trả chi phí này.

e) Nghĩa vụ thông quan xuất khẩu/ nhập khẩu:

Như đã nhắc tới ở trên, điều kiện DDP yêu cầu người bán phải thông quan xuất khâu, nếu cần, cũng đồng thời là phải thông quan nhập khẩu và trả bất kỳ loại phí và thuế nhập khẩu nào để hoàn tất các thủ tục hải quan tại nước nhập khẩu. Nếu người bán cảm thấy khó khăn trong việc tổ chức thông quan nhập khẩu lô hàng, và cảm thấy người mua có khả năng và thuần lợi hơn mình trong việc làm thủ tục hải quan nhập khẩu thì người bán nên cân nhắc sử dụng điều kiện DAP hoặc DPU, theo đó thì người bán vẫn phải đưa hàng hóa đến điểm giao hàng nhưng sẽ không phải làm các thủ tục nhập khẩu.

 

2. Hợp đồng mua bán thương mại

Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận. Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất chung của hợp đồng, nó là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán.

Luật thương mại không đưa ra định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại, nhưng có thể dựa vào khái niệm hợp đồng mua bán tài sản trong luật dân sự để xác định bản chất của hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo điều 428 Bộ luật dân sự 205 sửa đổi bổ sung năm 2017, hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán. Hàng hóa được hiểu là động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và các vật gắn liền với đất. Như vậy, hàng hóa thuộc tài sản và có phạm vi hẹp hơn tài sản.

Từ đó cho thấy, hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản. Điểm phân biệt giữa hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại và hợp đồng mua bán tài sản khác là: Đồi tượng hàng hóa, và mục đích sinh lời.

Căn cứ vào yếu tố chủ thể, đối tượng, nơi xác lập và thực hiện hợp đồng, hợp đồng mua bán hàng hóa được chia thành hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước và hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài (hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế). Về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nó không được định nghĩa trong luật thương mại 2005, nhưng qua quy định tại Điều 758 Bộ luật dân sự năm 2015 về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, có thể suy ra rằng một hợp đồng được coi là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khi có một trong các yếu tố sau:

- căn cứ vào yếu tố chủ thể, hợp đồng được giao kết bởi các bên không cùng quốc tịch.

- Căn cứ vào yếu tố đối tượng, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng đang tồn tại ở nước ngoài.

- Căn cứ vào nơi xác lập và thực hiện hợp đồng, hợp đồng được giao kết ở nước ngoài (nước mà cá bên chủ thể giao kết hợp đồng không mang quốc tịch) và có thể được thực hiện ở nước mình hay nước thứ ba.

Điều cần chú ý ở hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là các bên tham gia giao kết hợp đồng sẽ rất dễ gặp phải các rủi ro đặc thù như xung đốt pháp luật, do quá trình vận chuyển, thanh toán, thực thi cam kết hợp đồng. Vì vậy, các bên cần thỏa thuận và soạn thảo ra một bản hợp đồng chi tiết. Khoản 2 Điều 27 Luật thương mại quy định rằng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được lập thành văn bản.

 

3. Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa:

Có thể xem xét các đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa trong mối liên hệ với hợp đồng mua bán tài sản theo nguyên lý của mỗi quan hệ giữa cái riêng và cái chung.

- Đặc điểm chung của hợp đồng mua bán hàng hóa:

+ Là hợp đồng ưng thuận - tức là được coi là giao kết tại thời điểm các bên thỏa thuận xong các điều khoản cơ bản, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng không phụ thuộc vào thời điểm bàn giao hàng hóa, việc bàn giao hàng hóa chỉ được coi là hành động của bên bán nhằm thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng mua bán đã có hiệu lực.

+ Có tính đền bù - bên bán khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng cho bên mua thì sẽ nhận từ bên mua một lợi ích tương ứng với giá trị hàng hóa theo thỏa thuận dưới dạng một khoản tiền thanh toán.

+ Là hợp đồng song vụ - mỗi bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa đều bị rằng buộc bởi nghĩa vụ đối với bên kia, đồng thời lại cũng là bên có quyền đòi hỏi bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa tồn tại hai nghĩa vụ chính mang tính chất qua lại và liên quan mật thiết với nhau: Nghĩa vụ của bên bán bàn giao hàng hóa cho bên mua và nghĩa vụ của bên mau phải thanh toán cho bên bán.

- Đặc điểm riêng của hợp đồng mua bán hàng hóa

+ Về chủ thể, hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân. Luật thương mại 2005 quy định thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp; cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chỉ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo khoản 3 Điều 1 Luật Thương mại khi chủ thể này có thể lựa chọn áp dụng Luật thương mại.

+ Về hình thức, hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Trong một số trường hợp nhất định, pháp luật bắt buộc các bên phải giao kết hợp đồng dưới hình thức văn bản, ví dụ như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như điện báo, telex, fax hay thông điệp dữ liệu.

+ Về đối tượng: Hợp đồng mua bán hàng hóa có đối tượng là hàng hóa. Theo Luật thương mại Việt Nam 2005, hàng hóa là đối tượng có trong tương lai; hàng hóa có thể là động sản hoặc bất động sản được phép lưu thông thương mại.

 

4. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa:

Nội dung của hợp đồng nói chung là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa.

Hợp đồng bắt buộc phải bao gồm những nội dung chủ yếu nào là tùy thuộc vào quy định của pháp luật từng quốc gia. Việc pháp luật quy định nội dung của hợp đồng mua bán có ý nghĩa hướng các bên tập trung vào thỏa thuận các nội dung quan trọng của hợp đồng, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện và phòng ngừa các tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. Luật thương mại Việt Nam không quy định hợp đồng mua bán hàng hóa phải bao gồm nội dung bắt buộc nào. Tuy nhiên, ta có thể thấy rằng, một hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường phải chứa đựng sự thỏa thuận về đối tượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn và địa điểm nhận giao hàng.

Trong quan hệ mua bán hàng hóa, các bên không chỉ bị rằng buộc bởi những điều khoản thỏa thuận với nhau mà còn chịu sự rằng buộc bởi những quy định của pháp luật, tức là những điều khoản pháp luật có quy định nhưng các bên không thỏa thuận trong hợp đồng.

 

5. Thời điểm chuyển rủi ro với hàng hóa hợp đồng mua bán hàng hóa:

Trong thực tiễn mua bán hàng hóa có thể xảy ra những sự kiện khách quan làm mất mát, hưu hỏng như bị trộm cắp, do thiên tai, địch họa,... Trong những trường hợp đó, yêu cầu rất quan trọng đặt ra là phải xác định trách nhiệm rủi ro đối với hàng hóa. Về nguyên tắc chung, việc xác định trách nhiệm rủi ro đối với hàng hóa trước hết cần căn cứ vào sự thảo thuận của các bên trong hợp đồng. Trường hợp các bên không có thảo thuận thì áp dụng quy định của pháp luật. Luật thương mại năm 2005 quy định về cách xác định trách nhiệm về rủi ro đối với hàng hóa như sau:

- Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định:

Trừ trường hợp có thảo thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua ủy quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được ủy quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hóa.

- Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác đinh:

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.

- Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển:

Trừ trường hợp có thảo thuận khác, nếu hàng hóa đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hóa;

b) Khi người nhận hàng đề giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hóa của bên mua.

- Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển:

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hóa đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.

- Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác:

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, việc chuyển rủi ro trong các trường hợp khác được quy đinh như sau:

a) Ngoài các trường hợp đã phân tích ở trên thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng;

b) Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa không được chuyển cho bên mua, nếu hàng hóa không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bừng bất kỳ cách thức nào khác.

Trên đây là toàn bộ bài viết mà Luật Minh Khuê muốn cung cấp đến bạn đọc tham khảo. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ tời tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến hotline 1900.6162 để được chuyên viên pháp luật tư vấn trực tiếp. Xin chân thành cảm ơn!