Mục lục bài viết
- >> Luật sư tư vấn đất đai trực tuyến, gọi:1900.6162
- 1. Khái niệm đất lâm nghiệp
- 2. Phân loại đất lâm nghiệp
- 2.1 Đất rừng phòng hộ
- 2.2 Đất rừng sản xuất
- 2.3 Đất rừng đặc dụng
- 3. Có được xây nhà trên đất lâm nghiệp không?
- 4. Đất lâm nghiệp có được chuyển nhượng không?
- 5. Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp
- 6. Xây nhà ở trên đất lâm nghiệp mức xử phạt thế nào?
>> Luật sư tư vấn đất đai trực tuyến, gọi:1900.6162
1. Khái niệm đất lâm nghiệp
Đất lâm nghiệp là một loại đất nằm trong nhóm đất nông nghiệp gồm đất có rừng tự nhiên, đất rừng trồng, đất khoanh nuôi tu bổ tái sinh phục hồi rừng, nuôi dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiệm về rừng.
Theo quy định của Luật đất đai, đất rừng được chia thành 3 loại, đó là đất rừng sản xuất, : đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng với những quy chế pháp lí khác nhau. Mỗi một loại đất rừng đều được xác định với các mục đích khác nhau. Trong khi việc giao và cho thuê đất rừng sản xuất với cơ chế thoáng và kêu gọi mọi cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư khai thác sử dụng hợp lí đất rừng thì đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng chủ yếu giao hoặc cho thuê là các tổ chức kinh tế có chức năng quản lí nguồn tài nguyên rừng mà không cho thuê đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Phần lớn các rừng phòng hộ và rừng đặc dụng đều ở nơi xung yếu, có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng, là nơi lưu giữ nguồn gen động thực vật rừng quý hiếm gắn với nhiều di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh. Bởi vậy, việc khai thác sử dụng vốn đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng chỉ giao cho các ban quản lí rừng, các doanh nghiệp quản lí và phần nào giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân sống trong các khu vực có rừng.
2. Phân loại đất lâm nghiệp
2.1 Đất rừng phòng hộ
2.2 Đất rừng sản xuất
2.3 Đất rừng đặc dụng
3. Có được xây nhà trên đất lâm nghiệp không?
Điều 170. Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.2. Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.4. Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.5. Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.6. Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.7. Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.
4. Đất lâm nghiệp có được chuyển nhượng không?
Điều 192. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện1. Hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khu đó.2. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó.3. Hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số sử dụng đất do Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất sau 10 năm, kể từ ngày có quyết định giao đất theo quy định của Chính phủ.
Điều 191. Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.2. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.4. Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
5. Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp
6. Xây nhà ở trên đất lâm nghiệp mức xử phạt thế nào?
Điều 10. Sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phépChuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;…
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự - Công ty luật Minh Khuê