Mục lục bài viết
- 1. Dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền tác giả
- 2. Quyền tác giả và quyền liên quan thuộc sở hữu của ai ?
- 3. Tư vấn đơn đề nghị miễn phí tác quyền tác giả ?
- 4. Dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ theo luật sở hữu trí tuệ ?
- 5. Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thực hiện như thế nào ?
- 6. Nhà sách MCbooks có vi phạm bản quyền tác giả trong trường hợp này không?
1. Dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền tác giả
Quyền tác giả tự động phát sinh từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, bất kể tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Quyền liên quan là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Mặc dù không phải là yêu cầu bắt buộc để được thụ hưởng quyền, nhưng đăng ký quyền tác giả / quyền liên quan với Cục Bản quyền tác giả - văn học nghệ thuật sẽ mang lại thuận lợi cho người được ghi nhận là tác giả / chủ sở hữu khi có tranh chấp xảy ra.
Công ty luật Minh Khuê cung cấp dịch vụ tư vấn đăng ký quyền tác giả /quyền liên quan, cụ thể:
- Tư vấn về các căn cứ phát sinh, xác lập, các hạn chế cơ bản của quyền tác giả / quyền liên quan;
- Tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến việc đăng ký quyền tác giả /quyền liên quan;
- Xác định tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, đặc biệt khi tác phẩm được tạo ra theo các hợp đồng đặt hàng;
- Tư vấn, đại diện cho khách hàng tham gia đàm phán và soạn thảo hợp đồng sử dụng, chuyển nhượng và các hợp đồng khác liên quan đến quyền tác giả / quyền liên quan;
- Khiếu nại các quyết định liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả / quyền liên quan;
- Tư vấn, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm quyền tác giả / quyền liên quan;
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.
>> Tham khảo thêm dịch vụ pháp lý của Luật Minh Khuê: Tư vấn đăng ký mã số, mã vạch;
2. Quyền tác giả và quyền liên quan thuộc sở hữu của ai ?
Trả lời:
Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn có tham gia 1 trại sáng tác và bạn đã sáng tạo ra 1 tác phẩm ở trong trại sáng tác này.
Trong trường hợp của bạn, để xác định xem bạn có quyền sở hữu đối với tác phẩm đó hay không cần phải dựa vào nội quy, những quy định, thỏa thuận,..trong trại sáng tác mà bạn tham gia.
Nếu trại sáng tác có quy định là các tác phẩm của thành viên trong trại sáng tác thuộc sở hữu chung của trại thì do bạn đã đồng ý tham gia trại sáng tác, bạn buộc phải từ bỏ quyền sở hữu riêng đối với tác phẩm. Nếu như không có quy định nào ràng buộc thì tác phẩm do bạn sáng tác sẽ thuộc quyền sở hữu của bạn.
3. Tư vấn đơn đề nghị miễn phí tác quyền tác giả ?
Trả lời:
Thủ tục xin cấp giấy phép biểu diễn chương trình nghệ thuật được thực hiện như sau:
- Tổ chức đề nghị cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu thấy hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Đối với các chương trình biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang phục vụ nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ, lễ hội, chương trình có bán vé thu tiền và các chương trình biểu diễn với mục đích khác, khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu duyệt chương trình, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép phải tổ chức để Hội đồng nghệ thuật duyệt chương trình trước khi biểu diễn.
- Thành phần hồ sơ:
(1) 01 đơn đề nghị cấp giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang (Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012);
(2) 01 bản nội dung chương trình, tác giả, đạo diễn, người biểu diễn; danh mục bộ sưu tập và mẫu phác thảo thiết kế đối với trình diễn thời trang;
(3) 01 bản nhạc hoặc kịch bản đối với tác phẩm công diễn lần đầu;
(4) 01 bản sao chứng thực quyết định cho phép tổ chức, cá nhân nước
ngoài, cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam biểu
diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang (đối với chương trình có sự tham gia ưcủa tổ chức, cá nhân nước ngoài, cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài);
(5) 01 văn bản đồng ý của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, nơi dự định tổ chức biểu diễn (đối với chương trình có sự tham gia của tổ chức nước ngoài);
(6) 01 bản sao chứng thực quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có chức năng hoạt động văn hóa nghệ thuật.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
Đối với trường hợp của bạn, để được biểu diễn hợp pháp chương trình nghệ thuật, bạn cần có sự đồng ý của tác giả, nếu muốn miễn giảm phí bản quyền bạn chỉ có thể thỏa thuận với tác giả. Nếu tác giả không đồng ý để công ty bạn biểu diễn tác phẩm của mình thì tác giả có thể khởi kiện bạn về quyền bảo hộ tác phẩm.
4. Dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ theo luật sở hữu trí tuệ ?
Trả lời:
Khi thực hiện chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp nước ngoài thì 2 bên cần làm hợp đồng chuyển giao công nghệ. Để được hưởng các ưu đãi và được đảm bảo các quyền và lợi ích của các bên một cách tốt nhất thì công ty bạn và doanh nghiệp đối tác có thể đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 25 Luật chuyển giao công nghệ 2006 về quyền, thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ như sau:
1. Các bên tham gia giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ có quyền đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ tại cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền làm cơ sở để được hưởng các ưu đãi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm:
a) Đơn đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ;
b) Bản gốc hoặc bản sao hợp đồng chuyển giao công nghệ.
3. Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền xem xét, quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Đối với trường hợp chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao thì công ty bạn cần làm thủ tục xin cấp phép chuyển giao công nghệ;
Đối với các công nghệ bị cấm chuyển giao quy định tại điều 11 Luật chuyển giao công nghệ 2006 thì công ty bạn sẽ không thể thực hiện hoạt động chuyển giao các công nghệ này.
5. Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp thực hiện như thế nào ?
Trả lời:
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 quy định về việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp như sau:
Điều 63. Điều kiện chung đối với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ
Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có tính mới;
2. Có tính sáng tạo;
3. Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Điều 65. Tính mới của kiểu dáng công nghiệp
1. Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên....
Như vậy, nếu sản phẩm bạn định sản xuất đã có ở nước ngoài, được công khai và phổ biến thì việc bạn sản xuất sản phẩm đó ở Việt Nam sẽ không đủ điều kiện để được đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
6. Nhà sách MCbooks có vi phạm bản quyền tác giả trong trường hợp này không?
Em muốn hỏi về một sự việc gần đây về tác giả Hàn Quốc Woo Bo Hyun kiện nhà sách MCbooks về việc in 7 cuốn sách của ông nhiều hơn số lượng hợp đồng. Theo hợp đồng thì chỉ được phép in 2000 - 3000 cuốn nhưng MCbooks đã in đến 5000 cuốn mà không thông báo cho tác giả hay trả thêm tiền xuất bản cho tác giả. Bên cạnh đó nhà sách còn tự ý tái bản một số sách mà chưa có sự cho phép của tác giả. Liệu hành vi trên có vi phạm pháp luật không ạ? Em rất mong được giải đáp, em xin cảm ơn.
Điều 21 Luật xuất bản 2012 quy định: Quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản
Việc xuất bản tác phẩm, tài liệu và tái bản xuất bản phẩm chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, nếu nhà sách MCbooks đã tự ý xuất bản thêm và tái bản 1 số tác phẩm của tác giả Hàn Quốc thì nhà sách không chỉ vi phạm hợp đồng mà còn vi phạm pháp luật về xuất bản. Trong trường hợp tác giả Hàn Quốc kiện nhà sách MCbooks thì nhà sách trên sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường theo hợp đồng và sẽ bị xử lý theo quy định của Luật xuất bản.
Khoản 4 điều19 Nghị định 159/2013/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xuất bản xuất bản phẩm không có xác nhận đăng ký xuất bản hoặc giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh;
b) Xuất bản xuất bản phẩm không có quyết định xuất bản;
c) Không biên tập bản thảo; không ký duyệt bản thảo trước khi đưa in hoặc phát hành trên phương tiện điện tử;
d) Xuất bản xuất bản phẩm trước khi có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ - Côn ty luật Minh Khuê