1. Dịch vụ đăng ký mã vạch hàng hóa
>> Gọi ngay cho luật sư tư vấn thủ tục và quy trình đăng ký mã vạch hàng hóa: 0986 38 66 48
Dịch vụ đăng ký mã vạch hàng hóa - Ảnh minh họa
1. Mã số mã vạch là gì?
Mã số mã vạch (MSMV) là một trong các công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng là sản phẩm, hàng hóa, tổ chức hoặc địa điểm… dựa trên việc ấn định một mã số (hoặc chữ số) cho đối tượng cần phân định và thể hiện mã đó dưới dạng vạch để thiết bị (máy quét) có thể đọc được. Việc đăng ký mã vạch là một nhu cầu quan trọng của doanh nghiệp trong việc thực hiện bán buôn hoặc bản lẻ sản phẩm ra thị trường.
Công ty luật Minh Khuê cung cấp dịch vụ đăng ký mã vạch sản phẩm với mức phí dịch vụ trọn gói: 2.000.000 VNĐ/01 mã vạch sản phẩm (GS1) đã bao gồm 10% thuế giá trị gia tăng (VAT).
Phí nhà nước khách hàng đóng theo biên lai thu phí của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam (TCTCDLCL).
2. Hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch hàng hóa gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký gồm:
+ Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch.
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập.
+ Bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN.
+ Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam.
- Số lượng hồ sơ: 2 bộ.
Mẫu tờ khai tham khảo:
- Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch (Mẫu kèm theo).
- Bản đăng ký Danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN (Mẫu kèm theo).
- Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu GS1 Việt Nam (Mẫu kèm theo).
3. Làm thế nào để có mã số mã vạch trên sản phẩm, hàng hóa?
Muốn có mã số mã vạch trên sản phẩm, hàng hóa của mình, các doanh nghiệp phải đăng ký với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam) tại các cơ quan nhận hồ sơ
Doanh nghiệp sẽ cấp mã số doanh nghiệp, được hướng dẫn lập mã số vật phẩm và in mã vạch trên sản phẩm, hàng hóa đúng theo các quy định kỹ thuật trong các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Doanh nghiệp phải nộp phí đăng ký mã vạch và hàng năm phải nộp phí duy trì sử dụng mã số mã vạch theo của Bộ Tài chính tại tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam.
4. Lợi ích sử dụng mã số mã vạch?
- Phục vụ bán hàng tự động
- Phục vụ quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh
- Phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
- Phục vụ trao đổi dữ liệu điện tử (EDI).
Mã quốc gia Việt Nam đã được Tổ chức mã số mã vạch quốc tế GS1 (trước đây là EAN International) cấp là 893.
5. Các loại mã số, mã vạch tiêu chuẩn quốc tế?
- Mã EAN-13, gồm 13 chữ số và Mã EAN-8 (rút gọn), gồm 8 chữ số: ứng dụng trên các sản phẩm bán lẻ.
- Mã thùng EAN (DUN-14), gồm 14 chữ số: ứng dụng trong việc phân phối, vận chuyển, lưu kho.
- Mã địa điểm GLN, mã số container vận chuyển SSCC: ứng đụng cho nghiệp vụ giao vận…
6. Mã số, mã vạch vật phẩm là gì?
Mã số vật phẩm là một dãy các con số dùng để phân định sản phẩm, hàng hóa các bên hoặc địa điểm… trong tất cả các khâu của chuỗi cung ứng gồm: sản xuất, phân phối, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ đến tay người tiêu dùng.
Mã vạch là một dãy các vạch tối và khoảng trống song song dùng để thể hiện mã số dưới dạng máy quét (scanner) có thể đọc được.
7. Thủ tục cấp và quản lý mã số mã vạch:
Chuyên viên tư vấn pháp luật của công ty luật Minh Khuê thay mặt khách hàng soạn thảo hồ sơ đăng ký , thực hiện thủ tục đăng ký sử dụng mã số mã vạch và đại diện khách hàng nhận kết quả và bàn giao kết quả đăng ký mã số mã vạch cho khách hàng.
8. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 45/2002/QĐ-TTg ngày 27/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ quy định nội dung quản lý nhà nước về mã số mã vạch.
- Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc cấp và quản lý mã số mã vạch.
- Thông tư 88/2002/TT-BTC ngày 02/10/2002 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vạch.
- Thông tư số 36/2007/TT-BTC ngày 11/4/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư 88/2002/TT-BTC ngày 02/10/2002 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vạch .
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn đăng ký mã số mã vạch cho sản phảm vui lòng liên hệ trực tiếp với Chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ: Số điện thoại yêu cầu dịch vụ: 0986 38 66 48(Gặp Luật sư: Tô Thị Phương Dung) hoặc gọi số: 0243 991 6057 để được tư vấn thủ tục, hỗ trợ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu tí tuệ và đăng ký mã vạch hàng hóa hoặc sản phẩm dịch vụ (phụ vụ 24/24h).
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.
>> Tham khảo dịch vụ pháp lý liên quan: Tư vấn thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;
2. Tư vấn đăng ký mã số, mã vạch
Sử dụng mã số mã vạch trên hàng hoá mang lại nhiều lợi ích, lợi ích lớn nhất của việc áp dụng mã số mã vạch trong bán hàng đó chính là:
- Tăng năng suất: nhanh chóng tính tiền, làm hóa đơn phục vụ khách hàng;
- Tiết kiệm: sử dụng ít nhân lực, tốn ít thời gian trong khâu kiểm kê, tính toán;
- Chính xác: nhờ mã vạch, người ta phân biệt chính xác các loạl hàng hóa mà có khi bằng mắt thường ta thấy chúng rất giống nhau, tránh nhầm lẫn khi tính giá, phục vụ khách hàng tốt hơn.
Luật sư tư vấn Luật sở hữu Trí tuệ qua điện thoại (24/7) gọi số: 0986.386.648
Hiện nay, tại Việt Nam có 3 nơi để liên hệ xin cấp mã số mã vạch:
- Hà Nội;
- Đà Nẵng;
- TP. Hồ Chí Minh.
Mức thu phí cấp mã số mã vạch được quy định cụ thể như sau: Lệ phí đăng ký thực hiện theo Thông tư số 88/2002/TT-BTC của Bộ tài chánh về việc Quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vạch:
- Phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số, mã vạch: 1.000.000đồng/1 lần (một triệu đồng/1 lần).
- Phí duy trì sử dụng mã số, mã vạch: 500.000đ đến 1.000.000 đ /1năm.
Dịch vụ của công ty luật Minh Khuê trong lĩnh vực tư vấn đăng ký mã số mã vạch:
- Tư vấn các qui định của pháp luật liên quan đến hoạt động đăng ký và sử dụng mã số mã vạch;
- Tư vấn tính hiệu quả trong việc sử dụng mã số mã vạch;
- Soạn thảo hồ sơ, đại diện cho khách hàng thực hiện việc đăng ký mã doanh nghiệp tại GS1 Việt Nam;
- Nộp hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV và xin cấp Mã doanh nghiệp cho khách hàng;
- Theo dõi tiến trình đăng ký bảo hộ, soạn thảo công văn giấy tờ giao dịch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký sử dụng mã số mã vạch;
- Hướng dẫn khách hàng cách tạo và quản lý mã mặt hàng để quản lý hàng hoá của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất.
- Nhận Giấy chứng nhận sử dụng MSMV cho khách hàng.
Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ
Điện thoại yêu cầu dịch vụ: 0243-9916057 Tổng đài tư vấn luật: 0986.386.648
Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: lienhe@luatminhkhue.vn
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.
>> THAM KHẢO DỊCH VỤ LIÊN QUAN: Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả;
3. Dịch vụ tư vấn cấp mã số mã vạch cho doanh nghiệp
a. Trình tự thực hiện:
- Đăng ký sử dụng mã số mã vạch.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch.
- Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch.
- Hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch.
b. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 hoặc qua đường bưu điện.
Luật sư tư vấn Luật sở hữu Trí tuệ qua điện thoại (24/7) gọi số: 0986.386.648
c. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch.
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập.
+ Bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN.
+ Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam.
- Số lượng hồ sơ: 2 bộ.
d. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có nhu cầu sử dụng mã số mã vạch.
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch.
h. Lệ phí:
TT | Phân loại | Phí đăng ký cấp và hướng dẫn sử dụng | Phí duy trì |
1 | Sử dụng mã doanh nghiệp | ||
a | Sử dụng mã doanh nghiệp 7, 8 chữ số | 1.000.000 | 1.000.000 |
b | Sử dụng mã doanh nghiệp 9, 10 chữ số | 1.000.000 | 500.000 |
2 | Sử dụng mã GLN (một mã số) | 300.000 | 200.000 |
3 | Sử dụng mã EAN -8 (một mã số) | 300.000 | 200.000 |
4 | Đăng ký sử dụng mã nước ngoài | 500.000 |
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch (Mẫu kèm theo).
- Bản đăng ký Danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN (Mẫu kèm theo).
- Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu GS1 Việt Nam (Mẫu kèm theo).
k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không.
l. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 45/2002/QĐ-TTg ngày 27/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ quy định nội dung quản lý nhà nước về mã số mã vạch.
- Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc cấp và quản lý mã số mã vạch.
- Thông tư 88/2002/TT-BTC ngày 02/10/2002 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vạch.
- Thông tư số 36/2007/TT-BTC ngày 11/4/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư 88/2002/TT-BTC ngày 02/10/2002 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vạch.
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./
>> Xem thêm dịch vụ: Tư vấn bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng;
4. Tư vấn lĩnh vực sở hữu công nghiệp
1. Tư vấn và đại diện cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến việc xác lập và duy trì quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và nước ngoài, bao gồm:
a) Soạn thảo, nộp đơn và theo đuổi đơn sáng chế, giải pháp hữu ích liên quan tới tất cả các lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ như: hóa học và công nghệ sinh học, dược phẩm, y tế, điện và điện tử, tin học, cơ khí và luyện kim v.v...;
b) Soạn thảo, nộp đơn và theo đuổi đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
c) Giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục khiếu nại các quyết định liên quan đến đơn sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, phản đối đơn đã nộp, sửa đổi, gia hạn, đình chỉ, huỷ bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ;
d) Thực hiện các tra cứu liên quan đến sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp;
e) Tư vấn về khả năng bảo hộ, hiệu lực và vi phạm sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp;
f) Duy trì hiệu lực của các bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp;
g) Ghi nhận chuyển nhượng, li-xăng và các thay đổi liên quan đến sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp.
>> Luật sư tư vấn Luật sở hữu Trí tuệ qua điện thoại (24/7) gọi số: 0986.386.648
Luật sư tư vấn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
2. Tư vấn và đại diện cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến việc xác lập và duy trì quyền sở hữu đối với nhãn hiệu hàng hoá, tên miền Internet tại Việt Nam và nước ngoài, quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa, bao gồm:
a) Đánh giá khả năng đăng ký và sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hóa, tên miền internet;
b) Tư vấn liên quan đến việc lựa chọn và sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hóa, tên miền internet;
c) Tra cứu thông tin về việc đăng ký và sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hóa, tên miền internet;
d) Nộp đơn và theo đuổi đơn cho đến khi đơn được cấp Văn bằng bảo hộ; Tư vấn và tiến hành các thủ tục pháp lý ghi nhận các sửa đổi liên quan đến đơn đăng ký.
e) Tư vấn và tiến hành các thủ tục pháp lý gia hạn Văn bằng bảo hộ; Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký;
f) Tư vấn và tiến hành các thủ tục pháp lý ghi nhận các sửa đổi liên quan đến Văn bằng bảo hộ, bao gồm: sửa đổi tên, địa chỉ của chủ Văn bằng, chuyển nhượng, li-xăng...
g) Tư vấn pháp lý cho khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến bảo hộ quyền tác giả và các quyền kế cận, bao gồm:
- Tra cứu thông tin liên quan đến đăng ký quyền tác giả;
- Tư vấn và đại diện cho khách hàng tiến hành các thủ tục đăng ký bản quyền tác giả;
- Tư vấn pháp lý, đại diện cho khách hàng tham gia đàm phán và soạn thảo hợp đồng sử dụng tác phẩm, hợp đồng chuyển nhượng tác phẩm và các loại hợp đồng khác liên quan đến bản quyền tác giả;
- Khiếu nại các quyết định liên quan đến cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả.
h) Tư vấn và đại diện pháp lý cho khách hàng trong và ngoài nước liên quan đến thực thi quyền tác giả và các quyền kế cận, bao gồm:
- Tư vấn và phối hợp với các cơ quan thẩm quyền Nhà nước giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm quyền tác giả;
- Tư vấn pháp lý liên quan đến luật công nghệ thông tin (IT law): bảo hộ bản quyền tác giả đối với phần mềm máy tính, các tác phẩm phổ biến qua mạng internet...
3. Tư vấn và đại diện cho khách hàng trong các khiếu nại liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp, bao gồm:
a) Khiếu nại các quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp;
b) Phản đối đơn xin cấp Văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp.
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.
Phòng Sở hữu Trí tuệ - Công ty luật Minh Khuê