Khách hàng: Kính thưa Luật sư, Luật sư hãy cho biết về các điều khoản có lợi cho người phạm tội hoặc/và người bị kết án trong Phần chung Bộ luật Hình sự năm 2015?

Cảm ơn!

Trả lời:

 

1. Chế định lớn về đạo luật hình sự và tội phạm trong Phần chung Bộ luật Hình sự năm 2015

Việc nghiên cứu các điều khoản của hệ thống Phần chung pháp luật hình sự thực định trong lần pháp điển hóa thứ ba có thể dễ dàng nhận thấy nhiều quy phạm có tính chất giảm nhẹ mức độ trách nhiệm hình sự, khuyến khích, tha miễn hoặc/và nhân đạo (sau đây gọi chung là “có lợi’) cho các chủ thể phạm tội, chủ thể bị kết án hoặc/và chủ thể có liên quan đã được nhà làm luật ghi nhận bằng các điều khoản tương ứng với bảy chế định tại Phần chung Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015.

Dưới đây là hai chế định về đạo luật hình sự và tội phạm trong Phần chung Bộ luật Hình sự năm 2015 như sau:

a. Chế định lớn về đạo luật hình sự

Đối với chế định này có những điều khoản sau có lợi cho người phạm tội hoặc/và người bị kết án trong Phần chung Bộ luật Hình sự năm 2015:

- Đoạn 2 điểm d khoản 1 các khoản đ, e, g khoản 1 và

"...Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn, hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra;

đ) Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục;

e) Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu họ có đủ điều kiện do Bộ luật này quy định, thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện;

g) Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích."

- Điểm d khoản 2 Điều 3 “Nguyên tắc xử Ịý”

“d) Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.”

- Khoản 3 Điều 7 “Hiệu lực của Bộ luật Hình sự”.

"Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành."

b. Chế định lớn về tội phạm

- Khoản 2 Điều 8 “Khái niệm tội phạm”;

"Điều 8. Khái niệm tội phạm

...

2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác."

- Các khoản 2, 3 Điều 19 “Không tố giác tội phạm”

"...

2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

3. Người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này."

 

2. Chế định lớn về những trường hợp loại trừ tính tội phạm của hành vi Bộ luật Hình sự năm 2015

Về chế định lớn về những trường hợp loại trừ tính tội phạm của hành vi có tất cả 07 điều, từ Điều 20 đến Điều 26 trong Chương IV Bộ luật hình sự năm 2015 về “Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự”, ngoại trừ các khoản 2 các Điều 20 đến Điều 24, đoạn 2 các điều là Điều 25 đến Điều 26 Bộ luật hình sự năm 2015.

Ví dụ: KHoản 2 điều 23 Bộ luật

"Điều 23. Tình thế cấp thiết

...

2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự."

- Khoản 2 điều 24 Bộ luật: "Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự."

 

3. Chế định lớn về các biện pháp cưỡng chế hình sự

Đối với chế định này bao gồm:

- Điều 34 “Cảnh cáo”

"Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt."

- Khoản 1 Điều 35 “Phạt tiền”

"1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với các trường hợp sau đây:

a) Người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định;

b) Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định..."

- Các khoản 3, 4 Điều 36 “Phạt tiền”

"...3. Trong thời gian chấp hành án, người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 05% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập được thực hiện hàng tháng. Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án.

Không khấu trừ thu nhập đối với người chấp hành án là người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự.

4. Trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ.

Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần.

Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.

Người bị kết án cải tạo không giam giữ phải thực hiện những nghĩa vụ quy định tại Luật thi hành án hình sự."

- Khoản 2 Điều 38 “Tù có thời hạn”;

- Khoản 2, các điểm b và c khoản 3 Điều 40 “Tử hình”;

- Và Đoạn 3 Điều 45 “Tịch thu tài sản”

 

4. Chế định lớn về quyết định hình phạt

Chế định này có:

- Khoản 2 Điều 50 “Căn cứ quyết định hình phạt”

"Điều 50. Căn cứ quyết định hình phạt

...

2. Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội."

- Điều 51 “Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự”

- Điều 54 “Quyết định hình phạt dưói mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng”

"Điều 54. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng

1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.

2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.

3. Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án."

- Các khoản 2, 3 Điều 57 “Quyết định hình phạt trong trưòng hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt”.

"...2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể.

3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định."

 

5. Chế định lớn về các biện pháp tha miễn và trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội

a. Chế định lớn về các biện pháp tha miễn

- Điều 27 “Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự”;

- Điểu 29 “Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự”

"Điều 29. Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự

1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:

a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b) Khi có quyết định đại xá.

2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;

c) Người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

3. Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự."

- Điều 59 “Miễn hình phạt”

"Điều 59. Miễn hình phạt

Người phạm tội có thể được miễn hình phạt nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 của Bộ luật này mà đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự."

- Các điều 60 đến điều 73 của Bộ luật.

b. Chế định lớn về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội

Đối với chế định này, tất cá các điều từ Điều 92 đến Điều 107 của Chương XII “Những quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội” đều thể hiện đặc điểm có lợi cho người phạm tội hoặc/và người bị kết án.

Trân trọng!