Mục lục bài viết
1. Hoạt động vận tải đường thủy nội địa
Hoạt động vận tải đường thủy nội địa ngày càng trở nên tấp nập và rộn ràng. Theo đó thì hoạt động vận tải đường thủy nội địa được quy định một cách cụ thể tại Điều 77 Luật giao thông đường thủy nội địa 2004. Cụ thể thì hoạt động vận tải đường thủy nội địa như sau:
Thứ nhất thì vận tải đường thủy nội địa bao gồm vận tải người, vận tải hàng hóa.
Thứ hai đó là khi người vận tải đường thủy nội địa chỉ được đưa phương tiện khai thác đúng với công dụng và vùng hoạt động theo như giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của cơ quan đăng kiểm
Thứ ba là kinh doanh vận tải đường thủy là kinh doanh có điều kiện. Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa.
Thứ tư đó là khi vận tải, hàng hoá phải được sắp xếp gọn gàng, chắc chắn, bảo đảm ổn định phương tiện, không che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện cũng không ảnh hưởng đến hoạt động của thuyền viên khi làm nhiệm vụ, không gây cản trở đến hoạt động của các hệ thống lái, neo và các trang thiết bị an toàn khác; không được xếp hàng hoá vượt kích thước theo chiều ngang, chiều dọc của phương tiện.
Thứ năm là người kinh doanh vận tải hàng hóa dễ cháy, dễ nổ trên đường thủy nội địa phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải đối với người thứ 3. Người kinh doanh vận tải hành khách thì phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải đối với hành khách.
Tuy nhiên thì điều kiện bảo hiểm, mức bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu do Chính phủ quy định. Vé, danh sách hành khách lên phương tiện trong mỗi chuyến đi là căn cứ để giải quyết bảo hiểm cho hành khách khi có sự cố rủi ro; đối với vận tải hành khách ngang sông thì việc bồi thường được thực hiện theo hợp đồng bảo hiểm giữa người kinh doanh vận tải với người bảo hiểm.
Thứ sáu đó là tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vận tải đường thủy quy định về vận tải của Luật giao thông đường thủy nội địa còn phải thực hiện các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Điều kiện để kinh doanh vận tải đường thủy nội địa
Như chúng ta đã biết thì điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa là một ngành nghề kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến và điều kiện kinh doanh vận chuyển khách du lịch được quy định tại Điều 6 của Nghị đinh 128/2018/NĐ-CP theo đó thì có quy định như sau:
Đơn vị kinh doanh vận tải phải được thành lập doanh nghiệp hoặc là hợp tác xã theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Bên cạnh đó thì để kinh doanh vận tải đường thủy nội địa thì cần đáp ứng được các yêu cầu như sau:
- Đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải thủy nội địa
- Về phương tiện thì cần phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định. Phù hợp với hình thức và phương án kinh doanh. Ví dụ như thuyền viên là công dân Việt Nam hoặc là công dân nước ngoài được phép làm việc trên tàu biển Việt Nam. Thuyền viên cần phải có đầy đủ tiêu chí sức khỏe, tuổi lao động và chứng chỉ chuyên môn theo quy định..Thuyền viên thì cần phải có đầy đủ chứng chỉ chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam quy định...
- Thuyền viên, nhân viên phục vụ có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng, con của chủ hộ kinh doanh).
- Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện đối với hành khách và người thứ ba. Vé, danh sách hành khách lên phương tiện trong mỗi chuyến đi là căn cứ để giải quyết bảo hiểm cho hành khách khi có sự cố rủi ro; đối với vận tải hành khách ngang sông thì việc bồi thường được thực hiện theo hợp đồng bảo hiểm giữa người kinh doanh vận tải với người bảo hiểm.
Như vậy thì để có thể thực hiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa, thì chủ kinh doanh cần phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản nêu trên, nếu không đáp ứng được các điều kiện theo quy định thì sẽ không được phép kinh doanh vận tải đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật. Còn nếu mà bạn thực hiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa nhưng không đăng ký kinh doanh hoặc có hành vi vi phạm khác sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải.
Hiện nay thì Luật giao thông đường thủy nội địa cũng đã quy định rất rõ ràng về giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải. Theo đó thì trách nhiệm của người kinh doanh vận tải được giới hạn như sau:
Người thuê vận tải căn cứ vào giá trị hàng hoá khai trong giấy vận chuyển và theo mức thiệt hại thực tế mà yêu cầu bồi thường, nhưng không vượt quá giá trị hàng hoá đã ghi trong giấy vận chuyển.
Trường hợp người thuê vận tải không khai giá trị hàng hoá thì mức bồi thường được tính theo giá trung bình của hàng hoá cùng loại, nhưng không vượt quá mức bồi thường do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.
Khi người kinh doanh vận tải phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với hàng hoá mất mát, hư hỏng toàn bộ hoặc một phần thì mức bồi thường được tính theo giá trị hàng hoá tại nơi và thời điểm mà hàng hoá được giao cho người nhận hàng. Giá bồi thường đối với hàng hoá mất mát, hư hỏng do hai bên thoả thuận theo giá thị trường tại thời điểm trả tiền bồi thường; trường hợp không xác định được giá thị trường thì tính theo giá trung bình của hàng hoá cùng loại, cùng chất lượng.
Thời hạn gửi yêu cầu bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi : Theo quy định sẽ là hai mươi ngày, kể từ ngày hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi được giao cho người nhận hoặc ngày mà lẽ ra hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi phải được giao cho người nhận. Người kinh doanh vận tải phải giải quyết bồi thường trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày có yêu cầu bồi thường của người thuê vận tải.
Thời hạn gửi yêu cầu bồi thường thiệt hại liên quan đến tính mạng, sức khoẻ của hành khách : Theo quy định thì sẽ là hai mươi ngày, kể từ thời điểm xảy ra thiệt hại. Người kinh doanh vận tải có trách nhiệm giải quyết yêu cầu bồi thường trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày có yêu cầu bồi thường của hành khách hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
Trường hợp hai bên không giải quyết được yêu cầu bồi thường thì có quyền yêu cầu trọng tài kinh tế hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật. Thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi, đòi bồi thường thiệt hại liên quan đến tính mạng, sức khoẻ là một năm, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết yêu cầu bồi thường quy định
Như vậy thì người thuê vận tải căn cứ vào giá trị hàng hóa khai trong giấy vận chuyển và thiệt hại thực tế xảy ra để thực hiện kê khai giá trị hàng hóa theo quy định. Gía bồi thường đối với hàng hóa mất mát hư hỏng thì do hai bên thỏa thuận với nhau theo giá thị trường được tính tại thời điểm trả tiền bồi thường. Và thời hạn yêu cầu bồi thường, thời hạn giải quyết cầu bồi thường hay khởi kiện thì đều đã được quy định rất cụ thể. Trong trường hợp mà hai bên không giải quyết được yêu cầu bồi thường thì có quyền yêu cầu trọng tài kinh tế hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
Tham khảo thêm
Các quy tắc giao thông đường thủy nội địa theo quy định mới nhất.
Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục đăng ký lại phương tiện thủy nội địa
Phương tiện thủy nội địa là gì? Trình tự thủ tục đăng ký.
Vui lòng liên hệ 19006162 hoặc qua địa chỉ email lienhe@luatminhkhue.vn để được hỗ trợ.