1. Sản xuất kinh doanh hóa chất có phải là hành vi bị cấm theo công ước cấm vũ khí hóa học. 

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 38/2014/NĐ-CP có quy định về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của công ước cấm phát triển sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học thì có quy định về các hành vi bị cấm theo Công ước cấm vũ khí hóa học. Theo đó thì các hành vi cấm đối với hoạt động kinh doanh hóa chất như sau:

Đầu tiên là hoạt động sản xuất và  chế biến, tiêu dùng, tàng trữ, kinh doanh và xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 1. Ngoại trừ trường hợp được phép của cơ quan có thẩm quyền cho những mục đích đặc biệt như nghiên cứu, y tế, dược phẩm hoặc bảo vệ; xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 1 với mọi tổ chức, cá nhân của quốc gia không phải là thành viên Công ước Cấm vũ khí hóa học; tái xuất khẩu hoặc tái nhập khẩu hóa chất Bảng 1 với mọi tổ chức, cá nhân của quốc gia thứ ba;

Xem ngay bảng 1>>>>> Tại đây

Thứ hai đó là hoạt động sản xuất và chế biến, tiêu dùng, tàng trữ, kinh doanh và xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 2. Ngoại trừ trường hợp được chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho các mục đích không bị Công ước Cấm vũ khí hóa học cấm; xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 2 với mọi tổ chức, cá nhân của quốc gia không phải là thành viên Công ước;

Xem ngay bảng 2>>>> Tại đây

Thứ ba đó là cấm hoạt động  sản xuất, chế biến, tiêu dùng, tàng trữ, kinh doanh và xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 3. Ngoại trừ trường hợp được chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho các mục đích không bị Công ước Cấm vũ khí hóa học cấm; xuất khẩu hóa chất Bảng 3 với mọi tổ chức, cá nhân của quốc gia không phải là thành viên Công ước Cấm vũ khí hóa học mà không có giấy chứng nhận sử dụng cuối cùng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia này;

Xem ngay bảng 3>>>> Tại đây

2. Sản xuất, kinh doanh hóa chất có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp.

Hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp thì được quy định một cách cụ thể tại Điều 8 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP. Theo đó thì hóa chất, sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp bao gồm:

Đầu tiên là chất trong Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp được ban hành tại Phụ lục I kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP. 

Thứ hai đó là những hỗn hợp chất chứa các chất có trong Phụ lục I và hỗn hợp chất chứa các chất có trong Phụ lục II mà không thuộc trường hơph quy định tại Điều 14 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP được phân loại theo quy định và thuộc vào ít nhất một trong các nhóm phân loại sau đây: 

- Nhóm nguy hại vật chất cấp 1,2, 3 hoặc kiểu A,B,C và D

- Nhóm độc cấp tính theo các đường phơi nhiễm khác nhau cấp 2, 3

- Nhóm tổn thương nghiêm trọng, kích ứng mắt cấp 1, 2/2A

- Nhóm ăn mòn, kích ứng da cấp 1, cấp 2

- Nhóm tác nhân gây ung thư, đột biến tế bào mầm, độc tính sinh sản cấp 2

- Nhóm nguy hại môi trường cấp 1. 

Theo đó thì hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp sẽ bao gồm 02 nhóm chất chính. Đó là chất có trong danh mục hóa chất sản xuất kinh doanh có điều kiện và hỗn hợp chất chứa các chất có trong Phụ lục I và hỗn hợp chất chứa các chất có trong Phụ lục II.

3. Điều kiện kinh doanh hóa chất trừ những hóa chất bị cấm theo Công ước cấm vũ khí hóa học. 

Để có thể sản xuất kinh doanh hóa chất trừ những hóa chất bị cấm theo quy định tại Công ước cấm vũ khí hóa học. Theo đó thì điều kiện để sản xuất kinh doanh hóa chất thì sẽ đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất để sản xuất kinh doanh hóa chất thì cần phải đáp ứng được các yêu cầu chung để bảo đảm an toàn trong sản xuất, kinh doanh hóa chất. Đối với những yêu cầu chung để có thể đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh hàng hóa thì cần phải đáp ứng 04 yêu cầu cơ bản như sau:

- Yêu cầu 1: Đó là yêu cầu đối với nhà xưởng, kho chứa. 

Ví dụ như là một số yêu cầu như là: Nhà xưởng, kho chứa phải có lối, cửa thoát hiểm. Lối thoát hiểm phải được chỉ dẫn rõ ràng bằng bảng hiệu, đèn báo và được thiết kế thuận lợi cho việc thoát hiểm, cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp. Hay là một yêu cầu nữa đó là nhà xưởng thì phải đạt được những yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sao cho phù hợp với tính chất, quy mô và công nghệ sản xuất lưu trữ hóa chất.... Và một số yêu cầu khác. 

- Yêu cầu 2: Đáp ứng được yêu cầu đối với công nghệ, thiết bị, dụng cụ, bao bì

Ví dụ như là yêu cầu về bao bì thì cần phải đáp ứng yêu cầu như là vật chứa, bao bì phải đảm bảo kín, chắc chắn, có độ bền phải chịu được những tác động của hóa chất, thời thiết và các tác động thông thường khi tiến hành bốc xếp vận chuyển. Hoặc là đối với yêu cầu về công nghệ sản xuất thì cần phải được lựa chọn đảm bỏa giảm thiểu nguy cơ gây sự cố hóa chất, ô nhiễm môi trường...

- Yêu cầu 3: Yêu cầu đối với bảo quản, vận chuyển hóa chất

Ví dụ như trong quy trình vận chuyển hóa chất thì phải được tiến hành vận chuyển theo quy định của vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Và các hóa chất nguy hiểm thì phải được phân khu sắp xếp theo tính chất của từng loại hàng hóa. 

- Yêu cầu 4: Yêu cầu đối với hoạt động san chiết đóng gói hóa chất. 

Ví dụ như là hoạt động đóng gói san chiết phải được thực hiện tại một địa điểm mà địa điểm đó phải bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường an toàn và vệ sinh lao động. Và bao bì, vật chứa nhãn hóa chất sau khi san chiết, đóng gói phải đáp ứng theo quy định về bao bì. 

Thứ hai là cần đáp ứng được các điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp. 

- Phải là tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật. 

- Phải cơ sở vật chất- kỹ thuật phải đáp ứng được yêu cầu trong kinh doanh được quy định về yêu cầu cơ sở vật chất- kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh hóa chất tại Điều 12 Luật hóa chất 2007

- Có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán đảm bảo các yêu cầu về an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật. 

- Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa hóa chất hoặc sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất đáp ứng được các điều kiện về bảo quản an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ. 

-  Người phụ trách về an toàn hóa chất của cơ sở kinh doanh hóa chất phải có trình độ trung cấp trở về chuyên ngành hóa chất. 

- Các đối tượng mà được quy định cụ thể tại Điều 32 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP có quy định về huấn luyện an toàn hóa chất. Theo đó thì quy định về đối tượng phải được huấn luyện an toàn hóa chất phân loại thành các nhóm cụ thể là 03 nhóm.

+ Nhóm 1: sẽ là những người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc là tương đương. Và cấp phó của người đứng đầu theo quy định trên sẽ được phân giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn hóa chất

+ Nhóm 2: Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn hóa chất của cơ sở; ngời trực tiếp giám sát về an toàn hóa chất tại nơi làm việc

+ Nhóm 3: người lao động liên quan trực tiếp đến hóa chất

Như vậy thì để kinh doanh hóa chất thì cần phải đáp ứng được 02 điều kiện cơ bản mà chúng tôi đã nêu ở phía trên. 

Các bạn có thể tham khảo nội dung bài viết sau:

Yêu cầu đối với bảo quản, vận chuyển hóa chất trong sản xuất kinh doanh, hóa chất. 

Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh hóa chất sản xuất kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp

Nếu có thắc mắc thì liên hệ qua tổng đài tư vấn 19006162 hoặc lienhe@luatminhkhue.vn