1. DMCA là gì?

DMCA là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Digital Millennium Copyright Act, có nghĩa là luật bản quyền kỹ thuật số thiên niên kỷ. Đây là một đạo luật của Hoa Kỳ do tổng thống Mỹ Bill Clinton thông qua và chính thức ban hành vào ngày 28/11/1998. DMCA là một trong những đạo luật đầu tiên quy định về vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường kỹ thuật số.

Mục đích của luật này được tạo ra để bảo vệ bản quyền của các tác phẩm kỹ thuật số trên Internet. Bản quyền hay Quyền tác giả là loại một quyền sở hữu trí tuệ rất dễ bị xâm phạm trên Internet, bên cạnh các nhóm quyền sở hữu trí tuệ khác như quyền đối với nhãn hiệu, quyền đối với sáng chế, quyền đối với kiểu dáng công nghiệp ...

Mục đích của DMCA là bảo vệ bản quyền của tất cả các sản phẩm công nghệ. Ngoài ra, DMCA cũng nêu rõ cách thức xử lý các hành vi vi phạm bản quyền như kinh doanh sản phẩm công nghệ trái phép, vi phạm bản quyền. Do đó, DMCA là bước cần thiết để bảo vệ bản quyền nội dung SEO khi thực hiện SEO website.

 

2. DMCA bảo vệ quyền tác giả của người dùng như thế nào?

Các nội dung mà DMCA có trách nhiệm bảo vệ chính là các hình thức cấu thành của khái niệm tác phẩm trong quyền tác giả, nó bao gồm một số hình thức như :

  • Hình ảnh
  • Video
  • Đồ họa tự thiết kế.
  • Văn bản do bạn sáng tạo.
  • Ứng dụng tự thiết kế
  • Những chương trình mà bạn viết
  • Hồ sơ cá nhân bạn hoặc của doanh nghiệp/công ty

như video, hình ảnh, nội dung bài viết, các ứng dụng và chương trình do website của người dùng tạo ra… Đồng thời tạo ra cơ chế thông báo xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giả, "ăn cắp content" như sao chép nội dung, sao chép video, bẻ khoá, sao chép lậu âm nhạc,…

Ví dụ: Khi trang web của bạn đã được đăng ký DMCA, các bài viết trên trang web là do bạn tạo ra, nhưng một trang web khác có ý định sao chép y nguyên mọi thứ để đăng lại trên trang web của họ. Tại thời điểm này, do bài viết của bạn đã được bảo hộ bởi cơ chế của DCMA nên bạn hoàn toàn có quyền báo cáo hành vi ăn cắp chất xám này để Google xử phạt. Ngược lại, nếu trong trường hợp này bạn chưa đăng ký DMCA thì Google vẫn chưa index bài viết mới của bạn mà trang copy bài viết của bạn đã đăng ký DMCA trước nên sẽ được Google index trước. 

Để giúp giải quyết tranh chấp nhanh chóng và bảo vệ bản quyền nội dung mà người dùng đã đăng ký DMCA, khi đăng ký, DMCA sẽ cấp cho bạn một đoạn code và bạn cần thêm đoạn mã code ấy vào trang web chứa nội dung mà bạn muốn bảo vệ. Thông qua đó, DMCA sẽ thiết lập chứng nhận ở cuối trang web của bạn, dẫn đường link đến chứng nhận tại trang web của DMCA: https://dmca.com. Nếu bạn tìm thấy một trang web đã đánh cắp nội dung từ trang web của bạn, chỉ cần báo cáo ngay cho DMCA để họ có thể thông báo cho quản trị viên trang web. Trường hợp người phụ trách website này không có phản hồi, DMCA có trách nhiệm thông báo cho nhà cung cấp dịch vụ OSP/ISP để họ có biện pháp xử lý kịp thời.

 

3. Có nên sử dùng DMCA cho website của mình?

Hiện nay, xu hướng phát triển website chủ yếu tập trung vào việc cung cấp nội dung chất lượng cho người dùng. Nhưng nếu không biết cách giữ bản quyền nội dung, nó sẽ rất dễ bị đánh cắp hoặc sao chép. Vì vậy, đây là lúc chúng ta cần đăng ký DMCA Protected cho website.

Cơ chế bảo hộ của DMCA cũng giống như cơ chế bảo hộ của việc đăng ký quyền tác giả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chỉ khác cơ chế mà công cụ đó sử dụng là ứng dụng kỹ thuật số, sử dụng công nghệ thông tin để phát hiện vi phạm và xử lý vi phạm. Về bản chất, hệ thống pháp luật các quốc gia đều quy định, quyền tác giả tự động được bảo hộ khi tác phẩm được hình thành. Tuy nhiên, việc hình thành này nếu không có bằng chứng khách quan đủ để chống lại hành vi xâm phạm, thì bạn phải chấp nhận mất bản quyền của mình.

DMCA cũng dựa theo cơ chế đó. Nếu một người khác sử dụng y nguyên content của bạn, nhưng họ lại đăng ký DMCA trong khí bạn thì không, rõ ràng họ đã tạo ra một cơ chế ghi nhận ngày, thời gian hoàn thành tác phẩm của họ. Đây chính là mấu chốt bằng chứng xác lập quyền tác giả, làm căn cứ để các công cụ như DMCA thực thi bảo vệ quyền tác giả. Khi đó, mặc dù là người đi "ăn cắp", nhưng họ hoàn toàn có quyền "report bản quyền" hay "đánh bản quyền" đối với content trên website của bạn.

Trừ trường hợp bạn có bằng chứng khách quan, chính xác và thuyết phục về ngày xác lập quyền của mình là trước người kia, thì bạn có thể chống lại thông báo vi phạm và chống lại các biện pháp dân sự phát sinh từ hành vi bị cóa buộc vi phạm bản quyền. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, việc chống lại không chỉ tiêu tốn thời gian, tiền bạc, công sức, mà có thể còn không mang lại kết quả như ý. Vậy tại sao chúng ta lại không phòng ngừa ngay từ bước đầu tiên: xác lập quyền để nhận cơ chế bảo hộ của DMCA bằng cách sử dụng DMCA Protected?

Việc sử dụng DMCA là rất cần thiết trong thời đại công nghệ số hiện nay, khi mọi thứ từ marketing, quảng cáo, buôn bán sản phẩm dịch vụ đều có sự tham gia chiếm phần lớn thị phần bởi thương mại điện tử. Việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả DMCA sẽ giúp bạn:

- Xác lập cơ chế bảo hộ quyền tác giả trên internet.

- Bảo vệ quyền tác giả của website mình chống lại các hành vi xâm phạm như sao chép lậu, đánh cắp, sử dụng trái phép.

Như vậy, DMCA thực sự là một công cụ cực kỳ hữu ích giúp bảo vệ trang web của bạn trước các vấn đề về bản quyền. Điều này rất quan trọng cho quá trình SEO web của bạn và giúp trang web của bạn hoạt động tốt hơn trên Google. Bạn nên đăng ký với DMCA ngay khi bắt đầu vận hành trang web để trang web của bạn được bảo vệ toàn diện và tránh những kiện tụng không đáng có. Hơn nữa, chứng nhận này gián tiếp làm tăng trải nghiệm người dùng trên trang web của bạn. 

Tóm lại, lý do bạn nên đăng ký DMCA đó là:

- Bảo vệ bản quyền SEO content marketing của website do bạn sở hữu.

- Bảo vệ website khỏi bị report bởi DMCA.

- Giúp website của bạn tăng uy tín đối với Google và người dùng.

 

4. Cách đăng ký DMCA Protected cho website

Bước 1: Bạn cần truy cập https://dmca.com. Chọn Login > Register hoặc Sign Up để đăng ký tài khoản DMCA miễn phí. Nếu như có điều kiện thì bạn có thể dùng bản trả phí cùng với nhiều tiện ích kèm theo hơn bằng việc nhấn nút GO PRO.

Bước 2: Điền đầy đủ thông tin cá nhân và email của bạn trong mục Register Your Badge và nhấn Submit. Thông tin đăng nhập sẽ được gửi vào email đăng ký của bạn.

Bước 3: Chọn màu tem phù hợp cho chứng nhận DMCA của mình để gán vào website. Copy đoạn code mà DMCA cung cấp trong mục Embed Your Badge và nhúng vào chân trang của website bạn hoặc vào vị trí tùy thích trên website của mình.
Bước 4: Tiến hành đăng nhập > Dashboard > Bổ sung thêm thông tin vào mục My Account
 Như vậy là công việc đăng ký DMCA cho website của bạn đã hoàn tất.
 

5. Cách kiểm tra vi phạm và báo cáo DMCA

Người dùng khi phát hiện vi phạm bản quyền có thể dùng báo cáo (report) qua nền tảng của các nhà cung cấp dịch vụ hosting như Google hoặc trên chính công cụ dmca.com đã đăng ký cho website để yêu cầu gỡ xuống nội dung vi phạm (gọi là biện pháp Thông báo gỡ xuống - Takedown notice). Với DMCA, khi phát hiện nội dung website của bạn bị ăn cắp bởi người khác, hãy thực hiện 4 bước sau:

1. Truy cập vào https://dmca.com

2. Chọn Takedowns > Start a Takedown

3. Điền đầy đủ thông tin để report DMCA

4. Gửi Report

Với công cụ của Google, bạn chỉ cần truy cập vào trang “Xóa nội dung khỏi Google” và sau đó tiến hành theo như hướng dẫn. Mặc dù Google không có quyền hỗ trợ gỡ bỏ nội dung trên trang bị report nhưng nếu bạn báo cáo thành công thì tự động trang đó sẽ bị xóa khỏi trang kết quả tìm kiếm của Google.

Để nhận biết website bị report DMCA, đơn giản chỉ cần kiểm tra danh sách gắn cờ của Google tại website https://transparencyreport.google.com/copyright/overview?hl=vi, tất cả các website bị Google gắn cờ sẽ được hiển thị đầy đủ trong danh sách. Trong đó các hạng mục khai thác dữ liệu sẽ bao gồm các chi tiết sau: Chủ sở hữu bản quyền nội dung; Tổ chức báo cáo; Miền được chỉ định; URL được yêu cầu.

Trong thời gian qua, một số trang web lớn tại Việt Nam đã bị đánh bản quyền bởi DMCA. Kết quả là, các trang web này không còn xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm như cách đây nhiều năm. Nhiều trang web cũng bị Google phạt vì vi phạm bản quyền DMCA. Không chỉ Google mà hầu hết các dịch vụ do các công ty lớn ở Hoa Kỳ cung cấp đều không thể chấp nhận nội dung vi phạm bản quyền DMCA. Ví dụ: Google Adsense hoặc chương trình tiếp thị liên kết Amazon Associates sẽ không chấp nhận nội dung vi phạm bản quyền và nội dung sao chép từ người khác, thậm chí họ sẽ không chấp nhận nội dung từ các trang web có nội dung kém chất lượng.

Những thông tin chia sẻ trên đây đã làm rõ DMCA là gì và tại sao cần phải đăng ký DMCA. Qua bài viết, Luật Minh Khuê hy vọng bạn sẽ đăng ký thành công với DMCA để bảo vệ trang web của bạn một cách tốt nhất! Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề trên, vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900.6162 để được giải đáp thắc mắc 24/7. Mong nhận được sự đón đọc của quý độc giả tại các bài viết tiếp theo của chúng tôi.