Mục lục bài viết
1. Đồ án quy hoạch đô thị là gì?
Trước hết, ta cần tìm hiểu khái niệm quy hoạch. Quy hoạch được hiểu cơ bản chính là việc thực hiện sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định. Quy hoạch đô thị ta có thể hiểu là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để nhằm mục đích từ đó có thể tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.
Như vậy, đồ án quy hoạch đô thị được hiểu cơ bản chính là tài liệu thể hiện nội dung của quy hoạch đô thị, bao gồm các bản vẽ, mô hình, thuyết minh và quy định quản lý theo quy hoạch đô thị. Theo quy định của pháp luật nước ta thì ta hiểu đồ án quy hoạch đô thị là tài liệu thể hiện nội dung của quy hoạch đô thị, bao gồm các bản vẽ, mô hình, thuyết minh và quy định quản lý theo quy hoạch đô thị.
Cũng theo quy định của pháp luật ta nhận thấy rằng quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kĩ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị. Đồ án quy hoạch đô thị thực chất chính là công cụ không thể thiếu và bắt buộc phải có cho việc hoạch định quy hoạch đô thị.
2. Căn cứ lập đồ án quy hoạch đô thị
Để lập một đồ án quy hoạch đô thị cần phải dựa trên các căn cứ được quy định tại Điều 24 Luật Quy hoạch đô thị 2009, cụ thể như sau:
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành cao hơn đã được phê duyệt.
- Nhiệm vụ quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.
- Quy chuẩn về quy hoạch đô thị và quy chuẩn ngành.
- Bản đồ địa hình do cơ quan chuyên môn khảo sát, đo đạc lập.
- Tài liệu, số liệu về kinh tế - xã hội của địa phương và ngành có liên quan.
3. Các loại đồ án quy hoạch
Có bốn loại đồ án quy hoạch như sau:
- Đồ án quy hoạch đô thị chung thành phố trực thuộc trung ương
Các đồ án quy hoạch đô thị ở thành phố trực thuộc trung ương tuân theo các nội dung và hình thức được quy định tại khoản 1, 2 Điều 25 Luật Quy hoạch đô thị 2009.
- Đồ án quy hoạch đô thị chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã
Đồ án quy hoạch đô thị chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã có nội dung và hình thức tuân theo khoản 1, 2 Điều 26 Luật Quy hoạch đô thị 2009.
- Đồ án quy hoạch đô thị chung ở thị trấn
Về nội dung và hình thức bản vẽ, các đồ án quy hoạch đô thị chung ở thị trấn phải thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 27 Luật Quy hoạch đô thị 2009.
- Đồ án quy hoạch chung đô thị mới
Nội dung đồ án quy hoạch chung đô thị mới bao gồm việc phân tích và làm rõ cơ sở hình thành phát triển của đô thị; nghiên cứu về mô hình phát triển không gian, kiến trúc, môi trường phù hợp với tính chất, chức năng của đô thị. Ngoài ra còn xác định các giai đoạn phát triển, kế hoạch thực hiện, các dự án có tính chất tạo động lực hình thành phát triển đô thị mới và mô hình quản lý phát triển đô thị; đánh giá môi trường chiến lược.
Bản vẽ của đồ án quy hoạch chung đô thị mới được thể hiện theo tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000. Trong đó, thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch chung đô thị mới từ 20 đến 25 năm.
Khi được phê duyệt, đồ án quy hoạch chung đô thị mới sẽ là cơ sở để lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu vực và lập dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật khung trong đô thị mới.
4. Vai trò của đồ án quy hoạch đô thị
Để quản lý phát triển đô thị, bên cạnh quy hoạch chung - xây dựng đô thị tại các quận, huyện, các khu đô thị mới và quy hoạch chi tiết, cho đến nay, nước ta đã thực hiện nhiều đồ án rất quan trọng, có vai trò định hướng phát triển không gian đô thị.
Thực tế cho thấy, nếu chính quyền đô thị không tập trung quản lý phát triển cho bằng được các khu đô thị mới, thì việc mở rộng không gian đô thị sẽ trở thành miếng đất “màu mỡ” cho giới đầu cơ đất đai, đô thị sẽ phát triển tự phát theo kiểu “vết dầu loang” không thể kiểm soát.
Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch phát triển đô thị luôn gắn chặt với mô hình phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, khi chuyển đổi từ mô hình quản lý kinh tế tập trung bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp lý quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị cũng cần có sự chuyển đổi phù hợp và kịp thời. Từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới cho tới giữa thập niên 90, công tác quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị được thực hiện theo các Nghị định của Chính phủ, các Quyết định của Bộ Xây dựng… Những văn bản pháp lý này đã góp phần nhất định vào việc thúc đẩy công tác quy hoạch phát triển đô thị của cả nước nói chung và nhất là các đô thị đặc biệt như thành phố Hà Nội và TP HCM.
Từ những năm 2000, công tác quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị đã có các bước chuyển biến lớn khi Quốc hội ban hành Luật Xây dựng năm 2003, Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 và đã ban hành các Nghị định để triển khai. Đây là một bước phát triển tất yếu của quá trình đổi mới tư duy quản lý quy hoạch cải tạo và phát triển đô thị, đề cao tính minh bạch trong công tác quản lý đô thị, gắn liền quy hoạch đô thị với thực tế đầu tư và nhu cầu về phát triển kinh tế - xã hội, đô thị và bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững.
Trong những năm vừa qua, chúng ta có thể nhận thấy mỗi thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội đều có dấu ấn của quá trình nghiên cứu quản lý phát triển đô thị và ngược lại chính những kết quả thu được từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã tạo ra nguồn lực để thành phố tiếp tục phát triển. Từ thực tế của công cuộc đổi mới và hội nhập, lãnh đạo các thành phố và các cơ quan, ban, ngành đã quyết tâm đẩy mạnh công tác quản lý cải tạo và phát triển đô thị bằng việc triển khai nghiên cứu để đề xuất tháo gỡ, đổi mới các quy định liên quan với các cơ quan Trung ương nhằm sớm xây dựng được các cơ sở pháp lý phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa thành phố thông qua công tác quản lý phát triển đô thị. Với quyết tâm trên, một hệ thống các đồ án quy hoạch đô thị đồ sộ với hàng ngàn đồ án các loại trải rộng đã được nghiên cứu xây dựng. Với hệ thống đồ án này, việc quản lý sau quy hoạch và các lĩnh vực khác trong công tác quản lý phát triển đô thị đã được thực hiện có hiệu quả.
Như vậy, về cơ bản, các đồ án qua các thời kỳ đã đóng vai trò quan trọng mang tính định hướng chiến lược trong phát triển không gian đô thị, cũng như tạo tiền đề vững chắc cho công tác quản lý phát triển đô thị trong giai đoạn vừa qua.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết của Luật Minh Khuê liên quan đến vấn đề: Đồ án quy hoạch đô thị là gì? Vai trò của đồ án quy hoạch đô thị? Mọi thắc mắc chưa rõ hay có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác, quý khách hàng vui lòng liên hệ với bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline: 1900.6162 hoặc gửi yêu cầu tư vấn qua email: lienhe@luatminhkhue.vn để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời. Xin trân trọng cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Minh Khuê.