Gia đình tôi đã làm đơn xin xác nhận của các hộ liền kề mảnh đất trên và những người lớn tuổi biết nguồn gốc mảnh đất và đã được họ xác nhận là đất của gia đình tôi. Gia đình cũng đã làm đơn đề nghị Trưởng xóm và chính quyền UBND xã xác nhận và đã được xác nhận.Hiện nay, đang có đợt làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gia đình tôi làm hồ sơ để để đăng ký quyền sử dụng đất thì UBND xã bảo là mảnh đất trên đang tranh chấp và chưa làm được. Gia đình tôi đã làm đơn gửi lên xã và đề nghị UBND xã giải quyết nhưng UBND xã (Đ/c Chủ tịch) hẹn 45 ngày sau giải quyết. Gia đình tôi đang rất hoang mang, xin được Luật sư tư vấn: Hướng giải quyết sự việc trên; Mảnh đất trên gia đình tôi cho mượn lâu quá rồi liệu có mất không? (mảnh đất trên của gia đình tôi ở tại xã yên binh, huyện thạch thất, TP. Hà Nội)

Xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật đất đai của Công ty Luật Minh Khuê.

>> Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn,Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Căn cứ pháp lý:

Luật đất đai 2013

Nội dung phân tích:

Theo thông tin bạn cung cấp, Năm 1995 gia đình bạn có cho chị gái (cháu gọi mẹ bạn bằng dì) mượn 1 mảnh đất có thỏa thuận bằng miệng và không có giấy tờ gì. Đến năm 2014 gia đình bạn đăng kí làm giấy tờ quyền sử đất thì bị tranh chấp. Tuy nhiên do không có giấy tờ gì để chứng minh sự thỏa thuận đó nên gia đình bạn sẽ khó khăn trong việc đòi lại mảnh đất đó.

Gia đình bạn cần phải nhờ đến cơ quan địa chính địa phương để xác minh lại nguồn gốc của mảnh đất đó từ trước năm 1995 xem mảnh đất đó thuộc về sở hữu của gia đình bạn hay không. Nếu mảnh đất đó là của gia đình bạn thì gia đình bạn có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến cơ quan có thẩm quyền.

Thứ hai, về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tại Khoản 2, Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định:

"Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”

Khoản 3 Điều này quy định: “Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) …”

Như vậy, nếu như UBND cấp Xã giải quyết không thành thì gia đình bạn có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến UBND cấp huyện hoặc Tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật đất đai qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!                        

Trân trọng./.                                  

Bộ phận Luật sư Đất đai.