>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến,  gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Chào bạn, Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

 

1. Điều chỉnh sai xót khi chuyển khoản nhầm

Theo khoản 4 Điều 32 Thông tư 37/2016/TT-NHNN:

4. Điều chỉnh các sai sót khác

Đối với Lệnh thanh toán sai ký hiệu chứng từ, ký hiệu loại nghiệp vụ, loại đồng tiền, đơn vị phục vụ Người nhận lệnh không phải là đơn vị nhận lệnh và không phải là thành viên gián tiếp thuộc đơn vị nhận lệnh, xử lý như sau:

a) Đối với các Lệnh thanh toán Có (hoặc Nợ) đơn vị nhận lệnh đã nhận nhưng chưa hạch toán thì thực hiện hạch toán vào tài khoản phải trả (phải thu) sau đó lập Lệnh thanh toán chuyển trả lại đơn vị khởi tạo lệnh. Nghiêm cấm đơn vị nhận lệnh chuyển tiền tiếp;

b) Đối với các Lệnh thanh toán đã thực hiện, đơn vị nhận lệnh xử lý tương tự như đã nêu tại Điểm b Khoản 3 Điều này.

Theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 32 Thông tư 37/2016/TT-NHNN:

b) Trường hợp nhận được yêu cầu hoàn trả của đơn vị khởi tạo lệnh sau khi đã trả tiền cho khách hàng thì đơn vị nhận lệnh ghi Sổ theo dõi Lệnh thanh toán bị sai sót và xử lý:

- Đối với Lệnh thanh toán Có bị sai thừa:

Khi nhận được Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có đối với số tiền chuyển thừa của đơn vị khởi tạo lệnh, nếu Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có là hợp lệ thì đơn vị nhận lệnh xử lý:

+ Trường hợp tài khoản thanh toán của khách hàng có đủ số dư: Căn cứ vào Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có, đơn vị nhận lệnh chủ động phong tỏa/thu hồi số tiền bị sai thừa để lập Lệnh thanh toán Có đi mà không cần thông báo trước hoặc không cần sự đồng ý trước của chủ tài khoản. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có, đơn vị nhận lệnh phải thực hiện chuyển trả lại đơn vị khởi tạo lệnh số tiền chuyển thừa;

+ Trường hợp tài khoản thanh toán của khách hàng không đủ số dư để thu hồi thì đơn vị nhận lệnh ghi nhập Sổ theo dõi Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có chưa được thực hiện, thực hiện phong tỏa và yêu cầu khách hàng nộp tiền vào tài khoản để thực hiện Yêu cầu hoàn trả này. Khi khách hàng nộp đủ tiền hoặc tài khoản của khách hàng có đủ số dư để hoàn trả, kế toán ghi xuất Sổ theo dõi Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có chưa thực hiện được, lập Lệnh thanh toán Có gửi đơn vị khởi tạo lệnh;

+ Trường hợp khách hàng không còn khả năng thanh toán hoặc khách hàng vãng lai không xác định được nơi cư trú, thì đơn vị nhận lệnh phải là đơn vị đầu mối phối hợp với đơn vị khởi tạo lệnh, chính quyền địa phương và các cơ quan bảo vệ pháp luật như công an, tòa án, v.v... để tìm mọi biện pháp thu hồi lại tiền. Sau khi đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi mà không thu hồi được hoặc không thu hồi đủ thì đơn vị nhận lệnh được từ chối Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có; lập Thông báo từ chối Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có, ghi rõ lý do từ chối; gửi trả lại đơn vị khởi tạo lệnh (số tiền thu hồi được nếu có); đồng thời ghi xuất sổ theo dõi Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán Có chưa được thực hiện.

Như vậy, theo quy định trên bạn cần mang chứng minh thư nhân dân, thẻ ATM, hóa đơn chuyển khoản in ra từ máy ATM, và cung cấp thông tin về số tài khoản và chữ ký của người chuyển nhầm, số tài khoản chuyển nhầm, số tài khoản đúng mà bạn muốn chuyển đến, đến Ngân hàng nơi bạn chuyển nhầm chuyển tiền để báo về việc chuyển nhầm tiền vào tài khoản, đồng thời yêu cầu tra soát, rà soát đối với sai sót giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng.

Ngân hàng khi phát hiện có dấu hiệu nhầm lẫn hay sai sót sẽ thông báo cho chủ tài khoản và thực hiện phong tỏa, tạm khóa tài khoản cho đến khi làm rõ, khắc phục xong những sai sót trên. Trong trường hợp tài khoản thụ hưởng đã bị khóa, hoặc bị phong tỏa vẫn còn số tiền người chuyển nhầm chuyển đến thì Ngân hàng sẽ chuyển tiền trả lại cho bạn.

 

2. Chủ tài khoản chuyển nhầm không trả lại tiền

Nếu trường hợp số tiền gửi nhầm vào tài khoản đã được rút, Ngân hàng sẽ thông báo và liên lạc với chủ tài khoản để yêu cầu trả lại số tiền trên. Trường hợp chủ tài khoản không đồng ý trả lại số tiền, bạn có thể đề nghị Ngân hàng cung cấp thông tin của chủ tài khoản này để khởi kiện yêu cầu trả lại số tiền trên theo quy định tại  Điều 579 Bộ luật Dân sự 2015:

Điều 579. Nghĩa vụ hoàn trả

1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

2. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

 

3. Truy cứu trách nhiệm hình sự người nhận tiền chuyển nhầm

Trong trường hợp này, nếu chủ tài khoản bạn gửi nhầm đã được ngân hàng thông báo, bạn đã yêu cầu trả lại số tiền nhưng người này vẫn cố ý chiếm giữ trái phép tài sản thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 176, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:

Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Do đó, để đòi lại số tiền đã chuyển nhầm thì bạn có thể khởi kiện dân sự đòi lại tài sản tại tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc làm đơn tố cáo đến cơ quan công an về việc không trả lại tiền của người quen bạn.

 

4. Tội chấm giữ trái phép tài sản

- Khách thể của tội phạm chiếm giữ trái phép tài sản là quyền sở hữu tài sản của nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân;

- Chủ thể của tội chiếm giữ trái phép tài sản quy định tại tất cả các khoản 1 và 2 Điều 176 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

- Mặt khách quan của tội chiếm giữ trái phép tài sản thể hiện bởi hành vi biến tài sản đang tạm thời không có người hoặc chưa có người quản lý thành tài sản của mình một cách trái phép dưới hình thức: không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp tài sản bị giao nhầm; không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản mà mình tìm được hoặc bắt được.

- Theo quy định của BLHS, thì các hành vi nêu trên chỉ bị coi là phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản sau khi:

+ Chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật nhưng người chiếm giữ tài sản vẫn không trả lại hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản mà mình tìm được hoặc bắt được;

+ Tài sản mà người phạm tội được nhận nhầm hoặc tìm được, bắt được có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật. Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học. Để được coi là bảo vật quốc gia, thì hiện vật đó phải được Thủ tướng Chính phủ công nhận.

- Tội phạm được hoàn thành từ thời điểm người chiếm giữ tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay thẳng không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản theo quy định của pháp luật.

Tội chiếm giữ trái phép tài sản được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết tài sản đó không thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình, biết mình có nghĩa vụ phải trả lại cho chủ tài sản hoặc phải giao nộp cho cơ quan Nhà nước có trách nhiệm. Nhưng vì muốn biến tài sản đó thành tài sản của mình nên cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền về tài sản.

Ngân hàng khi phát hiện có dấu hiệu nhầm lẫn hay sai sót sẽ thông báo cho chủ tài khoản và thực hiện phong tỏa, tạm khóa tài khoản cho đến khi làm rõ, khắc phục xong những sai sót trên. Trong trường hợp tài khoản thụ hưởng đã bị khóa, hoặc bị phong tỏa vẫn còn số tiền người chuyển nhầm chuyển đến thì Ngân hàng sẽ chuyển tiền trả lại cho bạn. Nếu trường hợp số tiền gửi nhầm vào tài khoản đã được rút, Ngân hàng sẽ thông báo và liên lạc với chủ tài khoản để yêu cầu trả lại số tiền trên. Trường hợp chủ tài khoản không đồng ý trả lại số tiền, bạn có thể đề nghị Ngân hàng cung cấp thông tin của chủ tài khoản này để khởi kiện yêu cầu trả lại số tiền trên.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.6162Chúng tôi sẵn sàng giải đáp. Trân trọng!