* Khẳng định đúng. Bởi vì:

Khoản 1 Điều 130 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định: “1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm”.

Như vậy, bức tử là hành vi đối xử tàn ác, thường ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình. Và biểu hiện của tội bức tử này thông qua các hành vi như: đánh đáp, bỏ đói nạn nhân, bắt nạn nhân làm việc nặng nhọc, xúc phạm nghiêm trọng danh dự nạn nhân,... và các hành vi này thường lặp đi lặp lại nhiều lần và kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định - Đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc nạn nhân tự sát. 

Luật Minh Khuê phân tích chi tiết hơn về vấn đề trên:

 

1. Tội bức tử là gì?

Theo quy định tại Điều 130 Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về Tội bức tử cụ thể là: Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát thì sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Trong trường hợp phạm tội đối với 02 người trở lên hoặc phạm tối đối với người dưới 16 tuổi hoặc phạm tội với phụ nữ mà biết là có thai thì sẽ bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.  Bức tử là hành vi đối xử tàn ác và thường xuyên ức hiệp, ngược đãi hoặc là làm nhục người lệ thuộc mình làm cho người đó tự sát. 

Người được coi là phạm tội bức tử khi có những hành vi sau đây:

Thứ nhất là đối xử tàn ác với nạn nhân: Người phạm tội đã có hành vi đối xử một cách tàn nhãn, có hành động gây đau khổ cho người lệ thuộc vào mình và sự đau khổ của nạn nhân là sự đau khổ về thể xác, tinh thần như bị đánh đáp, bị bỏ đói, bị bắt làm công việc nặng nhọc,.... hành vi này không chỉ là hành vi pháp luật cấm mà còn là hành vi bị dư luận lên án.

Thứ hai là người phạm tội thường xuyên ức hiếp nạn nhân. Là hành vi dựa vào quyền hành, sức mạnh, tiền tài để áp bức để buộc người lệ thuộc chính mình phải chịu đừng nhiều bất công phi lý;

Thứ ba là ngược đãi đối với nạn nhân - đây chính là hành vi đối xử một cách tàn nhẫn, trái với lẽ phải, trái với đạo đức xã hội. 

Thứ tư là người phạm tội có hành vi làm tổn thương đến nhân phẩm, danh dự người lệ thuộc mình bằng nhứng lời nói, hành động như: hành động mắng, đánh đạp trước đám đông, tung thông tin sai sự thật làm ảnh hưởng xấu đến nạn nhân.

 

2. Các yếu tố cấu thành tội bức tử

  • Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm phạm tội bức tử là những người mà nạn nhân lệ thuộc như lệ thuộc về kinh tế, bị ràng buộc về quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng hay quan hệ công tác, thầy trò hoặc thâm chí là có quan hệ tôn giáo, tín ngưỡng,... Chủ thể phải đảm bảo các yếu tố cần và đủ như các yếu tố về độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. 

  • Khách thể của tội phạm

Tội phạm có hành vi xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tính mạng của con người được pháp luật hình sự bảo vệ, quyền được sống của con người được pháp luật bảo vệ. 

  • Mặt khách quan của tội phạm

- Có hành vi đối xử tàn ác đối với người lệ thuộc mình như thường xuyên đánh đập, bắt giam cầm, bắt nhịn ăn, bắt lao động các công việc nặng nhọc,... khiến cho nạn nhân bị đau đớn về thể chất nhưng chưa đến mức gây thương tích hoặc gây tổn thương một cách đáng kể đến sức khỏe của nạn nhân.  

- Người phạm tội thường xuyên ức hiếp nạn nhân đó là hành vi dựa vào quyền hành, sức mạnh, tiền tài để đè nén, buộc người lệ thuộc mình phải chịu đựng những bất công, phi lý mà không dám phản kháng,... 

- Người phạm tội có ngược đãi nạn nhân là hành vi đối xử một cách tàn nhẫn, đi ngược lại với quy tắc xử sự trong xã hội, những truyền thống của một dân tộc. Người có hành vi làm tổn thương đến nhân phẩm, danh dự người lệ thuộc mình bằng lời nói hoặc bằng hành động. 

  • Mặt chủ quan của tội phạm

​Tội phạm được thực hiện do cố ý, chủ thể nhận thức rõ hành vi của mình có thể làm cho nạn nhân tự sát, không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra (cố ý gián tiếp) và cũng có thể là do lỗi cố ý về hành vi, vô ý về hậu quả. Lỗi cố ý thể hiện ở việc người đó đã biết hành vi của mình có thể dẫn đến hậu quả là người kia tự sát nhưng vẫn muốn hoặc không muốn nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra. Lỗi vô ý thể hiện ở việc người đó để hành vi của mình có thể dẫn đến hậu quả của người kia tự sát nhưng tin rằng có thể ngăn chặn được hoặc người đó không biết được hậu quả sẽ xảy ra mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước. Nguyên nhân và động cơ thúc đẩy nạn nhân đến chỗ tiêu cực đã tự sát là do hành vi của người phạm tội gây ra. 

  • Hậu quả

Các hành vi làm nhục, ngược đãi người bị lệ thuộc mình dẫn đến hậu quả làm nạn nhân tức là người bị đối xử tàn ác, thường xuyên bị ức hiếp, bị ngược đãi hay bị làm nhục đã tự chấm dứt cuộc sống của chính mình. Những hành vi đó đã gây ức chế về tâm lý đối với nạn nhân làm cho nạn nhân bị khủng hoảng tinh thần bị tuyệt vọng không có niềm tin vào cuộc sống nên đã hành động kết liễu cuộc đời sống của chính mình. 

 

3. Mức hình phạt đối với tội bức tử

Đối với tội bức tử thì pháp luật hiện hành có chia thành 02 khung hình phạt khác nhau cụ thể  được quy định tại Điều 130 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:

- Khung 1: Đối với người phạm tội mà có dấu hiệu cơ bản để cấu thành tội phạm như có hành vi đối với hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát thì sẽ có mức phạt từ 02 năm đến 07 năm.

- Khung 2: Đối với người phạm tội có hành vi bức tử đối với 02 người trở lên và đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai thì có mức phạt từ 05 năm đến 12 năm. 

Như vậy theo quy định của pháp luật hình sự thì người phạm tội bức tử có thể bị phạt tối đa lên đến 12 năm tù. 

Trên đây là bài viết của Luật Minh Khuê giải đáp về câu hỏi của bạn. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến nội dung bài viết hay có câu hỏi về vấn đề pháp lý khác thì vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến 24/7 qua số hotline19006162 để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc kịp thời! Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý khách hàng!