1. Phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của học sinh trường em khi tham gia giao thông

1.1. Điểm mạnh

- Học sinh trường em đã tiếp thu được kiến thức về việc tham gia giao thông an toàn thông qua những buổi học ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp. Nhà trường tổ chức những buổi ngoại khóa, thực hành những tình huống giao thông để học sinh có thể hiểu rõ về luật giao thông, các biện pháp an toàn khi tham gia giao thông để tránh vi phạm quy định pháp luật, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của bản thân mình.

- Ngoài ra, học sinh trường em hiện nay cũng được học thêm môn kỹ năng sống về An toàn giao thông, vì vậy văn hóa khi tham gia giao thông của các bạn rất tốt và nghiêm chỉnh.

- Những bạn tự tham gia giao thông để đến trường cũng được thầy cô nhắc nhở thường xuyên và các bậc phụ huynh cũng hướng dẫn các con tham gia giao thông an toàn, không xảy ra tình trạng vi phạm an toàn giao thông.

-  Nhà trường và phụ huynh luôn quan tâm sát sao đến việc tham gia giao thông của học sinh trong trường, nên các học sinh luôn tuân thủ luật an toàn giao thông khi tham gia.

- Số lượng các bạn học sinh tham gia giao thông khi đến trường bằng phương tiện công cộng như xe buýt, hoặc tham gia đăng ký xe đưa đón của trường chiếm tỉ lệ cao, nên việc tham gia giao thông là rất an toàn, đảm bảo đối với những bạn ít tuổi.

- Các học sinh trường em khi tham gia giao thông với bố mẹ, ông bà, anh chị đều luôn chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông như: đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng khi tham gia giao thông đối với phương tiện xe máy, thắt dây an toàn đối với phương tiện tham gia giao thông là ô tô. Ý thức tham gia giao thông của các bạn học sinh rất cao.

- Ngoài việc thầy cô, gia đình dạy các em về an toàn giao thông, nhiều học sinh cũng tự cùng nhau tìm hiểu về luật an toàn giao thông và thực hiện chấp hành nghiêm chỉnh.

- Ít có hiện tượng học sinh khi tham gia giao thông không chấp hành nghiêm chỉnh lạng lách, đánh võng, đi xe không tay, phóng nhanh xảy ra trên đường làng, đường tỉnh và những con đường quốc lộ lớn khác.

- Hiện tượng học sinh rủ đi hàng 3, hàng 4 nhau khi tham gia giao thông cũng hạn chế. 

- Nhà trường cũng tổ chức các đội trực ban ở cổng trường hàng ngày để có thể giám sát được tình trạng học sinh khi tham gia giao thông đến trường, để có thể nhắc nhở các em luôn chấp hành luật an toàn giao thông một cách hiệu quả.

 

1.2. Điểm yếu

- Bên cạnh những điểm mạnh, việc tham gia giao thông của học sinh trường em vẫn có những điểm yếu nhất định như:

+ Tuy có những bạn đã chấp hành an toàn giao thông, nhưng số ít học sinh vẫn còn cố chấp, không tuân thủ luật an toàn giao thông.

+ Ý thức tham gia giao thông của một số học sinh chưa được nâng cao mặc dù nhà trường đã tuyên truyền và giáo dục về giao thông. Nhiều em học sinh vẫn còn đi hàng 3, hàng 4, lạng lách, đánh võng trên những tuyến đường lớn, gây nguy hiểm cho chính bản thân các em và người tham gia giao thông.

+ Ở một số trường học việc tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông còn hạn chế, nhất là các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu thốn về vật chất. Vì vậy mà, học sinh khi tham gia giao thông chưa nhận thức được đúng tầm quan trọng của việc an toàn giao thông, dẫn đến xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm mang lại nhiều hậu quả cho gia đình và xã hội.

+ Một số học sinh vẫn chưa hiểu rõ về luật an toàn giao thông, không phân biệt được các biển báo giao thông khi tham gia giao thông. Nhiều học sinh còn chưa đủ tuổi tham gia các phương tiện giao thông như xe điện, xe máy mà đã tham gia. 

+ Việc kỷ luật của nhà trường đối với các em học sinh vi phạm an toàn giao thông còn chưa nghiêm khắc, chưa đủ để răn đe.

+ Các em chưa nhận thức rõ ràng  mức độ nguy hiểm và hậu quả để lại khi các em vi phạm luật giao thông, an toàn giao thông.

+ Một số bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến an toàn của con cái, khi tham gia giao thông vẫn còn không đội mũ bảo hiểm cho con, không đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

+ Các em đang trong độ tuổi thanh thiếu niên, tính còn ham chơi, muốn thể hiện bản thân mình với các bạn khác nhất là các bạn học sinh nam phóng nhanh, vượt ẩu, đi xe bỏ cả hai tay ra, không đội mũ bảo hiểm. Vì cái tôi muốn thể hiện bản thân mà các em bất chấp những nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng và những người tham gia giao thông xung quanh.

 

2. Các biện pháp để khắc phục những điểm yếu của học sinh khi tham gia giao thông.

- Để khắc phục những điểm yếu của các em khi tham gia giao thông nhằm đảm bảo an toàn giao thông bên cạnh việc giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành của các em học sinh thì gia đình và nhà trường cũng cần có những biện pháp khắt khe hơn đối với các em.

- Đối với các em học sinh:

+ Các em cần có ý thức hơn trong việc tham gia giao thông, hãy coi trọng tính mạng, sức khỏe của bản thân để không mang lại những hậu quả đáng buồn

+ Cần học tập và bổ sung thêm kiến thức về luật giao thông, các biển báo, tín hiệu đèn giao thông để tham gia giao thông một cách an toàn tuyệt đối.

+ Khi tham gia giao thông các em cần chú ý đi đúng quy định, chấp hành nghiêm chỉnh, không đi hàng ba, hàng bốn, đánh võng hay bỏ hai tay ra.

+ Các em học sinh khi đủ tuổi thì mới được tham gia các phương tiện giao thông như xe điện, xe máy.

+ Các em hãy nhắc nhở cha mẹ đội mũ bảo hiểm cho mình khi tham gia giao thông với phương tiện xe máy và thắt dây an toàn với phương tiện là ô tô

- Đối với gia đình: 

+ Các bậc phụ huynh nên chấp hành đúng quy định khi tham gia giao thông như đội mũ bảo hiểm, không vượt đèn đỏ để các con em mình học hỏi và noi theo.

+ Cần dạy dỗ và rèn luyện ý thức tham gia giao thông một cách nghiêm chỉnh để đảm bảo an toàn giao thông.

+ Kể cho các con những câu chuyện về hậu quả khi không chấp hành an toàn giao thông, để các con coi đó là bài học mà rút kinh nghiệm, không tái phạm.

+ Các bậc phụ huynh tuyệt đối không cho con em mình tham gia các phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi, để tránh những hậu quả đáng buồn.

+ Hướng dẫn, giám sát con em khi chúng mới bắt đầu tham gia giao thông bằng xe đạp hoặc đi bộ đến trường, để chúng có thể quen với đường giao thông, các tín hiệu đèn đường.

- Đối với nhà trường:

+ Nhà trường cần tổ chức thêm nhiều buổi ngoại khóa về an toàn giao thông, cho các em thực hành thực tế về các tình huống có thể xảy ra khi tham gia giao thông ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng bản thân và gia đình.

+ Nhà trường cần đề ra những quy định xử phạt nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm an toàn giao thông, không chấp hành quy định của luật giao thông để các em học sinh khác nhìn vào đó để không tái phạm.

+ Thực hiện nhiều cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông cho các em học sinh có tinh thần học hỏi, vận động nhau cùng tham gia để các em có nhiều kiến thức hơn về an toàn giao thông

+ Nhà trường cũng cần tổ chức các buổi tuyên truyền cho phụ huynh học sinh, để các bậc phụ huynh quan tâm, chú ý nhắc nhở các em trong việc tham gia giao thông để tránh những tai nạn xảy ra. 

- Ngoài ra, nhà nước ta cũng cần có những biện pháp để đảm bảo an toàn giao thông có các em học sinh tại các điểm trường lớn, các khu vực đông đúc xe cộ của người dân đi lại

+ Tại các cổng trường cần có những chú cảnh sát giao thông giúp dẹp đường, phân làn để tránh tình trạng người dân đi xe lên vỉa hè nơi các em học sinh ra về.

+ Thực hiện tuyên truyền, giáo phục toàn dân đảm bảo bảo an toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng.

+ Xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm giao thông để người dân có ý thức chấp hành giao thông cho họ và con em của mình.