thắp sáng hẻm và cũng để chống trộm. Thì khoảng 4,5 giờ ba em tập thể dục thì thấy người đó ra tắt đèn, thế nên ba em thấy tức nên tối đó ba em có nhậu và thần kinh không ổn định vì ba em có viên đạn trên đầu hồi đi lính và cũng tức vì người đó không biết cách sống tập thể chửi bới nhiều lần đòi đâm chém người nào đụng tới hắn.. Thật ba em có sỉn nhưng lúc đầu qua nói chuyện với hắn ba em nói rất đàng hoàng nhưng hắn kiểu bướng nên một hồi gây tranh gãi. Ba em có rượu với có thói quen nói thường đệm câu chửi thề nhà em cố gắng đưa ba vô ngủ thì hắn cứ làm quá lên. Tối đó ba e tức nên về quê chơi trong đêm , ấy vậy tối hôm sau khoảng 1 giờ đêm hắn chửi bớ đòi đâm chém, thằng nào bước ra tao chém hết làm om sòm hết xóm Hiện tại hắn gây hấn gần hết nhà trong hẻm. Và lúc hắn gây rối chửi rủa em có ghi âm lại và định trình báo công an nhưng em không biết phải làm như thế nào. Vì nếu không ổn thỏa thì có thể xảy ra xung đột đánh nhau. Mong luật sư tư vấn giúp em. Xin cảm ơn

Câu hỏi  được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật dân sự của Công ty Luật Minh Khuê.

>> Luật sư tư vấn Luật dân sự trực tuyến gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

-Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi năm 2009 

-Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình

2. Nội dung tư vấn

Theo thông tin bạn cung cấp, người này có những lời nói thô bạo, khiêu khích, để đe dọa người nào động đến sẽ đâm chém. Tuy nhiên bạn chưa cung cấp cụ thể về hành vi của người này, khi nói có cầm theo hung khí nguy hiểm gì không, cử chỉ ra sao, tay có vung hay giơ hung khí lên để dọa hay chỉ đơn thuần là dùng lời nói để dọa thôi thì người này sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi này như sau:

Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

Như đã phân tích, nếu người này sử dụng hung khí nguy hiểm và sẵn sàng hành hung khi ai động đến thì người này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc tội giết người tùy từng trường hợp xảy ra. Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi 2009 quy định:

Điều 93. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a)  Giết nhiều người;

b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

c) Giết trẻ em;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng  hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

g)  Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h)  Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i)  Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k)  Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết  người thuê;

n)  Có tính chất côn đồ;

o)  Có tổ chức;

p)  Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì  lý do công vụ của nạn nhân.

Do đó, trường hợp này cách tốt nhất gia đình bạn nên khai báo công an để được giải quyết.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.                                  

Bộ phận Tư vấn Luật Dân sự