1. Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty TNHH

Thành viên góp vón của công ty TNHH khi góp vốn vào công ty cần xác lập giấy chứng nhận phần vốn góp theo mẫu sau:

>> Luật sư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trực tuyến gọi số: 1900.6162

CÔNG TY TNHH....

--------------- 

Số ./CN - ...

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------

 

GIẤY CHỨNG NHẬN PHẦN VỐN GÓP

CÔNG TY TNHH ...........

 

Địa chỉ trụ sở chính: ...........

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: .............

Nơi cấp: Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư :..........

Ngày cấp:../../....

Vốn điều lệ:...................... VNĐ (.............................)

CHỨNG NHẬN

Ông/bà: ................................

Sinh ngày: ././.... Quốc tịch: ....................

Chứng minh nhân dân số: ......................

Ngày cấp: ././... Nơi cấp: .........................

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ............

Chỗ ở hiện tại: .......................................

Phần vốn góp: ..................

Giá trị vốn góp: ..................

Góp vốn bằng: (Tài sản, tiền mặt)

Ngày góp: .././......

......., ngày ....... tháng ....... năm .........

Đại diện theo pháp luật của Công ty

(ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên, chức vụ)

 

2. Hướng dẫn soạn thảo Giấy chứng nhận phần vốn góp

Thưa Luật sư. Tôi là Giám đốc của công ty TNHH Hai thành viên, chuyên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, hiện có 3 thành viên. Vừa rồi, để mở rộng quy mô kinh doanh, công ty vừa tiếp nhận phần vốn góp của một cá nhân khác. Hiện cá nhân trên đã góp đủ phần vốn góp vào công ty.
Vậy công ty cần phải soạn thảo văn bản pháp lý nào để ghi nhận quyền sở hữu vốn góp của thành viên mới hay không ?
Rất mong nhận được sự phản hồi từ Quý Luật sư.

Luật sư trả lời:

Vấn đề này hiện đã được ghi nhận tại Khoản 5 Điều 48 Luật Doanh nghiệp 2014 trước đây (thay thế bởi: Luật doanh nghiệp năm 2020). Theo đó, tại thời điểm góp đủ phần vốn góp, công ty Anh/Chị phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên tương ứng với giá trị phần vốn đã góp nói trên.

Cũng theo quy định này, Giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên mới cần có các nội dung chủ yếu sau đây:

  1. Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
  2. Vốn điều lệ của công ty;
  3. Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, số quyết định thành lập hoặc mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức;
  4. Phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên;
  5. Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
  6. Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.

Bằng kinh nghiệm thực tế của mình, Luật Minh Khuê sẵn sàng tư vấn và soạn thảo cho Quý Khách hàng đối với Giấy chứng nhận phần vốn góp phù hợp với Quy định hiện hành và bảo đảm tối đa quyền lợi cho Quý Khách hàng và Đối tác.

 

3. Xử lý thế nào khi bị mất giấy chứng nhận phần vốn góp?

Thưa luật sư! Công ty chúng tôi là công ty TNHH hai thành viên đã được Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh cấp giấy ĐKKD, xin cho chúng tôi hỏi:
Giấy chứng nhận phần vốn góp là giám đốc công ty xác nhận cho thành viên có cần kê khai số vốn của giám đốc không ? Và giấy chứng nhận này làm vào thời gian nào là hợp lý. Chúng tôi đã làm mất điều lệ công ty? Giờ xử lý thế nào ạ ?
Xin cám ơn.

>> Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

- Về nội dung của giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên, theo khoản 5 điều 48 Luật doanh nghiệp 2014:

"Tại thời điểm góp đủ phần vốn góp, công ty phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên tương ứng với giá trị phần vốn đã góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

b) Vốn điều lệ của công ty;

c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, số quyết định thành lập hoặc mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức;

d) Phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên; đ) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;

e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty."

Như vậy, trong các nội dung vừa nêu trên, không có phần kê khai sô vốn góp của giám đốc mà chỉ có phần kê khai phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên khi tiến hành làm giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên đó. - Về thời hạn đăng ký giấy chứng nhận phần vốn góp: theo khoản 2 điều 48 Luật doanh nghiệp:

"Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp."

Như vậy, kể từ ngày doanh nghiệp của bạn được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì bạn phải tiến hành góp vốn, đăng ký giấy chứng nhận phần vốn góp trong khoảng thời gian là 90 ngày.

- Về việc mất điều lệ công ty: Khi nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp công ty phải nộp bản điều lệ lên sở kế hoạch đầu tư, nếu đã mất bản điều lệ thì công ty bạn có thể in lại bản điều lệ đã soạn trước đó, hoặc nếu không còn bản điều lệ thì bạn có thể liên hệ với sở kế hoạch đầu tư hoặc cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để sao chụp hồ sơ doanh nghiệp.

 

4. Mức thuế phải nộp khi chuyển nhượng vốn góp?

Thưa luật sư! Công ty cổ phần thiết bị y tế V xin gửi lời chào đến quý văn phòng. Chúng tôi đang cần tư vấn về vấn đề chuyển nhượng vốn mong văn phòng có thể tư vấn cho chúng tôi:

1) Công ty cổ phần thiết bị y tế V là công ty cổ phần liên doanh giữa 2 cá nhân người Hàn Quốc không cư trú và một công ty tại Việt Nam. Công ty thành lập năm 1995 và đã cổ phần năm 2014.

Hiện nay có một cá nhân người Hàn Quốc đang có nhu cầu chuyển nhượng vốn đang sở hữu tại công ty cho một cá nhân khác cũng người Hàn Quốc. Cả hai người trên đều không cư trú tại Việt Nam. Phần vốn góp này được bao gồm vốn góp ban đầu và phần lợi nhuận để lại dùng để ghi tăng vôn khi cổ phần Văn phòng có thể tư vấn cho chúng tôi về các loại thuế sẽ phải nộp khi chuyển nhượng phần vốn này, thuế suất là bao nhiêu , các giấy tờ thủ tục cần thiết phải nộp với cơ quan thuế, thủ tục cần thiết để đăng ký lại giấy chứng nhận đầu tư.

2) Trong trường hợp công ty có thể xác nhận câu trả lời bằng văn bản có đóng dấu của quý văn phòng, kính mong quý văn phòng xác nhận cho công ty chúng tôi. Công ty chúng tôi xin trả phí cho văn bản xác nhận này. 3) Công ty chúng tôi cũng có nhu cầu về việc làm thủ tục chuyển đổi giấy phép đầu tư cho lần chuyển nhượng vốn này. Đề nghị quý văn phòng gửi báo giá cho chúng tôi về mức phí để tiến hành thủ tục trên.

Tôi xin chân thành cảm ơn!.

>> Luật sư tư vấn trực tiếp về pháp luật doanh nghiệp, gọi:1900.6162

 

Trả lời:

Đối với việc tính thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng cổ phần:

Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 08 năm 2013 của Bộ tài chính về hướng dẫn thực hiện luật thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân. Khoản 4 Điều 2 quy định về thu nhập từ chuyển nhượng vốn phải chịu thuế bao gồm:

“ 4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được bao gồm:

a) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức khác.

b) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.”

Theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuếthì thuế suất thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng chứng khoán là 0.1%

"Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần."

Cách tính thuế:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp

=

Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần

x

Thuế suất 0,1%

Theo hướng dẫn tại thông tư 92/2015/TT-BTC thì việc khai thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng khoán được thực hiên như sau:

- Trường hợp cá nhân chuyển nhượng chứng khoán của công ty đại chúng tại sở giao dịch chứng khoán thì Công ty chứng khoán, Ngân hàng thương mại nơi cá nhân mở tài khoản lưu ký, Công ty quản lý quỹ nơi cá nhân ủy thác quản lý danh mục đầu tư khai thuế theo quy định tại khoản 1 điều 16 thông tư 156/2013/TT-BTC.

- Trường hợp Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán của công ty đại chúng đã đăng ký chứng khoán tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán không khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế, Công ty chứng khoán, Ngân hàng thương mại nơi cá nhân mở tài khoản lưu ký chứng khoán khấu trừ thuế và khai thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ.

- Trường hợp Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán của công ty cổ phần chưa là công ty đại chúng nhưng tổ chức phát hành chứng khoán ủy quyền cho công ty chứng khoán quản lý danh sách cổ đông không khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế, Công ty chứng khoán được ủy quyền quản lý danh sách cổ đông khấu trừ thuế và khai thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC.

- Các trường hợp còn lại thì cá nhân khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo từng lần phát sinh thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.

Khoản 1 Điều 11 Thông tư 111/2013/TT-BTC cũng quy định cụ thể về thu nhập tính thuế cũng như thuế suất làm căn cứ tính thuế thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp như sau:

1. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp

Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp là thu nhập tính thuế và thuế suất.

a) Thu nhập tính thuế: thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ giá mua của phần vốn chuyển nhượng và các chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.

Trường hợp doanh nghiệp hạch toán kế toán bằng đồng ngoại tệ, cá nhân chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng và giá mua của phần vốn chuyển nhượng được xác định bằng đồng ngoại tệ. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán kế toán bằng đồng Việt Nam, cá nhân chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng phải được xác định bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm chuyển nhượng.

a.1) Giá chuyển nhượng

Giá chuyển nhượng là số tiền mà cá nhân nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng vốn.

Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc giá thanh toán trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

a.2) Giá mua

Giá mua của phần vốn chuyển nhượng là trị giá phần vốn góp tại thời điểm chuyển nhượng vốn.

Trị giá phần vốn góp tại thời điểm chuyển nhượng bao gồm: trị giá phần vốn góp thành lập doanh nghiệp, trị giá phần vốn của các lần góp bổ sung, trị giá phần vốn do mua lại, trị giá phần vốn từ lợi tức ghi tăng vốn. Cụ thể như sau:

a.2.1) Đối với phần vốn góp thành lập doanh nghiệp là trị giá phần vốn tại thời điểm góp vốn. Trị giá vốn góp được xác định trên cơ sở sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ.

a.2.2) Đối với phần vốn góp bổ sung là trị giá phần vốn góp bổ sung tại thời điểm góp vốn bổ sung. Trị giá vốn góp bổ sung được xác định trên cơ sở sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ.

a.2.3) Đối với phần vốn do mua lại là giá trị phần vốn đó tại thời điểm mua. Giá mua được xác định căn cứ vào hợp đồng mua lại phần vốn góp. Trường hợp hợp đồng mua lại phần vốn góp không có giá thanh toán hoặc giá thanh toán trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá mua theo pháp luật về quản lý thuế .

a.2.4) Đối với phần vốn từ lợi tức ghi tăng vốn là giá trị lợi tức ghi tăng vốn.

a.3) Các chi phí liên quan được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của hoạt động chuyển nhượng vốn là những chi phí hợp lý thực tế phát sinh liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn, có hoá đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định, cụ thể như sau:

a.3.1) Chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng.

a.3.2) Các khoản phí và lệ phí người chuyển nhượng nộp ngân sách khi làm thủ tục chuyển nhượng.

a.3.3) Các khoản chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng vốn.

b) Thuế suất

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20%.

c) Thời điểm xác định thu nhập tính thuế

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng vốn góp có hiệu lực. Riêng đối với trường hợp góp vốn bằng phần vốn góp thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn.

d) Cách tính thuế

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp

=

Thu nhập tính thuế

×

Thuế suất 20%

Mặt khác theo thông tin bạn cung cấp thì hai cá nhân người Hàn Quốc này đều không cư trú tại Việt Nam, tại Điều 20. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn Thông tư 111/2013/TT-BTC áp dụng căn cư tính thuế đối với cá nhân không cư trú như sau:

“1. Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú được xác định bằng tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại các tổ chức, cá nhân Việt Nam nhân (×) với thuế suất 0,1%, không phân biệt việc chuyển nhượng được thực hiện tại Việt Nam hay tại nước ngoài.

Tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại các tổ chức, cá nhân Việt Nam là giá chuyển nhượng vốn không trừ bất kỳ khoản chi phí nào kể cả giá vốn.

2. Giá chuyển nhượng đối với từng trường hợp cụ thể được xác định như sau:

a. Trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp thì giá chuyển nhượng được xác định như đối với cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại điểm a.1, khoản 1, Điều 11 Thông tư này.

b. Trường hợp chuyển nhượng chứng khoán thì giá chuyển nhượng được xác định như đối với cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại điểm a.1, khoản 2, Điều 11 Thông tư này.

3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế:

a) Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp của cá nhân không cư trú là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng vốn góp có hiệu lực.

b) Đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán của cá nhân không cư trú được xác định như đối với cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại điểm c, khoản 2, Điều 11 Thông tư này”.

Như vậy, trường hợp này thì cá nhân là người nước ngoài thực hiện hoạt động chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần được xác định thuộc trường hợp phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật với mức thuế suất là 0,1%. Và việc chuyển nhượng này không thuộc diện được miễn thuế theo quy định tại Điều 4 của Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi bổ sung năm 2012, Điều 4 của Nghị định 65/2013/NĐ-CP, Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC và cũng không thuộc trường hợp được giảm thuế theo quy định tại Điều 5 Luật thuế Thu nhập cá nhân, Điều 5 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, Điều 4 Thông tư 111/2013/NĐ-CP.

Về các giấy tờ thủ tục cần thiết phải nộp với cơ quan thuế:

Theo Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định cá nhân không cư trú có thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp tại Việt Nam không phải khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế mà tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng thực hiện khấu trừ thuế và khai thuế theo khoản 1 Điều 16 Nghị định này. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng là cá nhân thì chỉ khai thuế theo từng lần phát sinh không khai quyết toán thuế đối với nghĩa vụ khấu trừ.

Tại Điều 16 Nghị định 156/2013/TT-BTC cũng ghi nhận các vấn đề về khai thuế, nộp thuế thu nhập cá nhân không cư trú có thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp tại Việt Nam như sau:

* Hồ sơ khai thuế tháng, quý:

- Tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, từ chuyển nhượng chứng khoán, từ bản quyền, từ nhượng quyền thương mại, từ trúng thưởng của cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú; từ kinh doanh của cá nhân không cư trú; Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú khai thuế theo Tờ khai mẫu số 03/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này

* Hồ sơ khai quyết toán thuế:

Tổ chức, cá nhân trả thu nhập đối với thu nhập từ đầu tư vốn, từ chuyển nhượng chứng khoán, từ bản quyền, từ nhượng quyền thương mại, từ trúng thưởng của cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú; từ kinh doanh của cá nhân không cư trú; Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú khai quyết toán thuế theo các mẫu sau:

- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân mẫu số 06/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.

- Bảng kê mẫu số 06-1/BK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này (áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán).

* Nơi nộp hồ sơ khai thuế

- Tổ chức, cá nhân trả thu nhập là cơ sở sản xuất, kinh doanh nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân.

- Tổ chức trả thu nhập là cơ quan Trung ương; cơ quan thuộc, trực thuộc Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh; cơ quan cấp tỉnh nộp hồ sơ khai thuế tại Cục Thuế nơi tổ chức đóng trụ sở chính.

- Tổ chức trả thu nhập là cơ quan thuộc, trực thuộc UBND cấp huyện; cơ quan cấp huyện nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế nơi tổ chức đóng trụ sở chính.

- Tổ chức trả thu nhập là các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài nộp hồ sơ khai thuế tại Cục Thuế nơi tổ chức đóng trụ sở chính.

* Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 (hai mươi) của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.

- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quý chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

- Thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

* Thời hạn nộp thuế

Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp tờ khai thuế tháng, quý, quyết toán thuế.

Về vấn đề đăng ký lại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Điều 40 Luật đầu tư 2014 quy định như sau:

“1. Khi có nhu cầu thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

2. Hồ sơ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm:

a) Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

b) Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;

c) Quyết định về việc điều chỉnh dự án đầu tư của nhà đầu tư;

d) Tài liệu quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 33 của Luật này liên quan đến các nội dung điều chỉnh.

3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

4. Đối với các dự án thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư, khi điều chỉnh dự án đầu tư liên quan đến mục tiêu, địa điểm đầu tư, công nghệ chính, tăng hoặc giảm vốn đầu tư trên 10% tổng vốn đầu tư, thời hạn thực hiện, thay đổi nhà đầu tư hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có), cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

5. Trường hợp đề xuất của nhà đầu tư về việc điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dẫn đến dự án đầu tư thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư trước khi điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư”.

Theo đó, trường hợp sau khi cá nhân người nước ngoài này chuyển nhượng vốn góp công ty cần thực hiện các thủ tục cần thiết để điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

  • Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ thủ tục theo quy định.
  • Bước 2: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký đầu tư - Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  • Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký đầu tư để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

  1. Văn bản đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
  2. Quyết định bằng văn bản và bản sao Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi cổ đông sáng lập.

Lưu ý: Biên bản họp và Quyết định phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.

3. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của Nhà đầu tư:

3.1. Đối với Nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân:

a) Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.

b) Cá nhân có quốc tịch nước ngoài:

- Đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và hộ chiếu.

- Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam: Hộ chiếu.

3.2. Đối với Nhà đầu tư là tổ chức: Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác.

Đối với tài liệu của tổ chức nước ngoài thì các văn bản trên phải được hợp pháp hóa lãnh sự (bản sao có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan cấp không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ).

4. Bản sửa đổi, bổ sung Điều lệ doanh nghiệp hoặc bản sửa đổi, bổ sung Hợp đồng liên doanh.

5. Danh sách các cổ đông sáng lập khi đã thay đổi.

6. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư.

7. Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần và các giấy tờ chứng thực việc hoàn tất chuyển nhượng.

Vấn đề bạn nêu công ty bạn hiện cũng đang có nhu cầu về việc làm thủ tục chuyển đổi giấy phép đầu tư cho lần chuyển nhượng vốn này, theo quy định của Pháp luật Việt Nam, các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sau khi đã được thành lập, khi điều chỉnh dự án đầu tư liên quan đến mục tiêu, quy mô, địa điểm, hình thức, vốn và thời hạn thực hiện dự án đầu tư,..vv nhà đầu tư phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư như đã phân tích ở trên, về phí thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư này bạn có thể liên hệ qua số điện thoại tư vấn: 1900.6162 của công ty Luật Minh khuê hoặc đến trực tiếp tại văn phòng Luật Minh Khuê để có thể tư vấn một cách chính xác nhất về mức giá cũng như các vấn đề cần thiết khi thực hiện thủ tục này.

 

 

5. Thủ tục đăng ký tăng vốn góp của doanh nghiệp?

Thưa luật sư, cho tôi hỏi như sau: Công ty A là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do ông X và bà Y góp vốn đầu tư, Công ty A thành lập công ty B cũng tại Việt Nam. Sau đó để tăng vốn cho công ty B thì Ông X đã trực tiếp chuyển tiền từ nước ngoài về Công ty B là công ty TNHH 1 thành viên. Bên tôi có lên hỏi SKHĐT là như vậy thì thủ tục phải như thế nào thì SKHĐT cho biết chỉ cần làm đăng ký tăng vốn góp cho Công ty B như vậy có đúng không nếu không đúng thì cụ thể thủ tục phải như thế nào a ?
Rất mong nhận được phản hổi sớm. Tôi xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp gọi:1900.6162

 

Trả lời:

Trong trường hợp này, công ty B là công ty TNHH một thành viên do công ty A có 100% vốn nước ngoài, do X và Y cùng nhau góp vốn thành lập. Nếu như X muốn chuyển tiền của mình vào công ty B để làm tăng vốn điều lệ của công ty lên, do vậy, công ty B sẽ làm thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ theo quy định tại điều 44 của Nghị định 78/2015/NĐ-CP  về đăng ký doanh nghiệp.

- Về hồ sơ: Theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Nghị định 78/2015/NĐ-CP khoản 2 Điều 26 Luật đầu tư năm 2014 thì hồ sơ bao gồm:

+ Tên, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);

+ Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, số Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 10 Nghị định 78/2015

+ Vốn điều lệ đã đăng ký và vốn điều lệ đã thay đổi; thời điểm và hình thức tăng vốn;

+ Quyết định tăng vốn điều lệ của chủ sở hữu công ty.

Sau khi hoàn thiện hồ sơ, công ty B sẽ gửi hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch đầu tư để làm thủ tục điều chỉnh tăng vốn điều lệ.

Trường hợp này nếu như ông X góp vốn vào công ty B mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 điều 26 luật đầu tư 2014 thì phía công ty A sẽ phải làm tục tục đăng ký góp vốn lên sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

"Điều 26. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp

1. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trong các trường hợp sau đây:

a) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;

b) Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế".

- Về thủ tục: Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 26 Luật đầu tư năm 2014 thì trường hợp nàynhà đầu tư nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính (Điều 26. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp )

"2. Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:

a) Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;

b) Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

3. Thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:

a) Nhà đầu tư nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính;

b) Trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 22 của Luật này, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.)".

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.