Luật sư tư vấn:

1. Góp vốn bằng nhà ở là gì?

Hiểu một cách đơn giản nhất thì góp vốn bằng nhà ở là đưa (chuyển) nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân hoặc tổ chức vào một pháp nhân (công ty, doanh nghiệp) hoặc dưới dạng một hợp đồng góp vốn hợp pháp khác. Việc góp vốn phải tuân thủ những quy định pháp luật chuyên ngành trong từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể.

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A là cổ đông của Công ty cổ phần B, cam kết góp vốn vào công ty cổ phần B 1 tỷ đồng tương đương với 50% cổ phần của công ty. Đến thời hạn góp vốn, Ông A không góp đủ số tiền mặt như đã cam kết nên các cổ đông công ty cổ phần B đã họp bàn và thống nhất để Ông A góp vốn bằng tài sản là ngôi nhà do ông A vào công ty cổ phần này. 

Như vậy, ông Nguyễn Văn A phải đảm bảo các vấn đề pháp lý sau:

- Các đồng sở hữu (nếu có - Vợ, cá con hoặc bố mẹ) phải đồng ý và xác lập bằng văn bản cho phép ông Nguyễn Văn A thực hiện vấn đề góp vốn này (không tranh chấp);

- Công ty tiến hành các thủ tục pháp lý theo quy định của luật doanh nghiệp năm 2020 tại thời điểm góp vốn đề khai báo, đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc góp vốn này. 

- Tham khảo: Mẫu hợp đồng góp vốn cập nhật mới nhất  và Mẫu hợp đồng chuyển nhượng vốn góp

Pháp luật Việt Nam về nhà ở có quy định cụ thể về hoạt động góp vốn bằng nhà ở như sau: 

 

2. Điều kiện, thủ tục góp vốn bằng nhà ở

Điều 150 Luật Nhà ở năm 2014 quy định:

  1. Chủ sở hữu nhà ở hoặc chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại có quyền góp vốn bằng nhà ở để tham gia hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực mà pháp luật không cấm kinh doanh tại nhà ở đỏ. Việc góp vốn bằng nhà ở phải thông qua hợp đồng có các nội dung theo quy định tại Điều 121 của Luật này.
  2. Nhà ở đưa vào góp vốn phải là nhà ở có sẵn và đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này.

 

3. Góp vốn bằng nhà ở thuộc sở hữu chung

Điều 151 Luật Nhà ở 2014 quy định:

  1. Việc góp vốn bằng nhà ở thuộc sở hữu chung phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu chung.
  2. Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung cùng ký vào hợp đồng góp vốn bằng nhà ở hoặc có thể thỏa thuận bằng văn bản cử người đại diện ký hợp đồng góp vốn bằng nhà ở.

 

4. Góp vốn bằng nhà ở đang cho thuê

Điều 152 Luật Nhà ở 2014 quy định:

Chủ sở hữu nhà ở đang cho thuê phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê nhà ở biết trước về việc góp vốn bằng nhà ở. Bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê nhà ở đến hết hạn hợp đồng thuê nhà đã ký với bên góp vốn, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, nhà ở - Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay: Luật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.6162, Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc.

Luật Minh Khuê (tổng hợp)