1. Khái quát chung

STT Tội bức tử Tội hành hạ người khác
1 Điều 130 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 Điều 140 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017
2
Điều 130. Tội bức tử
1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai.
Điều 140. Tội hành hạ người khác
1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11% trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên.

2. Phân tích yếu tố cấu thành

2.1 Tội bức tử

Điều luật gồm 2 khoản. Trong đó, khoản 1 quy định các dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội bức tử; khoản 2 quy định các trường hợp phạm tội tăng nặng.
Hiến pháp 2013 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã quy định rất cụ thể những quyền của công dân. Trong số đó, có một quyền rất quan trọng là “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.” Trên thực tế, quyền này đã bị xâm phạm một cách trầm trọng. Vậy, cần hiểu tội “Bức tử” như thế nào là đúng?
Mối quan hệ lệ thuộc giữa nạn nhân và người phạm tội là yếu tố bắt buộc để xác định hành vi của một người có phạm tội bức tử hay không. Người bị lệ thuộc phải là người dựa vào người khác trong cuộc sống về các mặt vật chất và tinh thần như: lệ thuộc về kinh tế, bị ràng buộc bởi quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, quan hệ công tác, thầy trò hoặc quan hệ tôn giáo...Nạn nhân, bằng nhiều phương pháp khác nhau, đã tự mình thực hiện việc tước đoạt tính mạng của chính mình như thắt cổ, uống thuốc độc, nhảy xuống sông, đâm vào bụng, bắn vào đầu, v.v.. Nếu nạn nhân tuy muốn chết nhưng lại không thực hiện hành vi tự tước đoạt tính mạng của mình mà nhờ người khác giúp thì không phải là tự sát và người có hành vi ngược đãi không bị truy cứu trách nhiệm về tội bức tử.Mặt khách quan của tội phạm là: đối xử tàn ác (tức là đối xử có tính độc ác, tàn bạo, như: đánh đập gây đau khổ về thể chất, nhưng chưa đến mức gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị lệ thuộc); thường xuyên ức hiếp (đối xử bất công, bất bình đẳng); ngược đãi (đối xử tồi tệ); làm nhục (xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự…)

2.1.1 Dấu hiệu chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội này được quy định là người có quan hệ lệ thuộc nhất định với nạn nhân. Trong đó, nạn nhân là người bị lệ thuộc vào người phạm tội như lệ thuộc về kinh tể, bị ràng buộc về quan hệ hôn nhân, gia đình, quan hệ công tác hay quan hệ tín ngưỡng...
Theo Điều 12 BLHS, chủ thể của tội bức tử là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.

2.1.2 Dấu hiệu hành vỉ khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan được quy định là một trong những hành vi sau:
+ Đối xử tàn ác với nạn nhân như đánh đập, bỏ đói, bỏ rét...;
+ Thường xuyên ức hiếp: Đây là trường hợp người phạm tội đã thường xuyên có hành vi đối xử bất công, bất bình đẳng đối với nạn nhân.
+ Thường xuyên ngược đãi nạn nhân: Đây là trường hợp người phạm tội đã thường xuyên có hành vi đối xử tàn nhẫn, tồi tệ người lệ thuộc mình, trái với luân lý, đạo đức.
+ Làm nhục nạn nhân: Đây là hành vi làm tổn hại nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của nạn nhân.

2.1.3 Dấu hiệu hậu quả của tội phạm

Hậu quả của tội phạm được quy định là việc tự sát. Hậu quả này có nguyên nhân là hành vi khách quan được nêu trên. Chủ thể thực hiện hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, thường xuyên ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả nạn nhân tự sát khi giữa hành vi của họ và việc tự sát này có QHNQ với nhau. Do bị đối xử tàn ác hay do bị ức hiếp hay do bị ngược đãi hay do bị làm nhục mà nạn nhân có hành vi tự tước đoạt tính mạng của chính mình. Ở đây, cần chủý: Điều luật chỉ đòi hỏi hành vi khách quan dẫn đến xử sự tự sát, mà không đòi hỏi hậu quả nạn nhân chết do tự sát.

2.1.4 Dấu hiệu lỗi của chủ thể

Đối với hành vi được điều luật quy định, lỗi của chủ thể thực hiện hành vi này là lỗi cố ý, còn đối với hậu quả tự sát, lỗi được thừa nhận là lỗi cố ý gián tiếp hoặc là lỗi vô ý. Trong đó, trường hợp có lỗi cố ý gián tiếp là trường hợp người phạm tội thấy trước hành vi của mình có thể dẫn đến việc tự sát của nạn nhân, tuy không mong muốn việc đó nhưng có ý thức bỏ mặc, chấp nhận việc đó (nếu xảy ra). Trái lại, trường họp có lỗi vô ý vì quá tự tin là trường họp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể dẫn đến việc tự sát của nạn nhân nhưng đã quá tin rằng việc đó sẽ không xảy ra.
Nếu người phạm tội mong muốn nạn nhân tự sát khi thực hiện hành vi của mình thì hành vi của họ không còn là bức tử mà là hành vi giết người (Điều 123 BLHS) với thủ đoạn đặc biệt.
Tội bức tử có mối quan hệ với tội hành hạ người khác (Điều 140 BLHS). Tội bức tử có thể được coi là một trường hợp đặc biệt của tội hành hạ người khác - Trường họp đã gây ra hậu quả tự sát của nạn nhân.
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 05 năm đến 12 năm được áp dụng cho trường họp có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
- Làm 02 người tự sát trở lên: Đây là trường hợp phạm tội có nhiêu nạn nhân đã thực hiện việc tự sát, xảy ra do cùng hoặc do các hành vi phạm tội khác nhau.
- Nạn nhân là người dưới 16 tuổi hoặc là phụ nữ mà biết là có thai: Đây là trường họp phạm tội mà nạn nhân là đối tượng cần được bảo vệ đặc biệt hơn. Đó là người dưới 16 tuổi và phụ nữ có thai. Theo điều luật, chủ thể phải biết việc có thai của nạn nhân.

2.2 Tội hành hạ người khác

Điều luật gồm 2 khoản. Trong đỏ, khoản 1 quy định dấu hiệu pháp lý và khung hình phạt cơ bản của tội hành hạ người khác; khoản 2 quy định trường hợp phạm tội tăng nặng.

2.2.1 Theo khoản 1 của điều luật, tội phạm này có các dấu hiệu pháp lý sau:

- Dấu hiệu chủ thế của tội phạm
Chủ thể của tội này chỉ có thể là người có quan hệ lệ thuộc với nạn nhân, trong đó nạn nhân là người bị lệ thuộc. Trong thực tế có nhiều loại quan hệ lệ thuộc, trong đó có những quan hệ lệ thuộc do tính đặc biệt nên thuộc phạm vi điều chỉnh ở những điều luật riêng mà không thuộc phạm vi điều chỉnh của điều luật này như quan hệ lệ thuộc do quan hệ gia đình (Điều 185 BLHS) hoặc do quan hệ chỉ huy phục tùng trong các lực lượng vũ trang (Điều 397 BLHS). Theo đó, chỉ những quan hệ lệ thuộc chưa được quy định riêng như vậy mới thuộc phạm vi điều chỉnh của điều luật này (Điều 140 BLHS) như quan hệ lệ thuộc phát sinh do quan hệ công tác, do quan hệ tín ngưỡng V.V.. Do vậy, việc điều luật quy định dấu hiệu “nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185” là không cần thiết. Theo Điều 12 BLHS, chủ thể của tội này là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 BLHS.

2.2.2 Dấu hiệu hành vi khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội này được quy định là hành vi đối xử tàn ác hoặc hành vi làm nhục. Đó là những hành vi có tính chất hành hạ, gây đạu đớn về thể xác, về tinh thần cho người lệ thuộc. Điều luật tuy không đòi hỏi hành vi này phải gây ra hậu quả thưong tích hay tổn hại cho sức khoẻ của người bị lệ thuộc nhưng hành vi đối xử tàn ác hoặc hành vi làm nhục phải ở mức độ nhất định để có tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.

2.2.3 Dấu hiệu lỗi của chủ thể

Lỗi của chủ thể được quy định là lỗi cố ý. Chủ thể biết mối quan hệ giữa mình với nạn nhân cũng như biết tính chất của hành vi nhưng vẫn thực hiện.
Khoản 1 của điều luật quy định khung hình phạt cơ bản là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Khoản 2 của điều luật quy định khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 01 năm đến 03 năm được áp dụng cho trường họp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
- (Phạm tội) đổi vói người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, om đau hoặc người không có khả năng tự vệ: Đây là trường hợp nạn nhân của tội phạm là đối tượng cần được sự bảo vệ đặc biệt hon so với người bình thường và do vậy hành vi phạm tội đối với đối tượng này có tính nguy hiểm hơn trường hợp bình thường, thê hiện trước hết ở mức độ lỗi của chủ thể.
- Gây rối loạn tâm thần và hành vỉ của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên: Đây là trường hợp đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cụ thể cho nạn nhân và do vậy hành vi phạm tội có tính nguy hiểm hơn trường hợp bình thường.
- (Phạm tội) đổi với 02 người trở lên: Đây là trường họp có nhiều nạn nhân và do vậy hành vi phạm tội cũng có tính nguy hiểm hơn trường họp bình thường.