1. Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023

Căn cứ theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khám, chữa bệnh bao gồm những hành vi sau:

- Xâm phạm quyền của người bệnh. 

- Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh, trừ trường hợp quy định tại Điều 40 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.

- Khám bệnh, chữa bệnh mà không đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 19 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.

- Khám bệnh, chữa bệnh không đúng phạm vi hành nghề hoặc phạm vi hoạt động được cơ quan có thẩm quyền cho phép, trừ trường hợp cấp cứu hoặc thực hiện khám bệnh, chữa bệnh theo huy động, điều động của cơ quan có thẩm quyền khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.

- Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ngoài thời gian, địa điểm đã đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là đăng ký hành nghề), trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.

- Không tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật; áp dụng phương pháp, kỹ thuật chuyên môn, sử dụng thiết bị y tế chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép. 

- Kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc chưa được cấp phép lưu hành theo quy định của pháp luật về dược trong khám bệnh, chữa bệnh. 

- Có hành vi nhũng nhiễu trong khám bệnh, chữa bệnh.

-  Kê đơn thuốc, chỉ định thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, thiết bị y tế, gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác hoặc có hành vi khác nhằm trục lợi. 

- Tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh hoặc lập hồ sơ bệnh án giả hoặc lập hồ sơ bệnh án và các giấy tờ khống khác về kết quả khám bệnh, chữa bệnh.

- Người hành nghề bán thuốc dưới mọi hình thức, trừ các trường hợp sau đây:

+ Bác sĩ y học cổ truyền, y sĩ y học cổ truyền, lương y bán thuốc cổ truyền;

+ Người có bài thuốc gia truyền bán thuốc theo bài thuốc gia truyền thuộc quyền sở hữu của mình đã được đăng ký. 

- Sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác, ma túy, thuốc lá tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc trong khi khám bệnh, chữa bệnh. 

- Sử dụng hình thức mê tín, dị đoan trong khám bệnh, chữa bệnh. 

- Từ chối tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi có thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp theo quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 47 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023. 

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Không có giấy phép hoạt động;

+ Đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động;

+ Không đúng phạm vi hoạt động chuyên môn cho phép, trừ trường hợp cấp cứu hoặc thực hiện khám bệnh, chữa bệnh theo quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.

- Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn giấy phép hành nghề hoặc giấy phép hoạt động. 

- Lợi dụng hình ảnh, tư cách của người hành nghề để phát ngôn, tuyên truyền, khuyến khích người bệnh sử dụng phương pháp khám bệnh, chữa bệnh chưa được công nhận.

- Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc phá hoại, hủy hoại tài sản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Ngăn cản người bệnh thuộc trường hợp bắt buộc chữa bệnh vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cố ý thực hiện bắt buộc chữa bệnh đối với người không thuộc trường hợp bắt buộc chữa bệnh.

- Quảng cáo vượt quá phạm vi hành nghề hoặc vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; lợi dụng kiến thức y học để quảng cáo gian dối về khám bệnh, chữa bệnh.

- Đăng tải các thông tin mang tính quy kết về trách nhiệm của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra sự cố y khoa mà chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền.

 

2. Những bất cập còn tồn tại trong khám chữa bệnh

- Bất cập giữa quyền được khám chữa bệnh và nghĩa vụ đóng góp của nhân dân và trách nhiệm của Nhà nước. Người bệnh, nếu khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế nhà nước hiện nay, cha được quyền lựa chọn nơi khám chữa bệnh mà mình tin cậy, vẫn phải khám chữa bệnh theo tuyến quản lý hành chính. Thuốc tốt, thuốc đặc trị thì hầu như phải tự mua, ngay cả những người có chính sách được Nhà nước bao cấp hoặc có bảo hiểm y tế. Người bệnh luôn bị phân biệt đối xử thông qua sự chi phối của đồng tiền, làm thương tổn đến thanh danh cao quý của những người thầy thuốc chân chính, người bệnh nhìn ngời thầy thuốc bằng những ánh mắt ngờ vực và thiếu sự kính trọng.

Đóng góp của nhân dân cho việc khám chữa bệnh cha theo một chuẩn mực nào. Việc trả một phần viện phí và miễn giảm viện phí đang là một vấn đề còn hết sức nhức nhối hàng ngày trong đời sống xã hội. Người đáng phải nộp viện phí có khi không phải nộp và ngược lại, ngời đáng được giảm viện phí thì nhiều khi lại không được miễn giảm, còn không ít người bệnh ai tự lo được thì lo, ai không tự lo được thì đành chịu, thậm chí có ngời bệnh không dám đến bệnh viện mặc dù đó là bệnh viện của nhân dân.

-  Bất cập về các cơ chế quản lý trong các bệnh viện, vừa có cơ chế bao cấp, vừa có cơ chế kinh tế thị trường. Các bệnh viện cha quan tâm đến quản lý có hiệu quả theo cơ chế hạch toán kinh tế và quản lý lao động khoa học với năng suất cao, chất lượng tốt, hiệu quả cao, giá thành hạ. Không phát huy được tính năng động, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm của mỗi bệnh viện, làm triệt tiêu tài năng và vai trò quản lý có hiệu quả của đội ngũ cán bộ quản lý bệnh viện, nhất là các giám đốc.

- Bất cập trong xử lý, hưởng thụ y tế giữa người giàu và ngời nghèo, giữa vùng kinh tế phát triển và vùng kinh tế chưa phát triển, giữa đô thị và nông thôn, giữa các đối tượng khác nhau, tuổi tác khác nhau và giới tính khác nhau trong cộng đồng xã hội.

- Bất cập về đầu tư chưa thoả đáng cho các bệnh viện ở các tuyến gần dân, nhất là ở nông thôn, miền núi, vùng xa để phục vụ đông đảo dân cư và đầu tư cho các bệnh viện ở các đô thị có khi vì ở đó có nhiều ngời có tiền, có bảo hiểm y tế có thể thu viện phí được nhiều hoặc những người được bao cấp có đặc quyền, đặc lợi cũng tạo ra những bất công trong hưởng thụ phúc lợi khám chữa bệnh. Nơi nào cũng thiếu cái này, thừa cái khác, từ phân bố nhân lực đến đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và trước hết là thiếu một sự đổi mới cả về tổ chức cùng với những cơ chế, chính sách đồng bộ, hoàn chỉnh phù hợp với cái chung cũng như thích hợp với từng vùng, từng đối tượng trong tiến trình đổi mới chung của đất nước, để khắc phục cái cần dân không có, cái có dân cha cần.

 

3. Giải pháp nhằm thực hiện quyền và trách nhiệm trong khám chữa bệnh của nhân dân

- Ngoài y tế nhà nước, cần mở rộng và phát triển y tế tập thể (y tế ngành, y tế doanh nghiệp) không sử dụng ngân sách nhà nước và y tế tư nhân có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước về chất lượng chuyên môn, khoa học kỹ thuật và giá cả. Xoá bỏ cơ chế độc quyền, không đan xen, vừa bao cấp, vừa thực hiện cơ chế thị trường trong cùng một chế độ khám chữa bệnh.

- Bỏ chế độ bảo hiểm y tế khám bệnh kê đơn cấp thuốc đối với bệnh thông thường, vì đây đang là một sự không công bằng giữa những người có tham gia bảo hiểm y tế và rất lãng phí, ngời cần thì thiếu, ngời chưa cần thì sử dụng lãng phí. Nhiều người có bảo hiểm y tế nhưng khó có điều kiện tiếp cận dễ dàng với y tế, nhất là những ngời nghỉ hưu ở vùng sâu, vùng xa hoặc ở xa các cơ sở y tế, thường mỗi khi bị bệnh thông thường vẫn tự bỏ tiền mua thuốc; người bệnh nặng rất cần chế độ bảo hiểm y tế thì lại hạn chế quyền lợi.

Do vậy, không thu 1% trong thu nhập của các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc. Những ngời thuộc diện trên khi chữa bệnh mãn tính nặng ngoại trú được ngân sách nhà nước thanh toán theo thực chi cho bệnh viện.

- Bỏ chế độ cấp ngân sách trực tiếp cho các bệnh viện, ngân sách nhà nước sẽ thanh toán viện phí tính đủ cho các đối tượng mà Nhà nước có trách nhiệm chăm lo. Các bệnh viện phải thực hiện tự hạch toán kinh tế, lấy thu bù chi, không vì mục đích lợi nhuận, thông qua việc thu viện phí đầy đủ.

Để tham khảo thêm thông tin về vấn đề này, quý khách hàng có thể tìm hiểu tại bài viết: Quy định về kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 của Luật Minh Khuê.

Quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!