Hệ số co giãn giá của cung (price elasticity of supply) là đại lượng phản ánh mức phản ứng của cung đối với một mức thay đổi nhất định của giá cả. Nó được tính như sau:

trong đó £s là hệ số co giãn giá của cung, í2s là lượng cung và p là giá cả. Công thức này cũng có thể được diễn giải là mức thay đổi tính bằng phần trăm của lượng cung khi có sự thay đổi bằng 1 phần trăm của giá cả.

Nếu 1% thay đổi trong giá cả dẫn tớĩ sự thay đổi lớn hơn 1% trong lượng cung, thì cung được coi là co giãn đốỉ vớí giá cả (hình 59a). Nếu ỉ % thay đổi trong giá cả dẫn tới sự thay đổi nhỏ hơn 1% trong lượng cung, thì cung được coi là không co giãn đối với giá cả (hình 59b). Trong trường hợp cực đoan, cung có thể hoàn toàn không co giãn đối với giá cả và điều này được biểu thị bằng đường cung thẳng đứng; hoặc cung có thể hoàn toàn co giãn dtìi với giá cả, nghĩa là lượng cung có thể nhận bất cứ giá trị nào tại mức giá hiện hành, khi đường cung là nằm ngang.

Hình 59. Hệ số co giãn giá của cung, (a) cung co giãn; (b) cung không co giãn.

Mức phàn (frig của cung đối với những thay đổi của giá bị tác động bởi độ dài thời gian điều chỉnh. Trong ngắn hạn, khi năng lực sản xuất đã được tận dụng hết, cung chỉ có thể tăng lên để đáp lại sự gia tăng của nhu cầu và giá bằng cách tăng cường độ sử dụng nhà máy và trang thiết bị hiện có, nhưng điều này chỉ làm lượng cung trên thị trường tăng không đáng kể. Như vậy, trong ngắn hạn đường cung có xu hướng gần như thẳng đứng và lượng cung tương đối khống co giãn đối với giá cả. Tuy nhiên theo thời gian, các doanh nghiệp có thể mở rộng năng lực sản xuất bằng cách xây dựng thêm nhà xưởng, mua thêm máy móc, thuê thêm công nhân và mức cung tăng lên đáng kể. Như vậy, lượng cung có thể tương đối co giãn đối với giá cả trong dài hạn. Có những trường hợp (ví dụ dầu mỏ), mức cung chỉ phản ứng mạnh đối với giá cả sau 5 năm hoặc lâu hơn.