NỘI DUNG TƯ VẤN
1. Cơ sở khái quát:
Chương trình hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của Mỹ được sử dụng trong 10 năm qua, bắt dầu từ ngày 3-1-1975, theo phần V của luật thương mại 1974, trong đó đề ra các tiêu chí quyết định nước nào, sản phẩm nào được phép sử dụng GSP và các giới hạn của GSP. Chương trình cũng được sửa đổi đôi chút theo Hiệp định thương mại 1979, và về cơ bản được sửa đổi theo phần V (Luật sửa đổi GSP) của luật thương mại và quan thuế 1984. Luật này cũng mở rộng chương trình thêm tám tháng rưỡi, tức là tới ngày 4-4-1993.
2. Mục đích chương trình GSP của Hoa Kỳ:
Bộ luật năm 1984 đã nêu ra mười mục tiêu cơ bản của chương trình GSP : bao gồm xúc tiến việc phát triển của các nước đang phát triển bằng thương mại chứ không phải bằng tài trợ, bằng việc giúp các nước này có ngoại hốì cần thiết để nhập các sản phẩm của Mỹ, và để trả nợ. Chương trình cũng khuyến khích các nước đang phát triển loại bỏ, hoặc giảm bớt các hàng rào ngăn cản, giúp các nước có thể thực hiện mậu dịch hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Ngoài ra, bộ luật cũng lưu ý chương trình GSP nên khuyến khích các nước đang phát triển, nên tạo điều kiện giúp cho việc bảo vệ quyền sở hữu tài sản tri thức và hỗ trợ cho các công nhân trên toàn thế giới đòi quyền lợi của người lao động.
3. Các nước được phép:
Chương trình miễn thuế cho một số mặt hàng được nhập từ các nước đang phát triển được phép, hoặc gọi là "các nước đang phát triển được hưởng lợi" (BDC). Để ủng hộ điều này, luật pháp Mỹ yêu cầu Tổng thống quan tâm tới chương trình, trong việc giúp phát triển một nước bằng cách tăng xuất khẩu nước đó, các tác động dự đoán đối với các nhà sản xuất Mỹ sản xuất các mặt hàng cạnh tranh, và mức độ cạnh tranh của BDC đối với các sản phẩm được phép. Ngoài ra, yêu cầu được hưởng quy chế ưu đãi từ chương trình GSP của một nước đang phát triển cũng được xem xét chấp thuận trên các nhân tố sau:
+ Mong muốn của nước đó xin được các ưu đãi về mậu dịch miễn thuế của Mỹ ;
+ Mức độ phát triển của nước đó, bao gồm GNP trên đầu người, mức Sống của các công dân tại nước đó, và bất kỳ một nhân tố nào khác được Tổng thống Mỹ chấp thuận ;
+ Lượng ưu đãi nước đó được hưởng từ các nước phát triển khác ;
+ Mức độ mà nước đó đảm bảo với Mỹ sẽ tạo cách tiếp cận hợp lý với các thị trường, các nguồn hàng hóa cơ bản của nước đó, và phải đảm bảo sẽ hạn chế các hoạt đông xuất khẩu không hợp lý;
+ Mức độ nước đó đưa ra các biện pháp bảo đảm và thực thi quyền sở hứu tài sản tri thức bao gồm bằng sáng chế, nhãn hiệu và bản quyền tác giả ;
+ Mức độ giảm các thông lệ và chính sách đầu tư làm sai lệch thương mại (bao gồm các yêu cầu cho hoạt động xuất khẩu) của nước đó, và mức độ giảm bớt hay loại bỏ các hàng rào thương mại về dịch vụ, và ;
+ Liệu nước đó đã hoặc đang tiến hành các bước nỗ lực giúp công nhân trên toàn thế giới đòi công nhận quyền lợi của người lao động ;
Tám loại nước đang phát triển sau đây không được công nhận hưởng GSP ở Mỹ :
+ Các nước xã hội chủ nghĩa, trừ các nước được hưởng tối huệ quốc của Mỹ là thành viên của Quỹ tiền tệ quốc tế và GATT, và theo cách nói của Mỹ không "bị cộng sản quốc tế thống trị hay kiểm soát".
+ Thành viên các nước OPEC đang nắm giữ các nguồn cung cấp quan trọng hay gây rối loạn thị trường quốc tế bằng các chính sách giá cả đối với nguồn tài nguyên của họ.
+ Các nước cho phép các ưu đãi trái ngược gây ảnh hưởng ngược lại với thương mại của Mỹ.
+ Các nước quốc hữu hóa, hoặc sung công tài sản của Mỹ bao gồm : bằng sáng chế, mẫu mã và bản quyền mà không bồi thường, thương lượng, hay đưa ra trọng tài giải quyết (ví vụ : Ethiôpia).
+ Các nước không có hành động ngăn cản việc xuất khẩu thuốc mê và các hóa chất bị kiểm soát khác vào Mỹ (ví dụ: Panama).
+ Các nước không chịu công nhận hay thi hành quyết định của trọng tài ủng hộ các công dân, công ty cổ phần, cồng ty liên doanh hay các hội của Mỹ.
+ Các nước giúp đỡ hay tiếp tay cho các hoạt động khủng bố bằng việc cho một cá nhân hay một nhóm bị kết tội khủng bố được phép cư trú.
+ Các nước đã và đang không nỗ lực giúp công nhân trên thế giới đòi được công nhận quyền lợi của người lao động ở nước họ "Quyền công nhân" (Rumani, Chilê và Paraguay).
27 nước hiện nay đã bị loại trừ vì một trong các điều kiện trên. Năm 1988, có 136 nước và 29 lãnh thổ được chấp nhận là các nước đang phát triển được hưởng GSP của Mỹ.
4. Các hàng hóa được chấp nhận:
Tổng thống Mỹ cho phép các mặt hàng được hưởng ưu đãi miễn thuế, sau khi xem xét các đề xuất thông qua việc điều trần của dân chúng từ Cao ủy quốc tế về tác động kinh tế trong nước, và từ các cơ quan chi nhánh điều hành. Năm 1987, 3000 mặt hàng đã được hưởng ưu đãi GSP, giá trị khoảng 16,3 tỉ đô la Mỹ, chiếm 3,8% tổng giá trị nhập khẩu năm đó của Mỹ. Các mặt hàng được hưởng ưu đãi GSP hầu hết là các thành phẩm và bán thành phẩm. Nhưng cũng có các sản phẩm nông nghiệp, ngư nghiệp và các sản phẩm công nghiệp chính được miễn thuế. Một vài mặt hàng nhập khẩu bị loại bỏ như: các sản phẩm dệt và quần áo may sẵn, đồng hồ đeo tay, các sản phẩm điện tử nhất định, các sản phẩn dễ nhập khẩu, giày dép, túi xách, hành lý, sản phẩm da và các mặt hàng nhẵn, sản phẩm thủy tinh, bán chế và thành phẩm, mọi sản phẩm quy định tại điều khoản giải thoát hoặc liên quan đến an ninh quốc gia, mọi sản phẩm được xem là dễ nhập khẩu.
Các mặt hàng được chấp thuận hưởng ưu đãi miễn thuế chỉ khi được nhập trực tiếp vào Mỹ từ các nước BDC, khi được trồng, sản xuất hay chế biến ở các nước BDC, hay chi phí, hoặc giá trị của các nguyên liệu được sản xuất ở các nước BBC cộng thêm phí trực: tiếp chế biến các sản phẩm tại BBC không thấp hơn 35% giá trị ước tính của sản phẩm khi nhập vào Mỹ. Các chi phí về nguyên liệu và chế biến ở một Số nước cùng là thành viên của một hiệp hội ở nhửng nước có liên kết hải quan, hoặc là thành viên khu vực thương mại tự do, có thể được ưu đãi giống như một BDC và có thể được tính gộp lại để đáp ứng số lượng tối thiểu 35%. Các nguyên liệu nhập vào một BDC có thể phải trả 35% giá trị. tăng nếu các sản phẩm này được cải tiến thành các sản phẩm mới và khác nhau ở BDC.
5. Hoạt động của chương trình GSP của Mỹ:
Đại diện thương mại của Mỹ (USTR), thông qua ủy ban chính sách thương mại (TPSC), có trách nhiệm điều hành chương trình GSP. Tiểu ban GSP của TPSC làm báo nào đó. Theo các quy định quản lý việc điều hành GSP - mọi bên liên quan nào (6) cũng có thể kiến nghị bổ sung, hay loại bỏ các mặt hàng trong danh sách GSP, những nước trong quy chế cũng được hưởng thuận lợi trên. Các kiến nghị được trình cho tiểu ban GSP chậm nhất là vào ngày mồng 1 tháng 6 để đưa vào bản báo cáo. Mỗi kiến nghị phải có bản phân tích kinh tế chi tiết để trợ giúp cho yêu cầu của kiến nghị. Mỗi năm vào giữa tháng 7, ban Đăng ký Liên bang công bố một danh mục về tất cả những thay đổi do Tiểu ban xem xét (chứ không phải các tổ chức có liên quan tới những hạn chế tư vâm về "nhu cầu cạnh tranh"). Tiểu ban GSP thực hiên báo cáo ban đầu về tất cả các kiến nghị và tổ chức các buổi điều trần công khai. Sau khi đã có các báo cáo liên cục về thông tin này.
USTR ban hành các quy định đã được sửa đổi lần cuối về việc thiết lập các thủ tục thực hiện theo các yêu cầu nhằm sửa đổi danh mục các sản phẩm được phép và hồ sơ quy chế GSP của Các BDC được phép. Các quy định cụ thể hóa nội dung các đệ trình và thời gian biểu. Thời gian xem xét các sản phẩm thường xuyên như sau :
Thời gian chót chấp nhận các kiến nghị 1/6.
Thông báo chấp nhận xem xét các kiến nghị 15/7.
Nghe điêu trân và đệ trình các văn bản tóm tắt tháng 9/10.
Ý kiến chung về các báo cáo ITC tháng 12/01 Thông báp kết quả 1/4.
Thời gian thay đổi có hiệu lực 1/7.
Địa chỉ của Trung tâm thông tin GSP của USTR là : Trung tâm thông tin GSP, Văn phòng đại diện Thương mại Mỹ, 600 phố Seventeenth (thứ 17) NW, Washington DC 20506. Số điên thoại : (202)395-6971.
"Bên có liên quan" là bên có lợi ích kinh tế lớn đối với sản phẩm hay chịu ảnh hưởng của yêu câu có liên quan tới GSP.
TPSC kiến nghị lên Tổng thống. Những thay đổi do các báo cáo đưa lên sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 của năm sau.
6. Nhận xét chung:
USTR tiến hành một cuộc báo cáo chung theo định kỳ về các sản phẩm được chấp nhận để quyết định khả năng cạnh tranh giữa các BDC với nhau, về một Số loại sản phẩm cụ thể được hưởng ưu đãi GSP, do vậy sẽ phải hạn chế nhu cầu cạnh tranh. Mỗi BDC được báo cáo sử dụng các chỉ tiêu các nước chấp nhận được mồ tả ở trên. Giới hạn phần train nhu cầu cạnh tranh có thể giảm từ 50% xuống 25% tổng Số hàng nhập khẩu. Hạn chế giá trị đô la có thể từ 76,1 triệu từ năm 1987 xuống 29,7 triệu. Ngoài ra, USTR xem xét các yêu cầu về việc bỏ hạn chế nhu cầu cạnh tranh đối với một Số mặt hàng cụ thể, từ một số nước được ưu đãi cụ thể, và các chính sách loại bỏ 50% hạn chế nhu cầu cạnh tranh, trên cơ sở Mỹ không sản xuất sản phẩm tương tự hay trực tiếp cạnh tranh với sản phẩm này. Báo cáo chung đầu tiên bắt đầu năm 1985 và kết quả được thông báo ở giác thư của Tổng thống ngày 2-1-1987 (50 đăng ký liên bang 389, ngày 6-1-1987). Trong tuyên bố của mình ngày 2-1-1987, Tổng thống Rêgân quyết định: các nước Rumani, Chilê, Nicaragoa và Paraguay không nỗ lực giúp công nhân đòi quyền của người lao động. Do vậy, tạm ngừng việc chấp thuận Rumani và Nicaragoa. Ngoài ra, Tổng thống đã quyết định 9 nước: Đài Loan, Hông Kông, Singapo, Hàn Quốc, Mêhicô, Braxin, Achantina, Côlômbia và Nam Tư đã cạnh tranh với các nước được ưu đãi khác nên phải chịu hạn chế nhu cầu cạnh tranh đối với việc xuất khẩu một Số sản phẩm nhất định được phép. Kết quả là các nước này mất ưu đãi của GSP đối với 290 mặt hàng TSUSA. Cuối cùng, Tổng thống đã loại bỏ việc áp dụng các điều khoản nhu cầu cạnh tranh đối với 95 mặt hàng TSUSA từ 10 nước sau : Uruguay, Côlômbia, Đài Loan, Thái Lan, Philippin, Singapo, Malaxia, Macao, Hông Kông và Hàn Quốc.
Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật Minh Khuê, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật Minh Khuê 1900.6162 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email [email protected] để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật - Công ty Luật Minh Khuê