1. Hồ sơ hưởng tai nạn lao động do bị tai nạn giao thông?

Xin chào luật sư, trong thời gian di chuyển từ nhà tới nơi làm việc tôi có bị một chiếc xe va chạm dẫn tới tai nạn, nay tôi muốn làm hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, mong luật sư tư vấn giúp tôi hồ sơ gồm những giấy tờ gì, tôi xin cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Lao động, gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

1.1 Thế nào mới là tai nạn lao động?

Trường hợp bị tai nạn giao thông trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý vẫn có điều kiện hưởng chế đột tai nạn lao động (Luật Vệ sinh an toàn Lao động 2015).

 

1.2 Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động?

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
  • Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
  • Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên
 

1.3 Hồ sơ hưởng chế độ Tai nạn lao động

Gồm những giấy tờ, tài liệu như sau:
  • Sổ bảo hiểm xã hội.
  • Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú.
  • Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
  • Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. (Theo quy định tại Điều 57, Luật vệ sinh an toàn lao động 2015)
Ngoài ra: Điều 14 Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động theo Quyết định số 636/2016/QĐ - BHXH về việc ban hành về quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội quy định hồ sơ bao gồm:
  • Sổ bảo hiểm xã hội
  • Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động do người sử dụng lao động lập theo mẫu số 05-HSB (bản chính).
  • Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo quy định.
  • Giấy ra viện sau khi đã Điều trị thương tật tai nạn lao động ổn định đối với trường hợp Điều trị nội trú hoặc giấy tờ khám, Điều trị thương tật ban đầu đối với trường hợp Điều trị ngoại trú.
  • Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (bản chính).
Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm một trong các giấy tờ sau:
  • Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông.
  • Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan Điều tra hình sự quân đội.

Kết luận: Hồ sơ hưởng tai nạn lao động do tai nạn giao thông gồm:

  • Sổ bảo hiểm xã hội.
  • Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động do người sử dụng lao động lập theo mẫu số 05-HSB (bản chính).
  • Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo quy định.
  • Giấy ra viện sau khi đã Điều trị thương tật tai nạn lao động ổn định đối với trường hợp Điều trị nội trú hoặc giấy tờ khám, Điều trị thương tật ban đầu đối với trường hợp Điều trị ngoại trú.
  • Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (bản chính).
  • Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm một trong các giấy tờ sau:
Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông.
Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan Điều tra hình sự quân đội. Xem thêm: Làm thế nào để được nhận tiền trợ cấp tai nạn lao động khi bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về ?
 

2. Chi trả khi người lao động bị tai nạn giao thông?

Thưa Luật sư! Công ty chúng tôi xin phép được hỏi Luật sư về việc giải quyết tai nạn giao thông trên đường đi làm, cụ thể như sau: Người lao động trên đường đi làm gặp tai nạn giao thông, nguyên nhân trực tiếp là do người lao động đi lấn phần đường nên đã va chạm với xe đi ngược chiều.

Sau khi Công ty thu thập đủ chứng từ liên quan, nhận thấy người lao động không có giấy phép lái xe máy, có nghĩa là người lao động đã vi phạm Luật giao thông đường bộ, biết không có giấy phép lái xe máy nhưng vẫn cố tình tham gia giao thông. Đây là hành động vi phạm có chủ ý, biết trước rủi ro nguy hiểm nhưng vẫn làm. Vì vậy, công ty kết luận không coi trường hợp tai nạn này là tai nạn lao động nên công ty không có trách nhiệm và nghĩa vụ phải chi trả các chi phí liên quan. Vậy Công ty chúng tôi xin hỏi việc giải quyết như trên đã phù hợp chưa? Rất mong nhận được phản hồi sớm từ Luật sư!

Công ty xin trân trọng cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Tai nạn lao động như thế nào mới được hưởng chế độ?

Căn cứ theo Luật An toàn vệ sinh lao động quy định: Tai nạn lao động

  • Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.
  • Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.
  • Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ"

- Điều 12 Nghị định 45/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động quy định Tai nạn lao động và sự cố nghiêm trọng

  • Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.
  • Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở.
  • Tai nạn lao động được phân loại như sau: Tai nạn lao động chết người; Tai nạn lao động nặng; Tai nạn lao động nhẹ.
  • Sự cố nghiêm trọng là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động (không bao gồm tai nạn lao động) gây thiệt hại lớn về tài sản của người lao động, người sử dụng lao động

Theo như quy định trên, và thông tin bạn cung cấp, người lao động bị tai nạn trên quãng đường từ nhà đi làm, do đó, có thể coi đó là bị tai nạn tại địa điểm và thời gian hợp lý.

 

3. Trách nhiệm công ty đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Cơ sở pháp lý: quy định tại Điều 5 Nghị định 44/2013/NĐ-CP như sau:

Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động trong hợp đồng lao động với người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người sử dụng lao động và tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết các chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động bị tai nạn lao động hoặc được xác định bị bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tình trạng sức khoẻ của người lao động cho những người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại biết.

Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động theo hợp đồng lao động với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc cho người lao động, người sử dụng lao động đó có trách nhiệm:

  • Thanh toán chi phí từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 144 của Bộ luật lao động;
  • Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị;
  • Bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động theo quy định tại Khoản 3 hoặc Khoản 4 Điều 145 của Bộ luật lao động;
  • Thông báo bằng văn bản cho những người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại biết về tình trạng sức khoẻ của người lao động.


Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian điều trị, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 38 của Bộ luật lao động. Khi sức khoẻ của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, tại Luật An toàn vệ sinh lao động quy định về Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

  • Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
  • Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức ở trên.

Theo quy định trên, tai nạn lao động do lỗi của người lao động, do đó, áp dụng quy định tại Luật An toàn vệ sinh lao động Xem ngay: Tư vấn xử lý trường hợp xe container gây tai nạn giao thông ?

 

4. Yêu cầu khám sức khỏe sau tai nạn giao thông ?

Cháu chào luật sư. Luật sư giúp cháu cách giải quyết trong trường hợp này ạ. Cháu năm nay 19tuổi. Lúc 18h ngày 5/3/2015 cháu đi xe máy do mưa, đườg trơn nên khi phanh có va phải một chị học cùng trường hơn cháu một tuổi đi xe đạp. Cháu đỡ chị dậy và đem xe đạp đi vá lốp trước. Hai chị em đều không có xây xước gì chị bảo không sao chỉ hơi đau bụng. Cháu gặng hỏi thì chị bảo đã mổ nội soi ngày mùng 6 tết. Cháu thấy thương và đã mua cơm cho chị, đưa chị về nhà và ngồi hỏi thăm chị vì chị cũng ở một mình. Khi về chị vẫn bình thường, bảo cháu để lại điện thoại để có làm sao thì bảo cháu. Cháu rút sim và để lại điện thoại.

Đến 20h hơn cháu về nhà kể cho mẹ, mẹ cháu bảo cháu đưa đến ngay nhà chị để hỏi thăm và mua thuốc cho chị. Mẹ cháu có xin lại điện thoại của cháu để còn có máy để liên lạc và đưa chị chứng minh thư của mẹ. Xong xuôi 2 mẹ con cháu về. 21h37 chị nhắn tin cho cháu bảo mai đưa chị đi khám tổng thể. Mẹ cháu gọi lại bảo cô thấy cháu bình thườg, không sao đâu không phải đi khám. Trưa 6/3 chị đến tìm cháu ở lớp chị vẫn nói chuyện, đi đứng ưỡn ngực khoẻ mạnh chả có gì và đòi đưa đi khám. Cháu bảo chị có sao đâu nhưng chị vẫn khăng khăng đòi đi khám tổng thể nội soi, siêu âm... cháu bảo để về bàn với gia đình rồi báo chị sau. Ở nhà chú chị có gọi điện cho mẹ cháu và mẹ cháu bảo đã xuống thăm hỏi han cháu không làm sao đâu và không phải đi khám và còn bảo nếu không mẹ cháu sẽ đưa về nhà chăm sóc 15 ngày nhưng chú không chịu còn nói mẹ cháu tối hôm trước xuống chỉ lấy điện thoại. Đến 7/3 cháu gặp chị ý vẫn không làm sao vẫn đi học bình thường, đi đứng không kêu đau bụng gì. Nhưng cứ đòi đi khám tổng thể. Bây giờ cháu nên gjải quyết thế nào ạ ?

Cháu rất mong được luật sư giải đáp giúp cháu. Cháu xin trân thành cảm ơn!

Người gửi: H.N

>> Luật sư tư vấn luật dân sự về bồi thường thiệt hại, gọi:1900.6162

 

Trả lời:

Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra?

Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:

Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Như vậy, trong trường hợp này, bạn phải bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn do bạn đã gây tai nạn trong khi đang điều khiển phương tiện giao thông thuộc trường hợp quy định tại Điều 601.

 

5. Bồi thường do sức khỏe bị xâm phạm.

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.
Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Như vậy, căn cứ để bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra đó là các khoản chi phí cho việc chữa trị, phục hồi sức khỏe. Do đó, trong trường hợp của bạn, dù người bị tai nạn nhìn bên ngoài có vẻ không sao nhưng gia đình bạn vẫn phải có trách nhiệm đưa người bị tai nạn đi khám bệnh (chữa bệnh) và chi trả các khoản chi phí hợp lý đó.