1. Làm thế nào để được nhận tiền trợ cấp tai nạn lao động ?

Thưa luật sư, Chồng tôi bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về đã được người gây ra tai nạn đền bù. Công ty đã cho chồng tôi đi giám định sức khỏe được 60 phần trăm thương tật. Tôi xin hỏi chồng tôi có được công ty đền bù gì ko. Nếu được tôi phải làm gì để được công ty đền bù hay viết đơn thế nào gồm những giấy tờ gì.Trong thời gian nằm viện công ty đã hỗ trợ 10 triệu đồng. Ngoài ra 6 tháng điều trị chồng tôi không được công ty trả lương vậy có đúng không ?

 

Luật sư trả lời:

Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 thì tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở được coi là tai nạn lao động.

Khoản 2, Điều 5 Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH ngày 2/2/2015 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định:

Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở tại địa điểm và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác (không phải là bản thân người lao động bị tai nạn) gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động vẫn phải trợ cấp cho người lao động theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.

Trợ cấp do người sử dụng lao động chi trả.

Theo điểm b, Khoản 1 và Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH, tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở, tại địa điểm và thời gian hợp lý (căn cứ theo hồ sơ giải quyết vụ tai nạn của cơ quan công an hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương hoặc giấy xác nhận của công an khu vực tại nơi xảy ra tai nạn), làm người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết thì được trợ cấp. Mức trợ cấp như sau:

- Ít nhất bằng 12 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do tai nạn lao động;

- Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tra bảng theo mức bồi thường tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc tính theo công thức dưới đây:

Ttc = Tbt x 0,4

(Trong đó:

- Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);

- Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).

Chế độ tai nạn lao động do BHXH chi trả

Hiện nay, theo quy định tại điểm c, khoản 1 và khoản 2 Điều 39 Luật BHXH(có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2015), người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian, tuyến đường hợp lý và người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn đó gây ra.

Mức trợ cấp một lần được quy định tại khoản 2, Điều 42 Luật này như sau:

- Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 tháng lương tối thiểu chung (nay gọi là tiền lương cơ sở), sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung.

- Ngoài mức trợ cấp quy định nêu trên, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ 1 năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Theo Điều 43 Luật BHXH, trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng. Mức trợ cấp hằng tháng như sau:

- Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung.

- Ngoài mức trợ cấp quy định nêu trên, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Xem ngay: Gây tai nạn giao thông thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại như thế nào?

 

2. Gia đình tôi làm đơn đề nghị điều tra lại vụ tai nạn giao thông gây chết người có được không ?

Chào luật sư,ngày 24/12/2017, em trai tôi bị tai nạn giao thông xe máy được người dânđưa đi cấp cứu, sau một tuần điều trị tại bệnh viên em trai tôi đã qua đời. Sau khi xảy ra tai nạn gia đình tôi có đến hiện trường nhưng tất cả đãđược dọn dẹp và theo tôi được biết không có cảnh sát giao thông đến khámnghiệm hiện truờng. Vậy xin hỏi luật sư, nay gia đình tôi làm đơn đề nghịđiều tra lại vụ tai nạn giao thông gây chết người có được không. Nếu đượcthì thủ tục như thế nào ?
Cảm ơn luật sư.
- Anhtuan

 

3. Tai nạn giao thông khi đi ngược chiều dẫn đến va chạm?

Em chào luật sư, xin luật sư giải đáp cho câu hỏi của em. Ông a chở ông b bằng xe máy muốn qua đường. Vì con lươn ở giữa ngăn cáchnên phải chạy ngược đường 1 chút mới xin qua được, nhưng vừa qua chưa hếtxe, thì bị ông c lái xe máy với tốc độ rất nhanh đâm phải. Cú va chạm rấtmạnh khiến cả ba đều bị văng ra ngoài. Ông b không đội mũ bảo hiểm đã mấttrong bệnh viện sau đó. Ông a ngừơi chở bị thương nặng ở vùng mặt phải phẫuthuật. Ông c cũng bị thương nặng. (a và c có mang mũ bảo hiểm). Cho em hỏimỗi bên đã vi phạm những lỗi gì, cách giải quýêt như thế nào ?
Rất cần luậtsư tư vấn giúp cụ thể từng bên. Em xin cảm ơn.
- Hải Lý

 

4. Tai nạn giao thông và cách xử lý yêu cầu bồi thường khi ra toà ?

Kính chào văn phòng luật sư minh khuê. Em viết gmail này xin được văn phòng luật sư tư vấn về việc tai nạn giaothông và cách sử lý yêu cầu bồi thường khi ra toà. Sự việc là như sau. Ngày 9-5-2017 em có điều khiển xe moto trên đường đi làm thì va chạm với 1xe oto con mang nhãn hiệ kiamoning. Khi va chạm thì em đang đi thẳng đúngchiều vận tốc 50km 1h. Thì bất ngờ oto lùi từ trong nhà ngay qua đường gâyva chạm với em( đít xe oto lùi vào đầu tay lái xe máy ) làm em bị thương theo giấy củabệnh viện là đứt gân cẳng tay phải ngón thứ 3 4 5 đứt dây thần khinh trụngón thứ 5( tức ngón út ) và khâu trên 10 mũi và phải nằm viện 2 tuần và mổ2 lần.
Tình trạng xe cộ thì bên oto họ bị vỡ kính sau xe bung ốp đít. Xem hỏng bộ nhựa xe hư phần đầu xe. Hiện tại thì bên công an họ cho giảiquyết tình cảm nhưng phía bên kia đưa ra mức giá quá thấp nên bên em khôngchấp nhận và yêu cầu ra toà ( cụ thể mức bên oto đưa ra 15 triệu )vậy thưa luật sư cho em hỏi theo như những tình thiết như trên và hiện tạivết thương của em thì ra toà bên em có được yêu cầu bồi thường cao hơn nhưvậy không và mức bên em đưa ra mức bồi thường là 70 triệu liệu có hợp lý. ( hiên tại tay em chưa hồi phục dk chức năng cầm nắm và cảm giác và có thểphải mổ lần 3 ) và cách ra toà ntn ạ mong văn phòng luật xư giúp đỡ tưvấn cho em ạ ?
Em xin cảm ơn.
- Chau Hoang

5. Dừng lại mua bánh trên đường đi làm về?

Em xin chào luật sư! Trong các văn bản pháp lý thì em thấy chỉ nói khi bị tai nạn giao thông để được coi là tai nạn lao động khi thỏa mãn thời gian và tuyến đướng hợp lý. Như vậy cho em hỏi: Chị A trên tuyến đường hằng ngày khi đi về công ty có dừng xe 1 phút để mua bánh sau đó tiếp tục đi về và bị tai nạn. Như vậy, có được coi là tai nạn lao động không? Vì trong luật không nói là phải liên tục nên em không biết rõ. Xin Luật sư giải đáp giúp em. Em cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua điện thoại (24/7) gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 43 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

"Điều 43. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này."

Như vậy trường hợp của chị A muốn được coi là tai nạn lao động thì tai nạn này phải xảy ra trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý, trong khoảng thời gian hợp lý là khoảng thời gian cần thiết để đến nơi làm việc trước giờ làm việc hoặc trở về sau giờ làm việc. Tuyến đường hợp lý là tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú đến nơi làm việc và ngược lại. Việc chị dừng lại mua bánh một phút nhưng vẫn trên tuyến đường từ nơi thường trú đến nhà nên vẫn được coi là tai nạn lao động. Tham khảo bài viết liên quan: Công an được giữ phương tiện gây tai nạn giao thông trong bao lâu ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!