Theo Điều 24 Hiến chương Liên hợp quốc, Hội đồng bảo an là cơ , quan lãnh đạo chính trị thường trực của Liên hợp quốc, chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Hội đồng bảo an có thể áp dụng các biện pháp nhằm giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế hoặc các xung đột; khi cần thiết có thể sử dụng hành động, kể cả bằng cưỡng chế và vũ lực, nhằm loại trừ các mối đe dọa, phá hoại hoà bình hoặc các hành động xâm lược.
Hiện nay, 5 ủy viên thường trực bao gồm Cộng hoà Liên bang Nga, Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa, Cộng hoà Pháp, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Trong thư gửi Tổng thư ký Liên hợp quốc ngày 24/12/1991, Tổng thống Liên bang Nga đã tuyênbố Liên bang Nga sẽ kế thừa tư cách thành viên của Liên Xô cũ tại Hội đồng bảo an cũng như các cơ quan khác của Liên hợp quôc với sự ủng hộ của 11 quổc gia còn lại cùa Cộng đồng các quốc gia độc lập). Theo quy định của Hiển chương, 10 ủy viên không thường trực được Đại hội đồng bầu ra với nhiệm kỳ hai năm và không được tham gia hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Hội đồng bảo an thiết lập các các uỷ ban và cơ quan phụ trợ như:
+ Các ủy ban thường trực, gồm Uỷ ban chuyên gia về các vấn đề thủ tục Hội đồng bảo an và ưỷ ban về kết nạp thành viên mới của Liên hợp quốc. Các ủy ban này đều có đại diện của các nước thành viên Hội đồng bảo an.
+ Một số ủy ban khác như Ban tham mưu quân sự; Uỷ ban nhân viên quân sự, Uỷ ban chông khủng bố (2001)...
+ Các toà án quốc tế chống các tội ác vi phạm Luật nhân đạo quốc tế, như toà án về Ruanda (1994), toà án về Nam Tư cũ (1993).
Theo Điều 25, các nghị quyết của Hội đồng bảo an mang tính bắt buộc với các quốc gia thành viên và phải được các quốc gia thành viên thi hành. Mỗi ủy viên của Hội đồng bảo an có một lá phiếu khi thông qua các nghị quyết của Hội đồng bảo an. về nguyên tắc thông qua quyết định, Hội đồng bảo an áp dụng nguyên tắc đa số. Những nghị quyết của Hội đồng bảo an về các vấn đề thủ tục được thông qua khi 9 ủy viên của Hội đồng bỏ phiếu thuận. Nghị quyết về các vấn đề khác chỉ được thông qua khi có 9 ủy viên của Hội đồng, trong đó có tất cả các ủy viên thường trực bỏ phiếu thuận (nguyên tắc nhất trí của các ủy viên thường trực). Như vậy, chỉ cần 1 ủy viên thường trực sử dụng quyền veto bỏ phiếu chổng là nghị quyết của Hội đồng bảo an không được thông qua. Nếu ủy viên thường trực muốn thể hiện sự nhất trí của mình nhưng vẫn chấp nhận cho nghị quyết thông qua thì có thể bỏ phiếu ttắng hoặc không bỏ phiếu. Cơ chế biểu quyết này cũng có những nét đặc thù so với cơ chế biểu quyết của Đại hội đồng, xuất phát từ tính chất, chức năng, thành viên của Hội đồng bảo an.
Về cơ bản, Hội đồng bảo an được tổ chức để hoạt động thường xuyên nhằm ứng phó với cấc tình huống liên quan đến hoà bình và an ninh quốc tế đặt ra tại bất cứ thời đỉểm nào. Hội đồng bảo an có thể có các cuộc họp định kỳ, bất thường hoặc khẩn cấp. Các nước thành viên Liên họp quốc có thể tham dự nhưng không có quyền biểu quyết tại các cuộc họp của Hội đồng.
Hiện nay, việc cải tổ Hội đồng bảo an đang trở thành vấn đề quan trọng. Các cuộc thảo luận về cải tổ Hội đồng bảo an chủ yếu xoay quanh hai vấn đề: quyền phủ quyết và số lượng thành viên. Tuy nhiên, đây là vấn đề không đơn giản nhìn cà từ góc độ pháp lý và thực tiễn. Vì vậy, cải tổ Hội đông bảo an khó có thể giải quyết trong tương lai gần.
Hội đồng bảo an Liên hợp quốc là cơ quan duy nhất trong hệ thống các cơ quan của Liên hợp quốc có quyền hạn và nghĩa vụ phải hành động trong sường hợp có sự đe dọa hòa bình, đưa ra kiến nghị hoặc quyết định biện pháp cần được tiến hành để duy tì hòa bình, an ninh quốc tế. Theo đó, Hội đồng bảo an có quyển:
1) Yêu cầu những nước hữu quan phải thực hiện biện pháp tạm thời ngăn chặn không cho tình hình xấu đi (Điều 40 Hiến chương Liên hợp quốc);
2) Áp dụng biện pháp cưỡng chế không sử dụng lực lượng vũ trang (Điều 41 Hiến chương Liên hợp quốc);
3) Tiến hành các biện pháp cưỡng chế có sử dụng lực lượng vũ trang (Điều 42 Hiến chương Liên hợp quốc).
Hội đồng bảo an có quyền hạn giải quyết tranh chấp quốc tế bằng con đường hòa bình, kiến nghị về việc kết nạp thành viên mới của Liên hợp quốc, kiến nghị về việc lựa chọn Tổng thư kí, cùng Đại hội đồng bầu Thẩm phán Toà án quốc tế... Thành phần của Hội đồng bảo an gồm 15 ủy _ viên thường trực và không thường trực, trong đó 5 uỷ viên thường trực là Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Pháp, Liên bang Nga, Liên hiệp vương quốc Anh và Bắc Ailen, Hợp chủng quốc Hoa Kì và 10 uỷ viên không thường trực được bầu với nhiệm kì 2 năm, được phân bố như sau: 5 uỷ viên từ những nước châu Á và châu Phi, 1 uỷ viên thuộc khu vực Đông Âu, 2 uỷ viên từ những nước Tây Âu và những nước khác, 2 uỷ viên từ những nước ở khu vực châu Mỹ la tinh và vùng Caribê.
Về thủ tục bỏ phiếu, Điều 27 Hiến chương Liên hợp quốc quy định mỗi ủy viên Hội đồng bảo an có một lá phiếu. Những vấn đề về thủ tục sẽ được thông qua khi có 9 trên tổng số 15 ủy viên bỏ phiếu thuận, còn về các vấn đề khác không phải thủ tục chỉ được thông qua khi có 9 ủy viên trong đó phải có tất cả các ủy viên thường trực bổ phiếu thuận. Như vậy, chỉ cần một ủy viên thường trực bỏ phiếu trống thì cho dù có đủ số phiếu tán thành, vấn đề đó sẽ không được thông qua. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan, Hiến chương Liên hợp quốc quy định nếu ủy viên (thường trực và không thường trực) của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc lại là đương sự trong vụ tranh chấp thì ủy viên đó không được bỏ phiếu.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)