1. Khái niệm của hợp đồng tín dụng

Trong quan hệ hợp đồng tín dụng ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay với tư cách là doanh nghiệp, còn bên vay là tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng vốn cho kinh doanh hoặc tiêu dùng. Ở Việt Nam, trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan hệ cho vay giữa các ngân hàng với khách hàng bị chỉ phối bởi tư cách quản lí nhà nước của Ngân hàng nhà nước và khách hàng vay chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước nên việc thiết lập quan hệ hợp đồng tín dụng ngân hàng mang nặng thủ tục hành chính. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, pháp luật đã từng bước xác lập cơ sở pháp lí cần thiết để các tổ chức tín dụng và khách hàng vay vốn kí kết và thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng theo các chuẩn mực chung về hợp đồng.

Nội dung cơ bản của hợp đồng tín dụng ngân hàng gồm các thoả thuận về điều kiện vay vốn, mục đích sử dụng tiền vay, cách thức giải ngân và sử dụng tiền vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, phương thức và kì hạn trả nợ, việc chuyển nhượng hợp đồng hay không. Ngoài ra, đối với trường hợp cho vay có tài sản đảm bảo thì các bên phải ghi vào hợp đồng giá trị tài sản đảm bảo và biện pháp xử lí tài sản trong trường hợp bên vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. Khác với các loại hợp đồng khác, để bảo đảm an toàn cho hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế, pháp luật có một số quy định hạn chế hành vi giao kết hợp đồng tín dụng, như: quy định mức cho vay tối đa đối với một khách hàng, quy định tổ chức tín dụng không được cho vay đối với một số đối tượng... Hợp đồng tín dụng là một dạng của hợp đồng vay tài sản, thuộc loại hợp đồng song vụ và có đền bù.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, quan hệ cho vay giữa tổ chức tín dụng với khách hàng được xác lập và thực hiện thông qua công cụ pháp lí là hợp đồng tín dụng.

Hợp đồng tín dụng là thoả thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (gọi là bên cho vay) với khách hàng là tổ chức, cá nhân (gọi là bên vay), theo đó tổ chức tín dụng thoả thuận ứng trước một số tiền cho khách hàng sử dụng trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả cả gốc và lãi, dựa trên sự tín nhiệm.

Với định nghĩa này, hợp đồng tín dụng bao gồm hai yếu tố:

- Về phương diện hình thức, sự thoả thuận giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với khách hàng (bên đi vay) phải được thể hiện bằng văn bản.

- Về phương diện nội dung, bên cho vay thỏa thuận để bên vay được sử dụng một số tiền của mình trong thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả, dựa trên sự tín nhiệm.

 

3. Đặc điểm của hợp đồng tín dụng

Ngoài những đặc điểm chung của mọi loại hợp đồng, hợp đồng tín dụng còn có một số đặc trung sau đây:

Thứ nhất, về chủ thể, một bên tham gia họp đồng tín dụng bao giờ cũng là tổ chức tín dụng có đủ các điều kiện luật định với tư cách là bên cho vay. Còn chủ thể bên kia (bên vay) có thể là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác thoả mãn những điều kiện vay vốn do pháp luật hoặc do tổ chức tín dụng quy định.

Thứ hai, đối tượng của hợp đồng tín dụng là tiền (bao gồm tiền mặt và bút tệ), về nguyên tắc, đối tượng của hợp đồng tín dụng bao giờ cũng phải là một số tiền xác định và phải được các bên thoả thuận, ghi rõ trong văn bản họp đồng.

Thứ ba, hợp đồng tín dụng vốn chứa đựng nguy cơ rủi ro rất lớn cho quyền lợi của bên cho vay. Sở dĩ như vậy là vì theo cam kết trong hợp đông tín dụng, bên cho vay chỉ có thể đòi tiền của bên vay sau thời hạn nhất định. Thời hạn cho vay càng dài thì nguy cơ rủi ro và bất trắc càng lớn và vì thế tổ chức tín dụng càng phải quan tâm đến việc áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro, đồng thời phải quy định lãi suất cho vay cao hơn nhằm thu hồi đủ các chi phí bỏ ra cho việc quản lí các khoản cho vay dài hạn vốn có mức độ rủi ro cao.

Thứ tư, NQ cơ chế thực hiện quyền và nghĩa vụ. Trong hợp đồng tín dụng, nghĩa vụ chuyển giao tiền vay (nghĩa vụ giải ngân) của bên cho vay bao giờ cũng phải được thực hiện trước, làm cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bên vay. Do đó, chỉ khi nào bên cho vay chứng minh được rằng họ đã chuyển giao tiền vay theo đúng hợp đồng tín dụng cho bên vay thì khi đó họ mới có quyền yêu cầu bên vay phải thực hiện các nghĩa vụ đối với mình (bao gồm các nghĩa vụ chính như sử dụng tiền vay đúng mục đích; nghĩa vụ hoàn trả tiền vay đúng hạn cả gốc và lãi...).

 

3. Tín dụng quốc tế là gì?

“Tín dụng” trong tiếng Anh là “Credit“. Nó có gốc là từ “Creditium” – một cụm từ tiếng Latin, có nghĩa là “tin tưởng”, “tín nhiệm”.

Trong đó, người đi vay là các cá nhân, đơn vị, tổ chức… còn người cho vay chính là ngân hàng hay các tổ chức tài chính. Sản phẩm dùng để vay và cho vay thường là tiền mặt hoặc các loại hàng hóa.

Mối quan hệ vay và cho vay ấy có các quy định cũng như những ràng buộc riêng, ví dụ như hình thức vay thế chấp, vay tín chấp…

Ngoài ra, nhắc đến tín dụng thì ai cũng biết rằng nó gắn liền với lãi suất. Các khoản vay tín dụng đều có mức lãi suất cụ thể, theo đúng như quy định của phía cho vay. Người đi vay có trách nhiệm chấp nhận và trả lãi suất đúng hạn.

Tín dụng quốc tế (International credit) là quan hệ vay và cho vay giữa các chủ thể kinh doanh ở các quốc gia khác nhau trên cơ sở cung cầu về vốn theo nguyên tắc hoàn trả vốn và lãi, có ky hạn và được đền bù nếu có sự vi phạm thỏa thuận.

Như vậy, tín dụng quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa người cung câp tín dụng (Người cho vay) và người sử dụng tín dụng (Người đi vay). Đối tượng của tín dụng quốc tế là vốn tiền tệ, vốn hàng hóa hữu hình và vô hình. Các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng quốc tế là các doanh nghiep sản xuất kinh doanh, các tổ chức tài chính. Trong quan hệ tín dụng quốc tế, sự di chuyển quyền sử dụng vốn là xuất phat từ quan hệ cung cầu giữa chủ sở hữu vốn và người có nhu cầu sử dụng vốn. Vốn tín dụng, thông qua quá trình sử dụng của người được cấp tín dụng sẽ mang lại lợi nhuận nên người sử dụng vốn tín dụng phải trích ra một phần để trả tiền thuê vốn, biểu hiện ra là lãi tín dụng. Quyền sử dụng vốn tín dụng chỉ được chuyển giao từ người sử hữu tín dụng sang người sử dụng trong thời hạn nhất định. Thời hạn này phụ thuộc vào mục đích sử dụng, khả năng cấp tín dụng và chu kỳ sử dụng tín dụng của người vay tín dụng. Tín dụng quốc tế là quan hệ vay và cho vay nên một bên của thỏa thuận, nếu vi phạm phải bồi thường cho đối tác những thiệt hại do sự vi phạm đó, Chính vì vậy, quan hệ tín dụng quốc tế phải thể hiện băng những văn bản pháp lý, biểu hiện ra là hợp đồng tín dụng.

 

4. Hợp đồng tín dụng quốc tế là gì?

Hợp đồng tín dụng quốc tế là văn bản thoả thuận giữa bên cho vay và bên đi vay về việc cấp tín dụng và các điều kiện vay trả nợ trong giao dịch thương mại quốc tế nhằm mục đích kinh doanh theo nguyên tắc hoàn trả, có kì hạn và được đền bù.

Các chủ thể tham gia hợp đồng tín dụng quốc tế được quy định theo pháp luật quốc gia của đương sự (lex nationalis). Đối tượng của hợp đồng tín dụng quốc tế là vốn (vốn hàng hoá và vốn tiền tệ, vốn hữu hình và vốn vô hình, vốn vật chất và vốn phi vật chất...).

Thông thường, một hợp đồng tín dụng quốc tế bao gồm các nội dung cơ bản như sau: tên, địa chỉ của các bên, phần định nghĩa, khoản vay, các điều kiện tiên quyết, lãi suất, việc hoàn trả, huỷ và thanh toán trước hạn, phí cam kết, đảm bảo cam kết đối với các khoản vay yêu cầu phải có đảm bảo (security), các trường hợp bất khả kháng, thanh toán, các hình thức trách nhiệm, chuyển giao và chuyển nhượng nợ, phương thức giải quyết tranh chấp, luật áp dụng. Ngoài ra, kèm theo hợp đồng tín dụng quốc tế còn có những phụ lục, như ý kiến của ngân hàng bảo lãnh của bên đi vay, thông báo rút tiền, giấy nhận nợ, chỉ định đại lí thực hiện khoản vay, chấp nhận chỉ định... Hợp đồng tín dụng phải được xác lập bằng văn bản thì mới có giá trị pháp lí. Căn cứ vào đối tượng cấp tín dụng, người cho vay, mục đích cấp, thời hạn cho vay,... mà hợp đồng tín dụng quốc tế được phân thành nhiều loại khác nhau. Ví dự: căn cứ vào đối tượng cấp tín dụng, có thể chia ra: hợp đồng tín dụng hàng hoá quốc tế (còn gọi là tín dụng thương mại quốc tế) và tín dụng tiền tệ quốc tế (còn gọi là tín dụng ngân hàng quốc tế); căn cứ vào mục đích cấp, hợp đồng tín dụng quốc tế được chia ra thành: hợp đồng tín dụng xuất khẩu và hợp đồng tín dụng nhập khẩu,...

 

5. Nội dung của hợp đồng tín dụng

Nội dung cùa hợp đồng tín dụng là tổng thể những điều khoản do các bên có đủ tư cách chủ thể cam kết với nhau một cách tự nguyện, bình đẳng và phù hợp với pháp luật, về lí thuyết, nội dung của hợp đồng tín dụng (các điều khoản của hợp đồng) phải do các bên tự định đoạt trên nguyên tắc tự do ý chí và thống nhất ý chí, phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội. Theo quy định tại Điều 17 Văn bản hợp nhất số 20/VBHN-NHNN ngày 22/05/2014 về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, nội dung của hợp đồng tín dụng bao gồm các điều khoản cơ bản sau đây:

- Điều khoản về điều kiện vay vốn: Khi thoả thuận điều khoản này, các bên cần ghi rõ trong hợp đồng tín dụng những tiêu chuẩn cụ thể mà bên vay phải thoả mãn thì hợp đồng tín dụng mới có hiệu lực. Chẳng hạn, bên vay phải có năng lực chủ thể, có tình hình tài chính lành mạnh hay phải có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có bảo lãnh của người thứ ba...

- Điều khoản về đối tượng hợp đồng: Trong điều khoản này, các bên phải thoả thuận về số tiền vay, lãi suất cho vay, tổng số tiền phải trả khi hợp đồng tín dụng đáo hạn.

- Điều khoản về thời hạn sử dụng vốn vay. Các bên phải ghi rõ trong hợp đồng tín dụng về ngày, tháng, năm ừả tiền, hoặc phải trả tiền sau bao lâu kể từ ngày kí hợp đồng. Neu có thể gia hạn hợp đồng thì các bên cũng dự liệu trước về khả năng này trong hợp đồng tín dụng, còn thời gian gia hạn sẽ tiến hành thoả thuận sau trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng (nếu thấy cần thiết).

- Điều khoản về phương thức thanh toán tiền vay: Đây là một điều khoản rất quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến việc thu hồi vốn và lãi cho vay. Vì thế, các bên phải thoả thuận rõ rằng số tiền vay sẽ được hoàn trả dần hàng tháng (trả góp) hay là trả toàn bộ một lần khi họp đồng vay đáo hạn. Nêu khoản vay được thoả thuận thanh toán theo từng kỳ hạn thì các bên cũng có thể dự liệu trước về khả năng điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho phù hợp với khả năng tài chính của bên vay khi trả nợ.

- Điều khoản về mục đích sử dụng tiền vay: Trong điều khoản này, các bên cần ghi rõ vốn vay sẽ được sử dụng vào mục đích gì (ví dụ, mua vật tư hàng hoá để kỉnh doanh hay mua hàng hoá để tiêu dùng...). Việc thoả thuận điều khoản này trong hợp đồng tín dụng được xem như giải pháp đảm bảo sự an toàn về vốn cho người đầu tư là các tổ chức tín dụng, nhằm tránh trường hợp bên vay sử dụng vốn một cách tuỳ tiện vào các mục đích phiêu lưu, mạo hiểm. Mặt khác, để bảo đảm lợi ích củá cả hai bên và đảm bảo cho đồng vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả, pháp luật cũng cho phép trong thời gian sử dụng vốn, các bên có quyền thoả thuận lại về mục đích sử dụng vốn vay mỗi khi xét thấy thời cơ và điều kiện sử dụng vốn đã thay đổi.

- Điều khoản về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng: Đây là điều khoản mang tính chất thường lệ, theo đó các bên có quyền thoả thuận về biện pháp giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng, hoà giải, hoặc lựa chọn cơ quan tài phán sẽ giải quyết tranh chấp cho mình. Nếu trong hợp đồng tín dụng không ghi điều khoản này, có nghĩa là các bên không thoả thuận thì việc xác định thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng đó sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật.